Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

SAY THO

 
 
TỰ KỶ




Đã mấy năm qua hụt hẫng đời
Thăng bằng cố giữ, mạng rong chơi
Vần thơ tìm ý quên sầu ám
Câu chữ qua ngày đổi khổ vơi
Lạm tiếng thày trò mươi tử de
Giao tình thi hữu bốn phương trời
Thời gian thuốc đắng chờ quên lãng
Canh cánh vàng thu lá lại rơi.



Cao Linh Tử



SAY THO [hoa ]


Quẩy gánh thơ đi giữa chợ đời,

Lãng quên ngày tháng cứ rong chơi

Rựợu nồng một hủ ...thôi say khướt,

Thơ thẩn dăm vần ...há dễ vơi...

Canh bạc trần ai - thương lá đổ

Ván cờ nhân thế - diểu mây trời

Đầu thu nhắp chén hoàng hoa tửu

Mà ngở mình say giởn tuyết rơi...

voduonghonglam
 
 

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

LICH SU VIET NAM : DAI VIET SU KY TOAN THU



Kỷ Hồng Bàng Thị
Triều liệt Đại Phu, Quốc Tử Giám Tư Nghiệp, kiêm Sử Quan tu soạn, Thần Ngô Sĩ Liên biên

Xét:
Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy thị1 đến ở Nam Giao2 để định đất Giao Chỉ ở phương Nam. Vua Vũ chia chín châu3 thì Bách Việt4 thuộc phần đất châu Dương, Giao Chỉ thuộc về đấy. Từ đời Thành Vương nhà Chu [1063-1026 TCN] mới gọi là Việt Thường thị, tên Việt bắt đầu có từ đấy.

Kinh Dương Vương

[1b]Tên húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông6.
Nhâm Tuất, năm thứ nhất7. Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế
Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh8 lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua [Kinh Dương Vương]. Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ.
Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long9 sinh ra Lạc Long Quân (Xét: Đường kỷ chép:thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình Quân. Thế thì Kinh Xuyên và Động Đình đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi).
------------------Chú thích ------------------

1 Hy thị: Tương truyền vua Nghiêu sai anh em họ Hy (Hy thị) và họ Hòa (Hòa thị) đi bốn phương để trông coi công việc thiên văn lịch pháp. Hy Thúc là em Hy Trọng đến ở miền đất phương Nam (Kinh Thư, Nghiêu điển)
2 Kinh Thư chép vua Nghiêu sai Hy Thúc đến ở Nam Giao (Hy Thúc trạch Nam Giao). Khổng An Quốc thời Tây Hán chú giải Kinh Thư, chỉ cho Nam Giao là phương Nam. Mãi đến thời Đường, Tư Mã Trinh mới giải thích Nam Giao là Giao Chỉ ở phương Nam.
3 Theo thiên Vũ Cống trong Kinh Thư, chín châu là Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương Ung.
4 Bách Việt: là từ mà người Hán dùng để gọi chung các tộc người khác Hán sống ở miền nam Trung Quốc thời xưa. Từ này lần đầu tiên thấy chép trong Sử Ký (Ngô Khởi Truyện của Tư Mã Thiên.
5 Việt Thường Thị: tên nước thời cổ ở phía Nam Trung Quốc có quan hệ với nhà Chu (hiến chim trĩ cho Thành Vương), lần đầu tiên được ghi trong sách Thượng Thư Đại Truyện. Có nhiều giải thích khác nhau, có thuyết nói rằng Việt Thường Thị ở miền quận Cửu Đức, tức miền Hà Tĩnh (Thủy Kinh Chú, Cựu Đường Thư); có thuyết nói Việt Thường thị ở vị trí nước Lâm Ấp đời sau (Văn Hiến thông khảo, Minh Sử, Minh nhất thống chí).
6 Thần Nông: theo truyền thuyết Trung Quốc, là một trong 5 vị đế thời thượng cổ, dạy dân biết cày bừa trồng trọt, cũng gọi là Viêm Đế.
7 Theo Mục lục kỷ niên của Đại Việt Sử Ký và câu kết của Kỷ Hồng Bàng thị (NK1, 5b) thì từ năm Nhâm Tuất đến năm Quý Mão (258 TCN) cộng 2622 năm. Vậy năm Nhâm Tuất là năm 2879 TCN. Đó chỉ là một niên đại suy đoán trên cơ sở - như trong Phàm lệ đã nói rõ - muốn đặt Kinh Dương Vương ngang với Đế Nghi.
8 Ngũ Lĩnh: có nhiều thuyết khác nhau, đại khái chỉ 5 ngọn ở biên giới phía nam của Trung Quốc. Theo Quảng Châu ký, đó là các núi: Đại Dũ, Thủy An, Lâm Hạ, Quế Dương, Yết Dương.
9 Nguyên văn: "Thú Động Đình Quân nữ, viết Thần Long". Theo câu này thì phải hiểu Thần Long là tên người con gái của Động Đình Quân. Nhưng ở đoạn dưới (tờ 2b), soạn giả lại viết: "Kinh Dương Vương lấy con gái của Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân". Như vậy tên của Động Đình Quân là Thần Long.
-------------------------------------------------

Lạc Long Quân

[2a] Tên húy là Sùng Lãm, con của Kinh Dương Vương.
Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng), là tổ của Bách Việt.
Một hôm, vua bảo Âu Cơ rằng:
"Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó".
Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền Nam (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Khi trời đất mới mở mang, có thứ do khí hóa ra, đó là Bàn Cổ thị. Có khí hóa ra rồi sau có hình hóa, không thứ gì ngoài hai khí âm dương cả. Kinh Dịch nói: "Trời đất nung ủ, vạn vật thuần hóa, đực cái hợp tinh, vạn vật hóa sinh"10. Cho nên có vợ chồng rồi sau mới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi. [2b] Nhưng thánh hiền sinh ra, tất có khác thường, đó là do mệnh trời. Nuốt trứng chim huyền điểu mà sinh ra nhà Thương11, giẫm vết chân người khổng lồ mà dấy nhà Chu12, đều là ghi sự thực như thế. Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao? Xét sách Thông Giám Ngoại kỷ13 nói: Đế Lai là con Đế Nghi; cứ theo sự ghi chép ấy thì Kinh Dương Vương là em ruột Đế Nghi, thế mà kết hôn với nhau, có lẽ vì đời ấy còn hoang sơ, lễ nhạc chưa đặt mà như thế chăng?
------------------Chú thích ------------------
10 Kinh Dịch: Hệ từ.
11 Truyền thuyết Trung Quốc nói là bà Giản Địch (vợ thứ Đế Cốc) nuốt trứng chim huyền điểu, có mang, sinh ra ông Tiết, tổ của nhà Ân - Thương.
12 Bà Khương Nguyên giẫm vết chân người khổng lồ, sinh ra ông Khi, tức Hậu Tắc, tổ nhà Chu.
13 Thông giám ngoại kỷ: tức phần Ngoại Kỷ của sách Tư Trị Thông Giám (294 quyển) do Tư Mã Quang đời Tống soạn.
------------------------------------------------

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

CHUYỆN HÀNG XÓM




 
CHUYỆN HÀNG XÓM

Vợchồng cắn đắn chuyện không đâu

Mười mấy năm xa để khổ sầu

Con nọ lớn dần quên phụ tử

Tình kia dứt hẳn rã cau trầu

Giải buồn chai rượu làm bầu bạn

Ngảquỵ quan tài liệm bể dâu

Vuốt mặt quy hồi thôi nghĩa tận

Bây giờ nhang khói muộn mưa ngâu.


Cao Linh Tử


Hỏi
Hỏi cánh chim trời bay mãiđâu
Mà sao vương lại tiếng than sầu?
Kiếp đời bàng bạc loang màu phấn
Duyên nghiệp the the đọng vịtrầu
Đêm gió ru trăng soi suốt vải
Ngày mây gom nắng ánh nương dâu
Tháng năm vùn vụt trôi xa mất
Chỉ để sụt sùi tiếng khóc Ngâu!



Rảnh rang ngồi tưởng chuyện khôngđâu
Ông nọ,bà kia thấy phát rầu
Nhà ai sáng tối thay mặc xác
Bới móc chày đâm dập bả trầu
Vổbồn sẳn rượu kia bầu bạn
Thước thợ nào đo cảnh bể dâu
Cắt gọt chuốc bào năng đục đẽo
Trời già sao nở đoạn mưa ngâu

Namphong



CHUYỆN HÀNG XÓM ĐỜI NAY



Chuyện non chuyện nước có xa đâu

Chuyện mấy ngàn năm mãi vẵn sầu

Duyên cũ xót xa lòng hữu nghị

Tình nay hổ thẹn nghĩa vôi trầu

Biển đông người vẽ đường tranh cãi

Ải bắc quân nào chiếm bãi dâu

Mau trở lại - đừng vào tuyệt lộ

Trời Nam Hổ phục với Long chầu...

vophubong

 

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

BEN DONG SAC KHONG





BÊN DÒNG SẮC KHÔNG
[trường ca lục bát ,thơ hình minh họa , voduonghonglam [vophubong ]

MÙA XUÂN EM MẶC AÓ HỒNG


aohong.jpg



Mùa xuân em mặc áo hồng,
Hoa nào nở nụ giữa dòng thời gian.



 
Chiều nay kinh nở hoa vàng,
Em về hong tóc cúng dường sắc không.





Bên thềm chải tóc bâng khuâng,
Áo em tím thuở mùa xuân tóc thề .
Ta ngồi dưới cội hoa lê,
Bên nhau mà tưởng nẻo về chiêm bao...




Chiều hôm én gọi lao xao ,
Con qua biển bắc con vào biển nam.
Em về hong nắng bên sân,
Thuyền ai thấp thoáng bến xuân gọi đò...



Đường về dấu nẻo thu xưa,
Thềm hoa lối cũ hừng hờ mây bay.




Trăng tà chếch bóng hiên tây.
Sao em vóc nguyệt còn gầy dáng sương.

Xa quê lòng thấy rưng buồn,
Áo em trắng thuở mùa xuân luân hồi.





Kinh vàng em đọc trong tôi,
Hoa vô ưu nở một trời sắc không.
Tóc em xanh cõi vô thường,
Môi em nở nụ mười phương diệu vời.



Kinh nào hóa kiếp thân tôi,
Kinh nào cứu độ đưa người trầm luân.



Sen tòa hiện cánh hoa xuân,
Nắng nghiêng cành biếc nụ vàng tà dương.
Đêm nằm giấc điệp mơ màng,
Sáng ra thức dậy vô thường sắc không ...

Ngày xưa em mặc áo hồng,
Lên non lạy Phật nâu sồng đổi trao.


Bấy giờ tóc ấy xanh xao,
Bấy giờ môi ấy má đào ngây thơ...



Trăng đi từ độ bao giờ,
Người đi từ độ hoa thơ chạnh lòng.






Em về giũ tóc bên sông,
Giữa mùa thu lạnh bềnh bồng nước xưa.
Nhớ em từ độ tương tư ,
Mây qua phố cũ người đi hững hờ.



Thương em cho đến bao giờ,
Quốc kêu sương lạnh, trăng mờ sườn non...

Tình cờ một buổi sớm hôm ,
Em đi qua phố nét buồn dấu tôi.
Mười năm dòng lệ trang thơ,
Mười năm­­ ­­­­- lệ đó bây giờ còn đây.




Em xưa nét liểu hao gầy
Hoa thua dáng ngọc, má hây nắng hồng.




Xuân nào áo tím bên sông ,
Hạ nào áo đỏ bềnh bồng tóc mây .


Thu sang rượu cúc vơi đầy ,
Một bầu mỹ tữu chén say,chén nồng.
 


 
Tình ơi xanh ngát mênh mông,
Thơ ơi xanh ngát một đồng cỏ hoa.


Mây xưa về dỗ nắng tà,
Em xưa giấc ngủ thềm hoa hững hờ.


Trăng tà chếch bóng hiên thơ,
Bên hoa dưới nguyệt mộng hồ ly xưa.


Thương nhau từ độ bao giờ ,
Áo em tím thuở ngày xưa hẹn hò.




Bây giờ nét chữ trang thơ,
Lệ xưa còn đọng những tờ thư xanh.


Mốt mai đời có vô tình,
Soi gương ngày cũ bóng mình còn đây.



Một dòng xanh ngắt mây bay,
Dấu trầm hương cũ ngọt ngào trôi đi.


Người xưa biền biệt chưa về
Bên hiên đã điểm hoa lê trắng ngần.

Em còn hong tóc đón xuân?
Em còn thơ thẩn tần ngần dưới hoa ?


Ngày vui bướm lượn chim ca,
Đầu vườn oanh hót, hiên nhà nắng reo.
Người đi còn nhớ câu thề,
Sông trăng ước hẹn ngày về vàng hoa.


..Đầu thành nắng nhạt hoa phai,
Chiều đông mưa bụi dặm dài bay sang.



Xa xa bờ liểu mây ngàn,
Thương cha nhớ mẹ quê hương tít mù...



Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Ho Hồng Bàng

HO HONG BANG

1. Cháu ba đời Viêm Đế họ Thần Nông tên là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi, rồi đi nam tuần đến Ngũ Lĩnh, gặp được nàng con gái Vụ Tiên đem lòng yêu mến mới cưới về, sinh ra Lộc Tục, dung mạo đoan chính, thông minh túc thành; Đế Minh lấy làm lạ, cho nối ngôi vua; Lộc Tục cố nhường cho anh, Đế Minh lập Đế Nghi làm tự quân cai trị phương Bắc, phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị phương Nam, đặt quốc hiệu là Xích Quỷ Quốc.

2. Kinh Dương Vương xuống Thủy Phủ, cưới con gái vua Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm tức là Lạc Long Quân; Lạc Long Quân thay cha để trị nước, còn Kinh Dương Vương thì không biết đi đâu. Lạc Long Quân dạy dân ăn mặc, bắt đầu có trật tự về quân thần, tôn ty, có luân thường về phụ tử, phu phụ; hoặc có lúc đi về Thủy Phủ nhưng trăm họ vẫn được yên ổn. Dân lúc nào có việc cần thời kêu Lạc Long Quân: “Bố đi đàng nào, không đến mà cứu chúng ta” (người Nam gọi cha bằng Bố, gọi quân bằng vua là tự đấy), thì Lạc Long Quân lập tức đến ngay, uy linh cảm ứng không ai có thể trắc lượng được.
3. Đế Nghi truyền ngôi cho Đế Lai cai trị phương Bắc; nhân khi thiên hạ vô sự, sực nhớ đến chuyện ông nội là Đế Minh nam tuần gặp được tiên nữ Đế Lai bèn khiến Xi Vưu tác chủ quốc sự mà nam tuần qua nước Xích Quỷ, thấy Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước không vua, mới lưu ái thê là Âu Cơ cùng với bộ chúng thị thiếp ở lại hành tại. Đế Lai chu lưu khắp thiên hạ, trải xem tất cả hình thể, trông thấy kỳ hoa, dị thảo, trân cầm dị thú, tê tượng, đồi mồi, kim ngân, châu ngọc, hồ tiêu, nhũ hương, trầm đàn, các lọai sơn hào hải vị không thứ nào là không có; khí hậu bốn mùa lại không nóng không lạnh, Đế Lai ái mộ quá, quên cả ngày về.

4. Nhân dân nước Nam khổ về sự phiền nhiễu, không yên ổn như xưa, đêm ngày mong đợi Long Quân về nên mới đem nhau kêu rằng:

- Bố ở phương nào, nên mau về cứu nhân dân.

Lạc Long Quân bỗng nhiên lại về, thấy nàng Âu Cơ ở một mình, dung mạo đẹp lạ lùng, yêu quá, mới hóa ra một chàng nhi lang phong tú mỹ lệ, tả hữu thị tùng đông đảo, tiếng đàn ca vang đến hành tại. Âu Cơ trông thấy mà lòng cũng ưng theo; Long Quân bèn rước nàng về núi Long Trang. Đế Lai về không thấy Âu Cơ bèn sai quần thần tìm khắp thiên hạ. Long Quân có thần thuật, biến hiện trăm cách, nào là yêu tinh quỷ mị, nào là long xà hổ tượng, kẻ đi tìm úy cụ, không dám lục đảo tận cùng. Đế Lai trở về bắc truyền ngôi cho Đế Du Võng. Du Võng truyền lại cho Xi Vưu cùng với Hòang Đế đánh nhau ở Bản Tuyền và Trác Lộc không hơn nên tử trận. Họ Thần Nông bèn mất.

5. Âu Cơ ở với Lạc Long Quân giáp một năm, sinh ra một bọc trứng, cho là điềm không hay nên đem bỏ ra ngòai đồng nội; hơn bảy ngày, trong bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng là một con trai, bà đem về nuôi nấng, không cho ăn, cho bú mà tự nhiên trường đại, trí dũng song tòan, ai cũng úy phục, bảo nhau đó là những anh em phi thường.

Long Quân ở lâu dưới Thủy Phủ; mẹ con ở một mình, nhớ về Bắc quốc liền đi lên biên cảnh; Hoàng Đế nghe tin lấy làm sợ mới phân binh trấn ngự quan tái; mẹ con không về Bắc được, đêm ngày gọi Long Quân:

- Bố ở phương nào làm cho mẹ con ta thương nhớ!

Long Quân hốt nhiên lại đến, gặp mẹ con ở Tương Dã. Âu Cơ nói:

- Thiếp vốn người Bắc, cùng ở một nơi với quân, sinh được một trăm trai mà không có gì cúc dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng không vợ, một mình vò võ.

Long Quân bảo:

- Ta là loài rồng, sinh trưởng ở thủy tộc; nàng là giống tiên, người ở trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm dương hợp lại mà có con, nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu. Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi trai về Thủy Phủ phân trị các xứ, năm mươi trai theo nàng ở trên đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe, không được bỏ nhau.

6. Trăm trai đều nghe mệnh, rồi mới từ giã ra đi. Âu Cơ cùng với năm mươi người con trai ở tại Phong Châu (bây giờ là huyện Bạch Hạc), tự suy tôn người hùng trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, quốc hiệu là Văn Lang; về bờ cõi của nước thì Đông giáp Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Bắc đến Động Đình Hồ, Nam đến nước Hồ Tôn Tinh (bây giờ là nước Chiêm Thành), chia trong nước làm mười lăm bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hòai Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Quế Lâm, Tượng Quận, sai các em phân trị, đặt em thứ làm tướng võ, tướng văn; tường văn gọi là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng; con trai vua gọi là Quan Lang, con gái gọi là Mỵ Nương, quan Hữu ty gọi là Bố Chính, thần bộc nô lệ gọi là nô tỳ, xưng thần là khôi, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo, thay đời truyền cho nhau đều hiệu là Hùng Vương không đổi.

7. Dân ở rừng núi xuống sông ngòi đánh cá, thường bị giao long làm hại nên bạch với vua. Vua bảo rằng:

- Ở núi là lòai rồng cùng với thủy tộc có khác, bọn chúng ưa đồng mà ghét dị cho nên mới xâm hại.

Bèn khiến lấy mực châm hình trạng thủy quái ở thân thể, từ đó tránh được nạn giao long cắn hại; cái tục văn thân của Bách Việt thực khởi thủy từ đấy.

8. Ban đầu quốc dân ăn mặc chưa đủ, phải lấy vỏ cây làm áo mặc, dệt cỏ ống làm chiếu nằm; lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây soa đồng làm bánh; lấy cầm thú, cá tôm làm nước mắm, lấy rễ gừng làm muối; lấy dao cày, lấy nước cấy; đất trồng nhiều gạo nếp, lấy ống tre thổi cơm, gác cây làm nhà để tránh nạn hổ lang; cắt ngắn đầu tóc để tiện vào rừng núi, con đẻ ra lót lá chuối cho nằm; nhà có người chết thì giã cối gạo để cho hàng xóm nghe mà chạy đến cứu giúp; trai gái cưới nhau trước hết lấy muối làm lễ hỏi, rồi sau mới giết trâu để làm lễ thành hôn, đem cơm nếp vào trong phòng cùng ăn với nhau cho hết, rồi sau mới tương thông; lúc bấy giờ chưa có trầu cau nên phải thế.

9. Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt vậy.



----------------------------

Chú thích:

2. Xích Quỷ: xin chớ hiểu quỷ là quỷ đỏ, mà phải hiểu là lớn lao và thường đi với chữ chủ để chỉ người có quyền lớn lao ở miền Nam (xem Việt Lý Tố Nguyên tr.355). Còn Xích là phần tinh hoa nhất, cự phách nhất (xem tự điển Thiều Chửu chữ Xích). Vậy Xích Quỷ có nghĩa là làm chủ chốt cái tinh hoa của miền Nam, có thể nói là miền xích đạo, miền nông nghiệp lúa Mễ.

3. Tuy tả cảnh đất phì nhiêu, khí hậu không nóng không lạnh, nhưng cũng nên hiểu cả về môi sinh tinh thần là không thái quá hay bất cập v.v…

4. Có người sợ mang tiếng cho Âu Cơ dâm loạn hai chồng… nên đổi chữ vợ ra con gái, nhưng không nên làm thế.

5&6. Đây là lúc mẫu tộc chuyển sang phụ tộc nhưng một cách rất đặc biệt nên ảnh hưởng mẫu tộc còn lại rất nhiều, tô điểm cho văn hóa Kinh Hùng nét đặc trưng rất đáng quý (xem tòan vài VII Còn Mẹ). Có bản nói Long Quân ở lâu dưới Thủy Phủ quên mình có con, các con cũng không biết mình có cha. Nói vậy là tỏ ra mẫu tộc còn mạnh, lúc con mới biết có mẹ.

7. Xâm mình là bước cuối cùng trên con đường thờ vật tổ. Bước trước lá ăn vật tổ theo nghi thức tham dự linh thiêng (communion sacramentelle) sau đến vẽ hình vật tổ lên mình, để rồi cuối cùng chuyển ra vật biểu trong đợt minh triết. Vẽ mình tức đã ra vòng ngòai nhiều, nên rồng ghét, nhưng nhờ vẽ mình rồng (chỉ tiềm thức) nên còn hòa giải được. Không xảy ra vụ giết rồng như Tây Au.

8. Gác cây làm nhà sàn: giá mộc vi ốc. So với câu “giá mộc kết thảo vi cư”, lại so với hình vẽ nhà sàn trên trống đồng thì nhận ra đó là nhà sàn, và đã đủ dữ kiện để biểu thị trời, người, đất rồi. Lấy cây quang lang, cây xoa đồng làm bánh. Đây cũng hàm ý siêu hình, cây quang lang chỉ người sáng suốt kiểu nữ thần mộc.

- Giã cối làm hiệu: đó là tục sẽ dẫn đến việc đúc trống đồng.

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

SUC KHOE CUA BAN


Cholesterol Tốt, Cholesterol Xấu và Năm Loại Thức Ăn Làm Giảm Cholesterol
BS Vũ Quý Đài
 
Hồi mấy chục năm trước, dân Mỹ (kể cả giới bác sĩ), ăn uống bừa phứa, hút thuốc lá thả dàn. Tới thập niên 60, mới thấy cái hại của thuốc lá, và một hai chục năm sau mới dần dần biết ăn uống nhiều chất béo làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Cholesterol nổi bật lên như là thủ phạm chính. Nhưng rồi lại nói đến 2 thứ Cholesterol, thứ tốt, thứ xấu. Vấn đề biến dưỡng Cholesterol trong cơ thể rất phức tạp và có ảnh hưởng sâu rộng, vì thế đã có tới 2 kỳ giải thưởng Nobel về Y Khoa được trao tặng cho các nhà khảo cứu về Cholesterol, một lần vào năm 1964, và một lần năm 1985.

Cholesterol là gì

Hơn 200 năm trước, người ta tìm ra công thức hoá học của sạn mật, và đặt tên là Cholesterol. Cái tên Cholesterol, nếu phân tích kiểu chiết tự ra, gồm 3 phần gốc chữ Hy Lạp: chole nghĩa là mật, stereos có nghĩa là chất đặc, hình khối (âm thanh nổi stereo cũng là ở gốc chữ nầy) và cái đuôi ol đặc thù do công thức hoá học.
Cholesterol thấy nhiều ở màng các tế bào trong cơ thể, giúp cho màng các tế bào được mềm mại, ổn định. Cholesterol là một thành phần của mật tiết ra từ các tế bào gan, giúp tiêu hoá các chất mỡ béo trong ruột, và cũng giúp cho việc hấp thụ các sinh tố như A, D, E, K. Cholesterol là tiền thân của sinh tố D, của nhiều chất nội tiết quan trọng, kể cả các chất nội tiết nam nữ như testosterone, estrogen, progesterone.
Phần lớn Cholesterol được tổng hợp mỗi ngày từ trong cơ thể, phần nhỏ hơn là hấp thụ từ thực phẩm ăn vào.

Cholesterol xấu

Cholesterol không vận chuyển qua hệ thống tuần hoàn trần trụi được, mà là dưới dạng "chất đạm béo" (lipoprotein : lipo là chất béo, protein là chất đạm): cái bao protein ở ngoài, bên trong là cholesterol và một thứ chất béo nữa gọi là triglyceride.
Chất béo ta ăn vô, đi từ ruột non lên gan, gan biến dưỡng thành Cholesterol và triglyceride, từ đó qua hệ tuần hoàn đưa đến các tế bào dưới dạng chất đạm béo.
Những hạt chất đạm béo nầy nhẹ, có tỷ trọng thấp, tiếng Anh gọi là "Low Density Lipoprotein" và hay gọi tắt là LDL. Người khỏe mạnh bình thường, có ít LDL trong máu. Người có nhiều LDL hay bị Cholesterol cùng với tiểu cầu (là một thứ huyết cầu) đóng thành mảng bên trong động mạch, có thể làm nghẹt mạch máu, thí dụ nghẹt động mạch vành nuôi tim sinh đứng tim, nghẹt mạch máu nuôi của một phần của óc, sinh tai biến mạch máu não.
Vì lẽ đó, cho nên người ta gọi LDL là "Cholesterol xấu". LDL trong máu tăng lên là do ăn uống và ít tập luyện thể lực. Cũng có phần nào là do huyết thống di truyền.
Còn một thứ chất đạm béo, tỷ trọng rất thấp, thường là mang chất béo triglyceride nhiều hơn là Cholesterol. Trước kia người ta không rõ vai trò của triglyceride, nhưng ngày nay thì thấy rằng nhiều triglyceride cũng là một rủi ro sinh bệnh tim mạch. Chất đạm béo nầy tiếng Anh tên là "Very Low Density Lipoprotein", gọi tắt là VLDL. Như vậy, VLDL cũng là một thứ xấu.

Cholesterol tốt

Một thứ chất đạm béo nữa vận chuyển Cholesterol về gan cho gan phá huỷ đi. Chất đạm béo nầy nặng, có tỷ trọng cao, tiếng Anh gọi là "High Density Lipoprotein", tên tắt là HDL. HDL có khả năng lấy bớt Cholesterol từ các mảng bám vào thành mạch máu để mang về gan huỷ đi. Cho nên người có nhiều HDL thì giảm dược nguy cơ đứng tim và tai biến mạch máu não. Nếu HDL ít quá, thì rủi ro đứng tim và tai biến mạch máu não nhiều lên.
Vì vậy, HDL có tên là "cholesterol tốt”. HDL trong máu bị thấp, có thể là do di truyền, nhưng nếu tập luyện thể lực nhiều, thì HDL sẽ tăng cao.

Đo Cholesterol trong máu

Cholesterol trong máu bao nhiêu là tốt ? Tài liệu cua Hội Tim Hoa Kỳ xếp hạng như sau :
- Lượng cholesterol (mg/dl) ít hơn 200, hoặc ít hơn 5,2 nếu tính ra mmol/dl* , thì được xếp hạng tốt.
- Lượng cholesterol (mg/dl) từ 200 đến 239, hoặc từ 5,2 đến 6,2 mmol/dl, có thể bị tăng rủi ro bệnh tim mạch.
- Lượng cholesterol nhiều hơn 240, hoặc nhiều hơn 6,2 mmol/ dl, thì nhiều rủi ro bệnh tim mạch.
(* Ở Mỹ thường đo lượng cholesterol trong máu bằng con số mg trong 1 decilit máu (mg/dl). Các phòng thí nghiệm ở Việt Nam hay dùng đơn vị milimole/dL)
Dựa theo những kết quả khảo cứu gần đây, nhiều Bác Sĩ khuyên bệnh nhân nên giữ cholesterol ở mức dưới 180 mg/dL.
Nhưng ngày nay việc đo lượng cholesterol trong máu thường đi thêm vào chi tiết, cho biết lượng LDL và HDL, nên căn cứ vào hai thứ này thì chính xác hơn .
LDL nên ở mức dưới 100 mg/dl, nếu là người bình thường. Nếu , là người có những rủi ro khác về bệnh tim mạch, như là di truyền, hút thuốc, tiểu đường, mập phì, v.v thì nên giữ LDL ở mức dưới 70 mg/dL. Trẻ em nên có lượng LDL dưới 35 mg/dL.
Trái lại, HDL cao thì tốt. Nên giữ HDL ở mức trên 50 mg/dl.
Cũng có khi phòng thí nghiệm cho biết tỷ số cholesterol/HDL, gọi là ước lượng rủi ro tim mạch.
Thí dụ cholesterol là 200 mg/dl, HDL là 50 mg/dl, thì tỷ số là 200/50 hay là 4. Tỷ số này đừng để quá 5. Giữ ở mức 3,5 là tốt nhất. Tuy nhiên, có ý kiến cho là không cần biết tỷ số này, cứ căn cứ vào lượng cholesterol tổng quát và LDL, HDL là được rồi.

Năm Loại Thức Ăn Làm Giảm Cholesterol

BS Nguyễn Thị Nhuận
Trước giờ chúng ta nói rất nhiều về những loại thức ăn làm tăng cholesterol và được khuyên là nên tránh chúng. Đại khái thì những thức ăn như thịt đỏ, lòng, trứng, tôm có nhiều cholesterol. Những thức ăn này lại thường được dùng để chế biến nhiều món ăn khoái khẩu nên nói gì thì nói chúng ta khó mà cầm lòng để tránh khỏi ăn những thức ăn này.
Nhưng có những thức ăn nhiều cholesterol thì ngược lại, cũng có những thức ăn chẳng những đã không có cholesterol mà còn có tác dụng làm giảm mức cholesterol LDL tức loại cholesterol "xấu" và làm giảm nguy cơ bị bệnh tim. Những loại thức ăn này là gì và có thể chế biến thành những món ngon không ? Sau đây là 5 loại thức ăn có tác dụng tốt kể trên. Còn chuyện chế biến thành thức ăn ngon thì chắc phải hỏi bà Quốc Việt.

1. Oatmeal và oat bran

Chúng ta đã biết là loại chất sợi tan được (soluble fiber) có tác dụng làm giảm cholesterol xấu LDL. Oatmeal chính là một loại ngũ cốc có chứa nhiều chất sợi tan được này. Chất này còn được tìm thấy nhiều trong đậu hình thận (kidney beans), mầm của bắp cải brussel (brusels sprouts), táo, lê, psyllium, barley và mận khô.
Chất sợi tan được làm giảm cholesterol xấu LDL bằng cách nào ? Bằng cách làm giảm sự hấp thụ của cholesterol từ ruột vào cơ thể. Chất sợi này giống như chất keo và có tác dụng kết hợp với mật (có chứa cholesterol) và cholesterol từ thức ăn rồi thải ra ngoài.
Chỉ cần ăn khoảng 1 cup rưỡi oatmeal mỗi ngày là sẽ thấy cholesterol giảm xuống. Nếu không thích ăn oatmeal, ta có thể ăn oat bran hay cereal ăn lạnh làm bằng oatmeal hay oat bran.
Nếu ta ăn 5 tới 10 gram chất sợi tan được mỗi ngày, lượng cholesterol xấu LDL sẽ giảm đi 5 %.

2. Đậu Nành (Mời đọc bài "Đậu Nành Chống Bịnh")

Người Mỹ thường ăn nhiều thịt và nguồn chất đạm chính của họ là từ thịt và từ những nguồn thức ăn động vật. Sách vở Mỹ thường cho rằng người Á Châu ăn ít thịt và nhiều chất đậu nành hơn họ nên ít bị nguy cô đau tim hơn người Mỹ. Tuy chúng ta cũng là người Á Châu nhưng khi qua sống ở Mỹ, nơi thức ăn rất rẻ so với đồng lương, thịt cá thì ê hề, chúng ta cũng tập ăn theo lối người Mỹ, tức là ăn thịt rất nhiều. Như vậy vô tình chúng ta đã bỏ đi một lối ăn uống tốt để theo một chế độ ăn uống nguy hiểm.
Chất đạm từ đậu nành hay những thức ăn chế biến từ đậu nành như đậu hũ, hột đậu nành, sữa đậu nành, có thể làm giảm mực cholesterol xấu LDL và chất béo triglycerides, nhất là khi ăn để thay thế nguồn chất đạm động vật.
Ăn 25 tới 50 grams chất đạm đậu nành mỗi ngày sẽ làm giảm cholesterol xấu LDL 4 tới 8 %. Tuy nhiên, chuyện này không dễ gì thực hiện được vì 25 tới 50 grams đậu nành rất nhiều, khó có người nào có thể ăn nổi trong 1 ngày, huống gì trong mỗi ngày đều ăn như thế. Những người có mực cholesterol rất cao sẽ được lợi nhiều nhất nếu theo phương pháp ăn đậu nành này.
Việc đậu nành làm giảm cholesterol có lẽ có liên hệ tới những chất amino acids của nó. Ngoài ra, đậu nành còn chứa một hợp chất tên là phytoestrogen. Chất nầy có thể làm giảm bệnh tim bằng cách làm nở động mạch vành tim.
Tuy nhiên phụ nữ bị ung thư vú hay có nhiều nguy cơ ung thư vú (thí dụ như có mẹ hay chị bị ung thư vú) thì nên hỏi lại bác sĩ của mình trước khi ăn đậu nành với số lượng lớn vì người ta chưa biết rõ chất estrogen thực vật chứa trong đậu nành có thể có tác dụng gì lên ung thư vú hay không.

3. Walnuts

Chữ walnuts được tự điển dịch là hạt "óc chó" có lẽ vì quả walnut cứng và lồi lõm giống như một bộ óc. Đập vỡ quả này ra, ta sẽ có hạt walnuts trông như hình quả thận nối lại nhưng lồi lõm chứ không phẳng như quả thận. Hạt walnut ăn bùi và ngon, có lẽ chứa nhiều chất béo không bão hoà. Hạt walnuts có thể làm giảm mức cholesterol trong máu một cách đáng kể. Nhờ chứa nhiều chất béo không bão hoà, hạt walnut còn có thể giúp các mạch máu đàn hồi dễ dàng chứ không cứng nhắc.
Nếu ăn nhiều hạt walnuts đến mức 20 % năng lượng của một ngày, mực cholesterol LDL có thể hạ xuống 12 %. Hạt hạnh nhân almonds cũng có tác dụng tương tự.
Tuy nhiên, bạn nên để ý là các loại hạt đều chứa nhiều chất béo - dù là chất béo tốt - nên có nhiều chất calories. Nếu ăn nhiều hạt quá, ta có thể bị lên cân. Tốt hơn hết là thay vì dùng những chất béo khác có hại như cheese, bơ, thịt mỡ ... ta thay thế chúng bằng hạt walnuts.

4. Cá có nhiều mỡ

Những khảo cứu vào thập niên 70 cho thấy người Eskimo ỡ Greenland có mức bệnh tim thấp hơn những giống dân khác ở Greenland vào cùng một thời kỳ. Khi phân tích thức ăn của các giống dân, người ta thấy dân Eskimo ăn ít chất mỡ bão hoà và rất nhiều mỡ omega-3 lầy từ cá, cá voi hay hải cẩu.
Những khảo cứu khác càng ngày càng cho thấy ích lợi của việc ăn cá. Những nguồn chất omega-3 fatty acids là flaxseed, walnuts, dầu canola hay dầu đậu nành.
Chất omega-3 fatty acids làm giảm chất béo triglycerides. Ngoài ra nó còn giúp tim bằng cách giảm huyết áp, giúp tim đập đều nhịp và giảm nguy cơ bị đông máu trong mạch. Ở những người đã từng bị heart attack, dầu cá làm giảm nguy cơ chết bất thình lình.
Nên ăn ít nhất là 2 phần cá mỗi tuần. Những loại cá sau đây chứa nhiều chất omega-3 fatty acids nhất: mackerel, trout ở hồ, herring, sardines, albacore tuna và cá hồi salmon.
Tuy nhiên, nên nhớ cá chỉ có lợi cho tim khi ta ăn cá nướng lò hay nướng vỉ, không phải cá chiên hay cá làm sandwich.

5. Thức ăn có cho thêm chất plant sterols hay stanolls

Hiện nay, nhiều nhà chế biến thức ăn có cho thêm một chất lấy từ thực vật ra là sterols hay stanols. Những chất nầy có công thức hoá học rất giống cholesterol, do đó, có thể ngăn chặn việc hấp thụ cholesterol từ ruột vào máu khiến mức này giảm xuống.
Hai thứ có cho thêm chất sterols này là magarine và nước cam. Nhờ vậy, chúng ta có thể giúp giảm cholesterol LDL khoảng 10 % mỗi ngày.
Những chất này không có ảnh hưởng lên chất mỡ triglycerides hay chất cholesterol "tốt" HDL. Nó cũng không có ảnh hưởng lên sự hấp thụ các loại vitamins tan trong mỡ được như A, D, K, và E.

LICH SU VIET NAM


HỒNG BÀNG THỊ TRUYỆN  
                                                                                    khuyet danh  ­­­­­­
Viêm Đế Thần Nông Thị tam thế tôn Đế Minh sinh Đế Nghi, ký nhi Nam tuần chí Ngũ Lĩnh, tiếp đắc Vụ Tiên chi nữ duyệt chi, nạp nhi quy, sinh Lộc Tục, dung mạo đoan chính, thông mẫn túc thành Đế Minh kỳ chi, sử tự đế vị, Lộc Tục cố nhượng kỳ huynh Đế Nghi, bất cảm phụng mệnh. Ư thị Đế Minh lập Đế Nghi vị tự dĩ trị Bắc địa, phong Lộc Tục vi Kinh Dương Vương dĩ trị Nam phương, hiệu kỳ quốc vi Xích Quỷ quốc. Kinh Dương Vương năng nhập Thủy Phủ, thú Động Đình quân nữ viết Long Nữ, sinh Sùng Lãm, thị vi Lạc Long Quân, đại phụ dĩ trị kỳ quốc, Kinh Dương Vương bất tri sở chi.
Lạc Long Quân giáo dân canh giá y thực, thủy hữu quân thần tôn ti chi tự, phụ tử phu phụ chi luân hoặc thời quy Thủy Phủ nhi bách tính yến nhiên. Dân hoặc hữu sự, tắc hô Lạc Long Quân viết: "Bô hồ bất lai dĩ cứu ngã bối" (Việt nhân hô phụ viết "cha", viết "bố", hô quân viết "vua" thị dã). Long Quân tức lai, kỳ uy linh cảm ứng, nhân mạc năng trắc.
Đế Nghi truyền tử Đế Lai, dĩ Bắc phương vô sự nhân tư cập tổ Đế Minh nam tuần tiếp đắc tiên nữ chi sự, nãi mệnh thân thần Xuy Vưu đại thủ kỳ quốc nhi nam tuần Xích Quỷ quốc, kiến Lạc Long Quân dĩ quy Thủy Phủ, quốc nội vô chủ, nãi lưu ái nữ Âu Cơ dữ bộ chúng thị tỳ cư vu hành tại nhi chu lưu thiên hạ, biến quan hình thắng, kiến kỳ kỳ hoa quái thảo, trân cầm dị thú, tê tượng đại mạo, kim ngân châu ngọc, tiêu quế nhũ hương, trầm đàn đẳng vị, sơn hào hải thố vô vật bất hữu. Hựu tứ thời khí hậu bất hàn bất nhiệt, Đế Lai tâm ái mộ chi nhi vong phản. Nam quốc nhân dân khổ ư phiền nhiễu, bất đắc an thiếp như sơ, nhật dạ vọng Long Quân chi quy, nãi tương suất dương thanh hô viết: "Bô tại hà phương, đương tốc lai cứu". Long Quân thúc nhiên nhi quy, kiến Âu Cơ độc cư, dung mạo tuyệt mỹ. Long Quân duyệt chi nãi hóa tác nhất hảo nhi lang phong tư tú lệ, tả hữu tiền hậu thị tòng chúng đa, ca xúy chi thanh đạt vu hành tại. Âu Cơ kiến chi, tâm diệc duyệt tòng. Long Quân nghênh quy vu Long Trang nham. Cập Đế Lai hoàn, bất kiến Âu Cơ, mệnh quân thần biến tầm thiên hạ. Long Quân hữu thần thuật, biến hiện bách đoan, yêu tinh quỷ mỵ, long xà hổ tượng, tầm giả úy cụ bất cảm sưu sách, Đế Lai nãi Bắc hoàn. Tái truyền chí Đế Du Võng, dữ Hoàng Đế chiến vu Bản Tuyền, bất khắc nhi tử, Thần Nông Thị toại vong.
Long Quân dữ Âu Cơ tương xử cơ niên nhi sinh đắc nhất bào, dĩ vi bất tường, khí chư nguyên dã. Quá thất nhật, bào trung khai xuất bách noãn, nhất noãn nhất nam. Long Quân toại nghênh quy nhi dưỡng chi, bất lao nhũ bộ, các tự trưởng đại, trí dũng câu toàn, nhân giai úy phục, vị vi phi thường chi huynh đệ.Long Quân cửu cư Thủy Phủ. Mẫu tử độc cư, tư quy Bắc quốc. Hành chi cảnh thượng, Hoàng Đế văn chi cụ, phân binh ngự tái ngoại. Mẫu tử bất đắc Bắc quy, nhật dạ hô Long Quân viết: "Bô tại hà xứ, sử ngô mẫu tử bi thương!". Long Quân hốt nhiên nhi lai, ngộ ư Tương Dã, Âu Cơ kháp viết: "Thiếp bản Bắc địa chi nhân, dữ quân tương xử, sinh đắc bách nam, vô do cúc dưỡng, thỉnh dữ quân tòng, vật tương hà khí, sử vi vô phu vô phụ chi nhân, đồ tự thương nhĩ!". Long Quân viết: "Ngã thị Long chủng, thủy tộc chi trưởng; nhĩ thị Tiên chủng, địa thượng chi nhân, bản chất tương thuộc, tuy âm dương chi khí, hợp nhi sinh tử, nhiên phương loại, thủy hỏa tương khắc nan dĩ cửu cư, Kim vi phân biệt, ngô tương ngũ thập nam quy Thủy Phủ, phân trị các xứ, ngũ thập nam tòng nhữ cư địa thượng, phân quốc nhi trị, đăng sơn nhập thủy, hữu sự tương quan, vô đắc tương phế". Bách nam cáo tự thính thụ, nhiên hậu từ khứ.
Âu Cơ dữ ngũ thập nam cư vu Phong Châu (kim Bạch Hạc huyện thị dã), tự suy tôn kỳ hùng trưởng giả vi Chúa, hiệu viết Hùng Vương, quốc hiệu Văn Lang quốc. Kỳ quốc đông giáp Nam Hải, tây để Ba Thục, bắc chí Động Đình, nam chí Hồ Tôn quốc (kim Chiêm Thành quốc thị dã). Phân quốc trung vi thập ngũ bộ, viết Giao Chỉ, viết Chu Diên, viết Ninh Sơn, viết Phú Lộc, viết Việt Thường, viết Ninh Hải (kim Nam Ninh thị dã), viết Dương Tuyền, viết Quế Dương, viết Vũ Ninh, viết Y Hoan, viết Cửu Chân, viết Nhật Nam, viết Chân Định, viết Quế Lâm, viết Tượng Quận đẳng bộ, mệnh kỳ quần đệ phân trị chi. Trí kỳ thứ vi tướng tướng. Tướng viết Lạc hầu, tướng viết Lạc tướng, Vương tử viết Quan lang, nữ viết Mỵ nương. Tư mã viết bồ chính. Nô bộc viết Trâu, tỳ lệ viết Tinh, tướng quan viết Khối. Thế thế dĩ phụ truyền tử viết Phụ đạo, thế chúa tương truyền giai hiệu Hùng Vương nhi bất dịch. Thời sơn lộc chi dân ngư vu thủy vãng vãng vị giao xà sở thương, bạch ư vương. Vương viết: "Sơn man chi chủng dữ thủy tộc thù, bỉ hiếu đồng nhi ố dị, cố vị xâm hại". Nãi lịnh nhân dĩ mặc thích thân, vi thủy quái chi trạng, tự thị xà long vô giảo thương chi hoạn. Bách Việt văn thân chi tục thực thủy vu thử. Quốc sơ, dân dụng vị túc, dĩ mộc bì vi y, chức quản thảo vi tịch, dĩ mễ tể vi tửu, dĩ quang lang, tung lư vi bản, dĩ cầm thú ngư hà vi hàm, dĩ khương căn vi diêm, đao canh hỏa chủng. Địa đa nhu mễ, dĩ trúc đồng xuy chi. Giá một vi ốc dĩ tị hổ lang chi hại. Tiển đoản kỳ phát dĩ tiện nhập lâm. Tử chi sơ sinh dã, dĩ tiêu diệp ngoa chi. Nhân chi tử dã, tương thung, linh lân nhân văn chi, suất lai tương cứu. Nam nữ giá thú, dĩ diêm phong tiên vi vấn lễ, nhiên hậu sát ngưu dương dĩ thành phu phụ. Dĩ nhu phạn nhập phòng trung tương thực tất, nhiên hậu giao thông, dĩ thử thời vị hữu tân lang cố dã. Cái bách nam nãi Bách Việt chi thủy tổ dã.
(Lĩnh Nam chích quái liệt truyện; Quyển chi nhất)
Dịch nghĩa
TRUYỆN HỌ HỒNG BÀNG
Cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, nhân đi tuần thú phương Nam, tới miền Ngũ Lĩnh, gặp con gái bà Vụ Tiên, đem lòng yêu thích, lấy về, sinh ra Lộc Tục, dung mạo đoan chính, sớm tỏ ra thông minh nhanh nhẹn. Đế Minh thấy thế, lấy làm lạ, cho nối vua, nhưng Lộc Tộc cố nhường cho anh là Đế Nghi, không dám vâng mệnh. Đế Minh vì vậy lập Đế Nghi thay mình cai trị đất Bắc, phong cho Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị phương Nam, lấy hiệu nước là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương có tài xuống Thủy Phủ, lấy con gái của Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm, ấy là Lạc Long Quân, thay cha trị nước. Còn Kinh Dương Vương thì không biết đi đâu.
Lạc Long Quân dạy cho dân cày cấy, ăn mặc; trong nước từ đó mới có thứ tự quân thần, tôn ti; mới có luân thường giữa cha con, chầng vợ. Có lúc Long Quân trở về Thủy Phủ mà trăm họ vẫn yên vui. Hễ dân có việc, cứ gọi Lạc Long Quân rằng: "Bố ơi, sao không về để cứu chúng con" (người Việt gọi "phụ" là "cha" hoặc "bố", gọi "quân" là "vua", chính là vậy), Long Quân liền về ngay. Sự oai linh cảm ứng của Long Quân người ta không tài nào lườn được.
Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai. Nhân khi phương Bắc vô sự, nhớ đến chuyện ông mình là Đế Minh đi tuần thú phương Nam gặp được tiên nữ, Đế Lai bèn bảo kẻ bề tôi thân cận là Xuy Vưu, thay mình giữ nước, rồi đi tuần du nước Xích Quỷ ở phương Nam. Đến nơi, Đế Lai thấy Lạc Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước vô chủ, bèn để cho ái nữ Âu Cơ và những kẻ hầu hạ ở lại nơi hành tại, còn mình thì đi dạo chơi trong thiên hạ, xem khắp các nơi hình thắng. Thấy những hoa kỳ cỏ lạ, trân cầm dị thú, tê tượng đồi mồi, bạc vàng châu ngọc, tiêu quế nhũ hương, trầm đàn các vị, cùng sơn hào hải vật không thiếu một thứ nào. Bốn mùa khí hậu lại không lạnh không nóng, Đế Lai lòng yêu thích, quên cả chuyện về. Nhân dân nước Nam khổ vì cảnh phiền nhiễu, không được yên lành như xưa, ngày đêm mong Long Quân trở lại, bèn cùng nhau cất tiếng gọi rằng: "Bố ở nơi nao, hãy mau về cứu chúng con!". Long Quân thoát nhiên trở về, thấy Âu Cơ đang một mình, dung mạo tuyệt mỹ. Long Quân lấy làm yêu thích, bèn hóa thành một chàng trai hình dáng xinh đẹp, tả hữu trước sau có đông đảo kẻ hầu người hạ, tiếng ca tiếng nhạc vang lừng đến nơi hành tại. Âu Cơ thấy Long Quân, lòng cũng xiêu xiêu. Long Quân đón về ở động Long Trang. Đến lúc Đế Lai trở về, không thấy Âu Cơ sai quần thần đi tìm khắp thiên hạ. Long Quân có phép thần, biến hóa ra trăm hình vạn vẻ, nào yêu tinh quỷ mị, nào rồng rắn hổ voi, làm cho kẻ đi tìm sợ hãi không dám lục sạo, Đế Lai đành phải trở về phương Bắc. Đế Lai truyền ngôi cho đến Đế Du Võng thì đánh nhau với Hoàng Đế ở Phản tuyền, không thắng mà được chết, họ Thần Nông đến đây thì mất.
Long Quân và Âu Cơ sống với nhau chừng một năm thì sinh được một cái bọc, cho là điềm không lành nên đem vứt ra ngoài đồng. Qua bảy ngày, cái bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng là một người con trai. Long Quân liền đón về nuôi, không cần bú mớm, các con tự lớn, người nào cũng trí dũng kiêm toàn, ai ai trong thấy đều kính phục, cho là đám anh em phi thường. Long Quân ở mãi nơi Thuỷ Phủ, làm cho mẹ Âu Cơ phải sống lẻ loi, muốn về đất Bắc. Khi đi tới biên giới, Hoàng Đế nghe tin lấy làm lo sợ, bèn chia quân ra ngăn giữ ngoài cửa ải. Mẹ con không về Bắc được, đêm ngày gọi Long Quân rằng: "Bố ở nơi nao, làm mẹ con tôi phải buồn đau!". Long Quân bỗng nhiên tới, cùng gặp nhau ở Tương Dã. Âu Cơ vừa khóc vừa nói rằng: "Thiếp nguyên người đất Bắc, cùng chàng ăn ở với nhau, sinh được trăm đứa con trai không biết dựa vào đâu nuôi nấng, vậy xin theo chàng; mong chàng đừng ruồng bỏ, làm cho mẹ con thiếp hóa ra những kẻ không chồng không cha, chỉ riêng mình đau khổ thôi". Long Quân nói: "Ta là giống Rồng, đứng đầu thủy tộc; nàng là giống Tiên, người ở trên đất, vốn không đoàn tụ được với nhau, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh con, nhưng giòng giống tương khắc như nước với lửa, khó bề ở lâu với nhau được. Nay phải chia ly, ta sẽ mang năm mươi con trai về Thủy Phủ, chia trị các nơi, còn năm mươi đứa sẽ theo nàng ở rên đất, chia nuớc ra mà cai trị. Những lúc lên non, xuống nước có việc cùng gắn bó đừng bỏ rơi nhau". Trăm người con trai đầu nghe theo, rồi cùng nhau từ biệt.
Âu Cơ và năm mươi người con trai đến ở đất Phong Châu (nay chính là huyện Bạch Hạc), cùng tôn người anh cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang. Nước ấy đông giáp Nam Hải, tây giáp Ba Thục, bắc đến Động Đình, nam đến nuớc Hồ Tôn (nay chính là nuớc Chiêm Thành). Chia nước ra làm mười lăm bộ, là Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc,Việt Thường, Ninh Hải, (nay chính là Nam Ninh), Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Y Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Quế Lâm, Tượng Quận, sai các em chia nhau cai trị. Dưới vua, có đặt ra các chức tướng văn tướng võ. Tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ nương. Tư mã gọi là Bồ chính. Nô bộc gọi là Trâu, nô tỳ gọi là Tinh, các quan gọi là Khối. Đời đời cha truyền con nối gọi là Phụ đạo. Các vua truyền ngôi cho nhau lấy hiệu là Hùng Vương mà không thay đổi. Thời bấy giờ, dân ở miền núi xuống đánh cá ở dưới nước thường bị loài giao xà gây thương tổn, bèn tỏ bày việc ấy với vua. Vua nói: "Giống sơn man khác với giống thủy tộc; giống thủy tộc vốn ưa những cái giống mình và ghét những cái khác mình, cho nên ta bị chúng gây hại". Bèn ra lệnh cho ai nấy đều lấy mực xăm vào người thành hình thủy quái, từ đó không còn lo xà long cắn bị thương nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt thực bắt đầu từ đấy. Vào buổi đầu dựng nước, đồ dùng của dân chưa đủ, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ ống làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quáng lang làm thức ăn, lấy cây tung lư làm giường nằm, lấy cầm thú cá tôm làm mắm, lấy củ gừng làm muối. Cày bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi gạo ấy. Gác gỗ làm nhà dđể tránh hổ lang làm hại. Cắt tóc ngắn để tiện vào rừng. Con mới đẻ ra, lấy lá chuối lót cho nằm. Có người chết thì giã cối cho láng giềng nghe tiếng để kéo nhau đến cứu giúp. Con trai con gái khi hôn thú, trước hết lấy gói muối làm lễ hỏi, rồi sau đó mới giết trâu giết dê để thành vợ thành chồng. Đem cơm nếp vào buồng cùng ăn xong, vợ chồng mới thành thân. Vì hồi bấy giờ trầu cau chưa có. Trăm người con trai chính là tổ tiên của dân Bách Việt vậy.
(Lĩnh Nam chích quái liệt truyện; Quyển I)
TUẤN NGHI