Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Khối "Siêu Quyền Lực Thế Giới" Illuminati sẽ xé Trung Quốc thành 5 nước nhỏ!!!




Khối "Siêu Quyền Lực Thế Giới" Illuminati sẽ xé Trung Quốc thành 5 nước nhỏ!!!
saigonhdradio.com
16 July 2014
 
TRUNG CỘNG SỢ MỸ, PHẢI RÚT GIÀN KHOAN HD-981 "CHUỒN" KHỎI BIỂN ĐÔNG CỦA VN!
 
 
Sau khi Thượng Viện Hoa Kỳ ra Nghị Quyết số 412 ngày 10-7-2014 cảnh cáo TQ và đòi TQ phải rút Giàn Khoan ra khỏi Biển Đông nơi tranh chấp với VN; ngày 11-7-2014, ông Michael Fuchs, Phó Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ phụ trách Chiến Lược và Quan Hệ Địa Phương khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình ở Biển Đông và chỉ trích kiểu hành xử khiêu khích của Trung Quốc tại đây (http://www.voatiengviet.com/content/my-de-nghi-ngung-hoat-dong-xay-dung-o-bien-dong/1957105.html )
Ngày 15-7-2014 Phát ngôn viên của Trung Quốc lên tiếng cảnh báo Hoa Kỳ không được can thiệp vào các vấn đề tranh chấp giữa TQ và các nước láng giềng về vấn đề Biển Đông http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-yeu-cau-my-cho-can-thiep-vao-tranh-chap-bien-dong/1957781.html )..
Nhưng ngay sau đó, TT Barack Obama đã điện đàm với Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để nói thẳng thừng rằng mặc dù Hoa Kỳ muốn có những hợp tac tốt đẹp với TQ, nhưng nếu TQ không rút Giàn Khoan ra khỏi Biển Đông và chấm dứt các hành động hung hăng xâm lược, thì TQ sẽ gánh chịu mọi thiệt hại về các trừng phạt kinh tế, tài chánh và ngoại giao của Hoa Kỳ và thế giới (http://www.voatiengviet.com/content/obama-dien-dam-voi-chu-tich-trung-quoc-nhan-manh-su-hop-tac/1958033.html ).
Hiện nay Hoa Kỳ có liên minh chính thức với 80 quốc gia trên khắp thế giới; Nga có liên minh với 8 quốc gia nhỏ, và Trung Quốc chỉ có 1 liên minh duy nhất là Bắc Triều Tiên.
Bắc Triều Tiên là nước sản xuất vũ khí nguyên tử; trong khi Iran là nước có hệ thống lò xử lý các chất Uranium để chế vũ khí nguyên tử. TQ liên kết đống minh với Bắc Triều Tiên với ý đồ nâng khả năng nguyên tử của TQ lên thế mạnh; cùng lúc TQ tìm cách ve vãn viện trợ cho Iran để trấn áp vùng Trung Đông.
 
Một số thành viên dự Hội Nghị Bilderberg
Thế nhưng phiên họp hằng năm của Siêu Quyền Lực Hoa Kỳ và thế giới là Bilderberg họp vào các ngày từ 5 đến 8-6-2008 tại Chantilly, Virginia, Washington D.C. với 140 nhân vật đại diện 13 tổ chức Siêu Quyền Lực Illuminati tham dự, đã quyết định sẽ giải quyết vấn đề an ninh nguyên tử, giải giới và cấm nguyên tử đối với Bắc Triều Tiên và Iran; vấn đề sắp đặt trật tự tại Phi Châu, Nga, Afghanistan, Pakistan; vấn đề Hồi Giáo và Trung Đông; vấn đề Khủng Bố, vấn đề kinh tế tài chánh và sắp xếp lại ngân hàng thế giới; an ninh mạng; và vấn đề chọn Tổng Thống cho Hoa Kỳ để điều hành trật tự Thế Giới Mới! (http://bilderbergmeetings.org/meeting_2008.html ).
Thượng Nghị Sĩ da đen Barack Obama được Siêu Quyền Lực chọn và mời ông đến tham gia phiên họp ngày 5 đến 8-6-2008 tại Khách sạn Chantilly ở Washington DC, trước khi ông tranh cử và đắc cử chính thức làm Tổng Thống thứ 44 Hoa Kỳ vào ngày 02-11-2008 (https://www.youtube.com/watch?v=ubIC5r5Nyu4#t=309 ).
Qua sự chọn lựa nầy, Ứng Cử Viên Barack Obama được Siêu Quyền Lực tổ chức buổi nói chuyện trên sân vận động ở Đức với trên 200,000 người hoan hô nhiệt liệt vào ngày 24-7-2008.
 
Đia điểm họp Hội Nghị Bilderberg năn 2014
TNS Barack Obama đắc cử Tổng Thống Thứ 44 Hoa Kỳ vào ngày 04-11-2008, và nhiệm vụ của ông là thi hành đường lối như nghị trình Bilderberg đã vạch ra tại hội nghị từ 5 đến 8-6-2008 ở Chantilly, Washington DC.
Tiếp đến là Hội Nghị Siêu Quyền Lực Illuminati Bilderberg 2009 họp các ngày 14 đến 17-5-2009 tại bán đảo du lịch Vouliagmeni thuộc thành phố Athens của Hy Lạp (http://www.americanfreepress.net/html/bilderberg_2009_179.html ). TT Obama và bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton đều đến. Hội nghị nầy quyết định xoay trục chiến lược chuyển 60% sức mạnh Quân sự Hoa Kỳ qua Á Châu – Thái Bình Dương; thanh toán khủng bố và Osama Bin Laden; họp hội nghị quốc tế về an ninh nguyên tử, kinh tế, tài chánh và vấn đề TQ.
Căn cứ quyết định nầy của Siêu Quyền Lực, vào ngày 12 và 13-4-2010, TT Barack Obama cho triệu tập Hội Nghị Quốc Tế về an ninh nguyên tử lần đầu tiên nhóm họp tại Washington DC và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng của CSVN được mời đầu tiên trong danh sách 44 quốc gia và 3 tổ chức quốc tế về nguyên tử. Qua hội nghị nầy, Hoa Kỳ đã phá bỏ số lương lớn các vũ khí nguyên tử từ Đệ II Thế Chiến, có các quyết định cho tổ chức quốc tế về nguyên tử kiểm soát Iran và sẽ cấm Bắc Triều Tiên thủ đắc về Nguyên Tử.
 
TT Obama và bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton đến dự Hội Nghị Bilderberg năm 2009 ở Athens, Hy Lạp.
Ngày 1-6-2013 tại Hội Nghị An Ninh ở Singapore, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ là Leon Panetta tuyên bố Mỹ chuyển 60% sức mạnh hải quân qua Á Châu – Thái Bình Dương, và biến khu vực nầy thành căn cứ hải quân lớn nhất thế giới của Mỹ trước năm 2020.
Trật tự Thế Giới Mới được sắp xếp tại Bắc Phi Châu khi những cuộc cách mạng Hoa Lài diệt các nhà cầm quyền độc tài như El Abidine Ben Ali của Tunisia chấm dứt chế độ ngày 14-1-2011; rồi Đại tá Muanmar Gaddafi của Lybia bị lật đổ và bị giết 23-10-2011. Cách mạng Hoa Lài lan qua các nơi khác.. Sự sắp xếp nầy đã loại TQ ra khỏi lục địa đen Phi Châu; và tiếp theo hất chân TQ ra khỏi Trung Đông.
 
TT Obama tại Hội Nghị Bilderberg ngày 5 và 6-6-2014 ở Watford Anh quốc.
Nay là giai đoạn thi hành Trật Tự Thế Giới Mới tại Á Châu – Thái Bình Dương, nên nhất định TQ không thể nào hung hăng hay cản lệnh Siêu Quyền Lực Hoa Kỳ và Thế Giới được! Nhà độc tài Fidel Castro của Cuba đã đọc một diễn văn dài 3 trang giấy tố cáo rằng thế giới ngày nay do Siêu Quyền Lực Bilderberg chỉ huy và quyết định từ chiến tranh, hòa bình, no hay đói (http://www.huffingtonpost.com/2010/08/18/bilderberg-group-book-fas_n_687109.html ).
Bilderberg là một tổ chức của Siêu Quyền Lực được thành lập từ ngày 29 đến 31-5-1954 tại khách sạn Bilderberg ở Hòa Lan, với tổng số hội viên từ 120 đến 150 người gồm 2/3 là từ Âu Châu và 1/3 là từ Mỹ và châu Mỹ Latin. Khoảng 100 người là các nhân vật đại tư bản, lối 50 hội viên là các chính khách, lãnh đạo các chính phủ. Từ ngày thành lập cho đến nay, Bilderberg tổ chức họp mật không công bố để quyết định các vấn đề liên quan đến thế giới và nhân loại. Phiên họp ngày 5 và 6-6-2014 tổ chức tại Watford ở Anh quốc cho phép Nhật Bản thay đổi điều 9 Hiến Pháp để liên minh quân sự với các quốc gia khác trong mục đích cùng tự vệ. Phiên họp nầy cũng quyết định thay đổi trật tự tại Á Châu – Thái Bình Dương, mà trong đó có thể chia nhỏ Trung Quốc thành lối 5 quốc gia để tránh hậu họa cho thế giới!
(http://www.zapaday.com/event/512459/1/Annual+meeting+of+Bilderberg+Group.html ).
Đó là lý do tại sao có các cuộc nổi dậy của những khu tự trị Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng và gần đây nhất là cuộc biểu tình của trên 500,000 người dân Hong Kong nhân kỷ niệm ngày Anh quốc trao trả Hong Kong cho TQ! Ai tổ chức biểu tình lớn như vậy? Đó là Siêu Quyền Lực!
Khi Thượng Viện Hoa Kỳ ra Nghị Quyết đòi TQ rút Giàn Khoan thì có nghĩa là lệnh thông báo chiến tranh. TQ đã hung hăng cản lệnh bằng cách tuyên bố cảnh cáo Hoa Kỳ không được can thiệp vào Biển Đông và Biển Hoa Đông nơi TQ tranh chấp với Nhật Bản.
Nhưng đã muộn rồi; Tập Cận Bình không còn dám liên minh với đồng minh duy nhất là Bắc Triều Tiên, nên đã vừa đi qua Nam Hàn mong có thể nối kết với Nam Hàn để tồn tại trong khu vực!
Trong khi đó, Nhật được Siêu Quyền Lực cho tăng cường sức mạnh quân sự để liên minh phòng thủ cùng đối đầu với TQ; Nhật ký Hiệp Ước tuần qua về Tàu ngầm với Úc, viện trợ cho Philippines, Việt Nam..
Mỹ cảnh cáo rằng, nếu TQ còn hung hăng thì sẽ không tránh khỏi cuộc chiến tranh với các quốc gia trong khu vực. TT Barack Obama đã nói thẳng ván bài sẽ đánh sập TQ, và đó là lý do TQ phải gấp rút kéo Giàn Khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam ở gần Hoàng Sa vào ngày 15-7-2014 để đưa về neo đậu tại vùng biển gần đảo Hải Nam của TQ! (VietPressUSA)
 
 

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Mời đọc và suy ngẫm : Câu nói của người 90 tuổi đã trải đời


Mời đọc và suy ngẫm
  
 

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Kami - Sự thật giàn khoan HD-981 đã rút khỏi lãnh hải VN hay chưa?

Kami - Sự thật giàn khoan HD-981 đã rút khỏi lãnh hải VN hay chưa?
 

Vào đầu giờ chiều  hôm nay, 17.7.2014 trên các mạng xã hội người ta lan truyền một tin "dữ", tin có nguồn từ báo Tuổi trẻ khi cho biết: giàn khoan HD-981 chỉ chạy loanh quanh, rời vị trí ban đầu 35 hải lý về hướng tây tây bắc. Đặc biệt vị trí mới của giàn khoan chỉ cách đảo Lý Sơn 112 hải lý, gần hơn khoảng 30 hải lý so với vị trí trước khi di chuyển. Việc này đã khiến nhiều người băn khoăn "Vậy giàn khoan HD-981 của Trung quốc đã rút ra khỏi lãnh hải Việt nam hay chưa?".

Theo phóng viên Đông Hà của Báo Tuổi trẻ từ Hoàng Sa trong bài (đã bị rút xuống) có tựa đề "Giàn khoan 981 ngừng di chuyển, nằm sâu hơn trong biển Việt Nam " trưa ngày 17.7.2014, theo đó bài báo cho biết "Sau một ngày theo dõi việc di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981, từ 22g tối 16-7 đến 10g30 sáng 17-7, kiểm ngư VN đã nhận thấy giàn khoan Hải Dương 981 không còn di chuyển nữa. Vị trí giàn khoan Hải Dương 981 từ 22g tối 16-7 định vị cho đến thời điểm này tại 15 độ 47 phút vĩ Bắc; 111 độ 00 phút 42 giây kinh độ Đông. Như vậy, trong 25 giờ di chuyển, giàn khoan Hải Dương 981 chỉ chạy “loanh quanh”, rời vị trí ban đầu 35 hải lý về hướng tây tây bắc. Đặc biệt vị trí mới của giàn khoan chỉ cách đảo Lý Sơn 112 hải lý, gần hơn khoảng 30 hải lý so với vị trí trước khi di chuyển."

Hình chụp bài viết trên báo Tuổi trẻ khi chưa bị gỡ xuống.
Cho dù trước đó, ngày 16.7.2014, Tân Hoa Xã đã cho hay giàn khoan HD-981 đã “hoàn thành việc khai thác” và đã được dịch chuyển đến khu vực đảo Hải Nam của Trung Quốc. Phía Trung quốc cho biết họ di dời giàn khoan vì lý do mưa bão, dù rằng họ đã tìm thấy dầu. Và phía Trung quốc cũng cho biết họ có thể quay lại bất kỳ lúc nào. Tuy trong bản tin của Tân Hoa Xã cũng không đưa ra thông tin chi tiết về thời gian và địa điểm triển khai tiếp theo của giàn khoan này, nhưng các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế đều đưa tin cho biết Trung Quốc đã rút giàn khoan HD 981 khỏi vị trí cũ 41 hải lý, cách đảo Hải Nam khoảng 163 hải lý về phía tây nam, ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Không chỉ có thế mà truyền thông nhà nước còn miêu tả thắng lợi của việc rút của giàn khoan HD-981 lần này là do sự kiên trì của các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, cũng như sự đấu tranh kiên trì về mặt ngoại giao trên cơ sở đảm bảo gìn giữ hòa bình của Việt nam.

Tin Trung quốc rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển Việt nam đã được các học giả trong và ngoài nước đã có rất nhiều các bài phân tích, bình luận, đánh giá... với những nhận định khác nhau về động thái của Trung Quốc và lý do rút giàn khoan ra khỏi vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa sau hơn hai tháng giàn khoan này được triển khai tại đây. Điều đó cho thấy việc giàn khoan Hải Dương 981 đã dịch chuyển ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam phải là tin tức chính xác và hoàn toàn có cơ sở.

Song điều đáng ngạc nhiên là , theo truyền thông nhà nước cho biết, phát biểu tại một phiên họp của chính phủ ngày 16.7.2014 sau khi đã nhận tin mới nhất về giàn khoan, Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng Việt Nam “luôn kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền”. Và ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã “yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển của Việt Nam”. Vậy mà báo Tuổi trẻ đã đưa một tin trái ngược với phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà hầu như họ không hề nghi ngờ và kiểm tra nguồn tin của họ(!?)

Theo truyền thông nước ngoài cho hay, ngày 16.7.2014, bà Jen Psaki phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã hoan nghênh việc Trung Quốc di dời giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển tranh chấp với Việt Nam, khi cho rằng "tầm quan trọng của việc các bên có yêu sách làm rõ tuyên bố chủ quyền của mình theo đúng luật pháp quốc tế, từ đó đi đến nhận thức chung về cách ứng xử và hành vi phù hợp ở những khu vực tranh chấp”. Dẫn ra vấn đề này để thấy khi đánh giá một vấn đề đúng hay sai thì người làm báo cần phải kiểm chứng nguồn tin từ nhiều nguồn, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ chắc chắn khó có thể sai trong ván đề này.

Vậy tại sao bài báo có tựa đề "Giàn khoan 981 ngừng di chuyển, nằm sâu hơn trong biển Việt Nam " của báo Tuổi trẻ đưa một tin đáng giật mình như thế và kết quả cuối cùng là bài báo đã bị rút xuống một cách nhanh chóng?

Thông tin từ nhà báo Thiềm Thừ của báo Tiền phong cho biết: "Gần hơn không có nghĩa là sâu hơn - Một số bạn đo khoảng cách từ giàn khoan Hải Dương 981 đến bờ biển Việt Nam, thấy rằng hôm nay nó gần đảo Lý Sơn hơn hôm 14/7, vội kêu rằng nó vào sâu hơn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, rút gì mà rút! Xin các bạn xem bản đồ này." (Ảnh dưới)

Vị trí giàn khoan HD-981 trong ngày 14 và 17.7.2014 (Ảnh FB. Thiềm Thừ)
Đến đây thì chúng ta đã rõ và có thể khẳng định thông tin từ bài báo có tựa đề "Giàn khoan 981 ngừng di chuyển, nằm sâu hơn trong biển Việt Nam " của phóng viên Đông Hà của Báo Tuổi trẻ từ Hoàng Sa là chưa có căn cứ và không chính xác. Bởi vì "Gần hơn không có nghĩa là sâu hơn". Nghĩa là vị trí hiện tại của giàn khoan HD-981 ngày 17.7 dù có gần đảo Lý sơn của Việt nam hơn so với vị trí của nó trong ngày 14.7. 2014, nhưng vị trí ngày 17.7.2014 của nó đã nằm ngoài hải phận của Việt nam.

Đáng tiếc là Ban Biên tập của báo Tuổi trẻ rút bài xuống do đưa tin sai mà không hề có một lời giải thích hay xin lỗi, mà cứ lẳng lặng rút bài xuống như mỗi lần đối với bài nhạy cảm và làm như không có việc gì đã xảy ra. Làm báo kiểu như thế thì cũng xin đề nghị Báo Tuổi trẻ cũng nên xem lại cách làm của mình.

Ngày 17 tháng 7 năm 2014

© Kami

Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường chín đoạn

Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường chín đoạn

Tất cả những tuyên bố chủ quyền từ “đường chín đoạn” của Trung quốc mà không dựa trên các quyền chủ quyền trên đất liền đều trái với luật pháp quốc tế. Cộng đồng thế giới yều cầu Trung quốc phải giải thích, nếu không thì phải điều chỉnh những tuyên bố chủ quyền dựa trên đường chín đoạn để tuân thủ theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.”

Lần đầu tiên Hoa Kỳ đã bày tỏ một cách rõ ràng rằng đường chín đoạn do Trung quốc và Đài loan vẽ ra trên Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế. Trong buổi tường trình trước Uỷ Ban Đối Ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel đã nói: “Theo luật pháp quốc tế, các đòi hỏi chủ quyền ở biển Biển Đông  phải dựa trên các yếu tố từ đất liền.

Tất cả những tuyên bố chủ quyền từ “đường chín đoạn” của Trung quốc mà không dựa trên các quyền chủ quyền trên đất liền đều trái với luật pháp quốc tế. Cộng đồng thế giới yều cầu Trung quốc phải giải thích, nếu không thì phải điều chỉnh những tuyên bố chủ quyền dựa trên đường chín đoạn để tuân thủ theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.”

Với diện tích rộng hơn 1,4 triệu dặm vuông, Biển Đông có hàng trăm các đảo và quần đảo nhỏ, các rặng san hô mà phần lớn là không có người ở hay không đủ điều kiện sinh sống. Trung quốc thừa hưởng ý tưởng về đường chín đoạn từ chính quyền quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch, đó là một đường vẽ mập mờ bao quanh tất cả các hòn đảo ở Biển Đông mà vùng nước trong đó Trung quốc đòi hỏi chủ quyền. Dựa theo Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (U.N. Convention on the Law of the Sea - UNCLOS) được thương thảo vào những năm 70 và  80, các quốc gia ven biển được yêu sách quyền độc quyền  khai thác các nguồn tài nguyên ngư nghiệp và khoáng sản trong “vùng đặc quyền kinh tế” (Exclusive Economic Zones -  EEZ), đó là vùng nước rộng 200 hải lý tính từ bờ biển hay xung quanh các hòn đảo có người ở. Không có điều luật nào trong công ước UNCLOS cho phép đòi hỏi quyền chủ quyền mà không dựa vào nguyên tắc tính từ đất liền này. Dựa trên nguyên tắc này của UNCLOS, Hoa Kỳ xem các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông mà không dựa trên các hòn đảo có người sinh sống là hoàn toàn vô giá trị.  Tuyên bố của trợ lý ngoại trưởng Russel đã làm rõ luận điểm này của Hoa Kỳ.
 
 
 
Có thể thấy rõ sự quan tâm của Hoa Kỳ dưới chính quyền của Tổng thống Obama đến tình hình Biển Đông. Chỉ dấu đầu tiên của sự quan tâm đó là tuyên bố được biết đến rộng rãi của Ngoại trưởng Clinton tại một hội nghị quốc tế tại Hà nội vào năm 2010, trong đó bà nêu ra các nguyên tắc trong chính sách của Hoa Kỳ ở Biển Đông: đó là tôn trọng tự do hàng hải, giải quyết các bất đồng một cách hoà bình, tự do thương mại, thương thuyết để tiến tới thành lập một Bộ Qui Tắc Ứng Xử (Code of Conduct – COC) nhằm giải quyết các bất đồng và vấn đề liên quan ở đây là các đòi hỏi chủ quyền vùng ở các vùng biển phải dựa trên các chủ quyền hợp pháp trên đất liền. Tuyên bố của bà Clinton đã đụng chạm đến một chủ đề rất mập mờ mà trước đó ít được nhắc đến, nó làm cho Biển Đông trở thành một điểm nóng về ngoại giao, một chủ đề tranh luận giữa các nhà phân tích và các chuyên gia về an ninh quốc gia và trong một vài trường hợp, nó làm cơ sở cho các tranh cãi của các bên đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong khi các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei nhiệt liệt ủng hộ tuyên bố này làm Trung quốc rất tức giận.
 
Ngoại trưởng Clinton đã đưa ra tuyên bố này để phản hồi cho những bất an ngày một gia tăng giữa các nước láng giềng của Trung quốc về việc nước này đang ngày càng mạnh bạo hơn trong các đòi hỏi chủ quyền thông qua các phương cách chính trị và quân sự trong một môi trường thiếu vắng các cơ chế ngoại giao để làm giảm thiểu các căng thẳng. Trong khoảng giữa năm 1994 và 1995 đã có một giai đoạn căng thẳng tương tự khi Trung quốc tiến hành xây dựng các công trình ở rặng san hô Mischief nằm trong quần đảo Trường Sa mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Những đổ vỡ  mang tính hệ quả trong mối quan hệ giữa Trung quốc và các nước Đông Nam Á đã làm cho các lãnh đạo Trung quốc khi ấy mà dẫn đầu là ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham phải thương thảo với các nước ASIAN một bản Tuyên Bố Ứng Xử (Declaration of Conduct – DOC) và một cam kết rằng các bên sẽ không có những hành động làm thay đổi nguyên trạng. Mặc dù thỉnh thoảng vẫn xảy ra những vụ tấn công tàu cá do một trong các bên hoặc một trong những quốc gia liên quan mà chủ yếu là Việt Nam cho phép các công ty thăm dò dầu khí trong vùng tranh chấp, những biến cố này đã không châm ngòi cho các cảnh báo chiến tranh.
 
Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây đã có những lo ngại gia tăng trong vùng và ngay tại Hoa Kỳ là Trung quốc đã không còn thích thú với các giải pháp ngoại giao nữa mà nay đang quay sang sử dụng các phương cách quân sự và luật pháp để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Các tuyên bố nhắm vào giới ngoại giao Hoa Kỳ là Trung quốc xem Biển Đông như một “quyền lợi cốt lõi” mà liên quan nó, Trung quốc sẽ không chấp nhận sự can thiệp làm tăng căng thẳng từ bên ngoài. Trong năm 2012, Trung quốc đã xua đuổi ngư dân Philippines ra khỏi ngư trường truyền thống của họ nằm xung quanh bãi cạn Scarborough nằm cách các đảo lớn của Philippenes ít hơn 125 dặm rồi từ đó cho cảnh sát biển liên tục kiểm soát. Cũng trong năm 2012, Trung quốc thiết lập một đơn vị hành chánh và quân sự bao gồm nhiều phần của quần đảo Hoàng sa. Ngay khi vừa thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông vào cuối năm 2013, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung quốc tuyên bố ý định thành lập một vùng nhận dạng phòng không tương tự ở Biển Đông chắc chắn sẽ chồng lấn với ít nhất vài khu vực đã được thiết lập bởi các nước khác.
  
Biển Đông là một vấn đề phức tạp đối với Hoa kỳ. Chúng ta không có đòi hỏi nào trong vùng đó. Chúng ta đã không và sẽ không nên ngả theo phe nào trong các tuyên bố chủ quyền. Cho dù bất kỳ nước nào thiết lập được khả năng phát huy sức mạnh từ các đảo ở Biển Đông cũng sẽ khó lòng mà đe doạ được tàu bè và quân đội Hoa kỳ hoạt động trong vùng. Mặc dù có những đánh giá về tiềm năng dầu hoả và khí đốt, khả năng khai thác thương mại là không thể trong tương lai gần.
 
Tuy nhiên, Hoa kỳ có các mối quan tâm trọng yếu ở biển  Biển Đông. Đó là:
 
•    Để bảo đảm tự do hàng hải, không phải vì quyền lợi của bất cứ nước cụ thể nào mà đó là một quyền quốc tế quan trọng trong một khu vực mà 50% các tàu  chở dầu phải đi qua, một hải lộ lớn của kinh tế thế giới và là nơi mà các tàu hải quân Hoa kỳ được gửi đến và hoạt động thường xuyên theo luật pháp quốc tế. 
•    Để ngăn chặn việc sử dụng sức mạnh hay áp bức để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hay hàng hải.
•    Để bảo vệ cho việc tuân thủ các nguyên tắc và luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề như vậy.
•    Để bảo đảm tất cả các quốc gia bao gồm Hoa Kỳ được quyền khai thác các nguồn lợi ngư nghiệp và khoáng sản bên ngoài các vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp.
•    Để ngăn chặn một đồng minh của Hoa Kỳ là Phillippenes khỏi bị bắt nạt hay bị tấn công bằng sức mạnh.
•    Để đảm bảo rằng quyền lợi của tất cả các quốc gia chứ không phải chỉ có nước lớn phải được tôn trọng.
 
Có những áp lực giữa các yếu tố khác nhau trong quyền lợi của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không muốn thấy Trung quốc đạt được quyền kiểm soát trong khu vực thông qua việc áp bức. Nhưng cùng lúc, Hoa Kỳ không muốn Biển Đông trở thành nơi đối đầu hay xung đột giữa Mỹ và Trung quốc. Sự thách thức các đòi hỏi của Trung quốc nếu không tuân theo các thông lệ quốc tế và phù hợp với các nguyên tắc của Hoa Kỳ có thể kích thích chủ nghĩa dân tộc Trung hoa và sự hoài nghi nhắm vào chủ đích của Hoa Kỳ và thậm chí kích thích các hành xử hung bạo hơn của Trung quốc trong vùng nhắm vào các bên tranh chấp khác nếu như Hoa Kỳ không có những đáp trả hiệu quả. Mặt khác, một Hoa kỳ thụ động sẽ làm lu mờ các quan tâm kể trên và sẽ làm cho các bên tranh chấp khác tin rằng Hoa Kỳ bỏ rơi họ và cả những nguyên tắc của mình, qua đó có thể làm cho chính sách “xoay trục” của chính quyền Obama về Châu Á trở thành trò hề làm mất đi sự đón nhận của khu vực đối với sự hiện diện và ảnh hưởng của Hoa Kỳ.
 
Qua việc công khai không chấp nhận đường chín đoạn, trợ lý ngoại trưởng Russel và chính quyền Obama đã vạch ra một sự giới hạn đúng chỗ. Họ đã làm rõ là những phản đối của chúng ta dựa trên nguyên tắc, dựa trên luật pháp quốc tế chứ không phải chỉ để nhắm vào Trung quốc. Nếu cách tiếp cận của chúng ta với vấn đề Biển Đông vẫn tiếp tục dựa trên nền tảng của nguyên tắc và luật pháp quốc tế, Hoa Kỳ có thể đạt được những mục tiêu đề ra, bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp mà không phải đối đầu với Trung quốc trong vấn đề chủ quyền.
 
Những việc gì khác mà Hoa Kỳ nên làm? Rất nhiều thứ:
 
•    Hoa Kỳ nên đảm bảo rằng cách tiếp cận của mình không bị xem là đơn phương. Đôi khi các quốc gia khác ngoài mặt thì im lặng nhưng bên trong vẫn ủng hộ. Chính quyền Hoa Kỳ nên làm rõ với các bên tranh chấp khác cũng như các nước ASIAN khác như Singapore và Thái Lan là chúng ta kỳ vọng ở họ một sự phản đối công khai đối với đường chín đoạn theo luật pháp quốc tế.  
 
•    Hoa Kỳ nên thảo luận với Đài Loan để làm rõ quan đểm của họ về đường chín đoạn, làm rõ rằng những đòi hỏi của họ phải dựa theo UNCLOS.
 
•    Hoa Kỳ nên tiếp tục nỗ lực cho việc đàm phán để tạo ra một Bộ Qui Tắc Ứng Xử (COC) giữa Trung quốc và các nước ASIAN như chúng ta đã và đang làm từ lúc ngoại trưởng Clinton thông báo về mục tiêu đó ở Hà nội. Thực tế là quyết định gần đây của Trung quốc và các nước ASIAN trong việc bắt đầu các cuộc đối thoại về COC là một thắng lợi từ tuyên bố của ngoại trưởng Clinton.
 
•    Hoa Kỳ nên khuyến cáo Trung quốc không thành lập bất cứ một vùng nhận dạng phòng không mới nào trên Biển Đông. Mặc dù việc làm rõ quan điểm về vấn đề này một cách công khai là cần thiết, các cuộc đối thoại ngoại giao kín dường như có tác dụng ảnh hưởng hơn với Bắc Kinh.
 
•    Hoa Kỳ nên thảo luận với tất cả các bên tranh chấp về những đồng thuận khả thi trong việc khai thác khoáng sản và ngư nghiệp mà không liên quan đến chủ quyền bao gồm việc hợp tác đầu tư giữa các công ty.
 
•    Thượng nghị viện nên chuẩn thuận UNCLOS. Điều đó sẽ cho phép Hoa Kỳ có thêm tính chính danh khi tham gia một cách chủ động và hiệu quả vào các quyết định về tương lai Biển Đông. Tất cả các ngoại trưởng tiền nhiệm của Hoa Kỳ đều ủng hộ một quyết định như vậy. Hải quân Hoa Kỳ cũng như các nguyên soái hải quân và tư lệnh Thái Bình Dương cũng như phần lớn các công ty Hoa Kỳ có liên quan cũng đều ủng hộ. Thay vì nói, chúng ta hãy bắt tay vào làm thôi.
 
Jeffrey A. Bader
 Liêm Nguyên dịch theo brookings.edu 
Bài đã được đăng tai Blog "Dr. Liem Nguyen" tại địa chỉ: http://drliemnguyen.blogspot.com/2014/06/hoa-ky-ket-lieu-su-map-mo-cua-trung.html
 

 

Thượng Viện Hoa Kỳ Nhất Trí Kêu Gọi Trung Quốc Rút Giàn Khoan HD-981

Thượng Viện Hoa Kỳ Nhất Trí Kêu Gọi Trung Quốc Rút Giàn Khoan HD-981

Thượng Viện Hoa Kỳ Nhất Trí Kêu Gọi Trung Quốc Rút Giàn Khoan HD-981
Mạch Sống, ngày 11 tháng 7, 2014
Tối qua, 10 tháng 7, Thượng Viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Nghị Quyết S. Res. 412, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 cùng với lực lượng hải quân ra khỏi vùng biển đang hoạt động, và ngay lập tức trở về nguyên trạng như trước ngày 1 tháng 5.
Nghị quyết này, do Thượng Nghị Sĩ Robert Menendez (Dân Chủ, New Jersey) là tác giả, khẳng định chính sách của Hoa Kỳ ở Á Châu-Thái Bình Dương và lên án những hành động bá quyền hung hãn của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp với Nhật Bản, Phi Luật Tân và Việt Nam. TNS Menendez là Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại của Thượng Viện.
"Việc thông qua Nghị Quyết này, trong bối cảnh chuyến công du Trung Quốc của Ngoại Trưởng John Kerry, là một thông điệp rõ ràng về chính sách gởi đến Trung Quốc và các quốc gia đang bị ảnh hưởng", Ts. Nguyễn Đình Thắng nhận định.
Theo Ông, các giới chức Hành Pháp Hoa Kỳ đã có một số phát biểu về các hành động bành trướng của Trung Quốc trong thời gian gần đây, nhưng thiếu sự nhất quán.
"Quốc Hội mới là nơi làm chính sách, và việc thông qua Nghị Quyết S. Res. 412 vào tối qua cho thấy Thượng Viện Hoa Kỳ cần khẩn trương đề ra chính sách của Hoa Kỳ về vấn đề ngày càng hệ trọng này."



Thúc đẩy Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua S. Res. 412 là một trong các mục tiêu của cuộc tổng vận động đang được thực hiện bởi Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ, mà cao điểm là ngày 16 tháng 7 tới đây.
Cuộc tổng vận động này có mục tiêu kép: Cùng lúc đẩy lùi sự xâm lấn của cộng sản Trung Quốc, và sự độc tài của chế độ cộng sản Việt Nam.
"Khi  chính quyền Việt Nam giùng giằng không dám hành động trước các động thái ngày càng hung hãn của Trung Cộng, chính người Việt ở hải ngoại đã hành động nhanh chóng, dứt khoát và cụ thể để cùng với toàn dân Việt Nam bảo vệ giang sơn gấm vóc," Ts. Thắng nhận xét. "Mọi người dân trong nước sẽ từ từ thấy rõ thực tế này và hiểu ra bản chất của chế độ."
Theo Ông, sự việc giàn khoan HD-981 bất ngờ đã cho thế giới tự do "cơ hội vàng" để áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền và bắt đầu tiến trình dân chủ hoá.
Tại buổi điều trần ở Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 9 tháng 7, Ts. Thắng kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ có thái độ cứng rắn và mạnh mẽ đối với Việt Nam ngay lúc này vì "không còn phải e ngại rằng Việt Nam sẽ ngả thêm về Trung Quốc" và vì Việt Nam đang rất cần phát triển các quan hệ mậu dịch với Hoa Kỳ để cứu vãn nền kinh tế đang rất bấp bênh và có thể đi vào khủng hoảng nếu tình trạng đối đầu với Trung Cộng leo thang.
Ông cho biết rằng tuần tới, người Việt đến từ nhiều thành phố Hoa Kỳ và Canada sẽ cùng nhau dốc sức vận động cho đạo luật về chính sách "chuyển trục"về Á Châu-Thái Bình Dương, các đạo luật nhân quyền cho Việt Nam, và đẩy lùi TPP cho Việt Nam.
"Buổi điều trần tại Hạ Viện ngày 9 tháng 7 và rồi việc thông qua Nghị Quyết S. Res. 412 ngay ngày hôm sau là những dấu hiệu rất khích lệ cho cuộc tổng vận động mang tính quyết định này", Ts. Thắng nhận định. "Chúng tôi kêu gọi đồng hương tham gia thật đông đảo cuộc biểu tình lúc 1 giờ trưa ngày 16 tháng 7 tới đây tại Quốc Hội để tăng uy thế cho cuộc tổng vận động."
Nghị quyết S. Res. 412 được 7 vị Thượng Nghị Sĩ thuộc Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hoà đồng bảo trợ:  Marco Rubio (Cộng Hoà, Florida), Ben Cardin (Dân Chủ, Maryland), John McCain (Cộng Hoà, Arizona), James Risch (Cộng Hoà, Idaho), Patrick Leahy (Dân Chủ, Vermont), Dianne Feinstein (Dân Chủ, California) và John Cornyn (Cộng Hoà, Texas).