Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

BBC: LUẬT SƯ TRUNG QUỐC BỊ XÉ TAN QUẦN ÁO TẠI TÒA

BBC: LUẬT SƯ TRUNG QUỐC BỊ XÉ TAN QUẦN ÁO TẠI TÒA




Luật sư TQ 'bị xé tan quần áo tại tòa'
 
Stephen McDonell 
BBC News, Bắc Kinh

BBC
7 tháng 6 2016
 
Một hình ảnh làm thay đổi nhiều thứ!

Đã có khá nhiều luật sư Trung Quốc bị quấy nhiễu, bị bắt giữ, thậm chí bị bỏ tù, nhưng bức ảnh một người quần áo tả tơi, được cho là do cảnh sát xé rách, đã thu hút sự chú ý tại nước này.

Ông Ngô Lương Thuật đứng trước tòa án quận Thanh Tú, trên người là mảnh tả tơi còn lại của bộ quần áo đã bị xé rách, lộ đùi và quần lót.

Ông và các luật sư khác nói với các viên chức tòa án rằng ông đã bị ba cảnh sát tấn công bên trong một phòng xử án, ngay trước mặt hai thẩm phán, những người đã bác yêu cầu của ông trong việc nộp đơn khởi kiện tại tòa án quận Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây.

Ông Ngô đã được đưa cho một bộ quần áo mới, nhưng ông biết mình cần phải làm gì. "Cảm ơn, tôi không nhận," ông nói.

Luật sư Ngô sau đó đã đi ra cổng chính của khu vực tòa án, mang theo các tài liệu trình tòa cùng một cây bút vẫn gài trên túi áo ngực của chiếc sơ-mi đã bị xé rách.

Ông sau đó đã được chụp ảnh đứng bên ngoài tòa nhà. 
 
 
Hành động của ông Ngô Lương Thuật thu hút sự chú ý của công chúng về những thách thức mà giới luật sư Trung Quốc phải đối diện

Đó là một hành động phản kháng đơn giản.

Nếu như mục tiêu của ông là nhằm thu hút sự chú ý về những gì đã xảy ra với ông và những gì các luật sư Trung Quốc phải đối diện hàng ngày, thì ông đã thành công.

Ngô Lương Thuật nói với BBC: "Tôi không thấy sốc. Tôi đã nghe đủ những chuyện kỳ quặc, bạo lực về những gì xảy ra với các luật sư Trung Quốc, nhưng tôi không ngờ là điều đó lại xảy ra với mình."

Phía cảnh sát thì nói ông đã từ chối trao điện thoại di động khi được yêu cầu. Họ cáo buộc ông là ghi âm bất hợp pháp các viên chức tòa án.

Theo điều tra chính thức sơ bộ thì cảnh sát ở tòa đã không "đánh" luật sư nhưng được kết luận là đã áp dụng "những biện pháp cưỡng bức, ngược đãi" khi buộc ông phải trao điện thoại.

Chừng một ngàn luật sư Trung Quốc được cho là đã ký tuyên bố lên án vụ tấn công và kêu gọi công bố đoạn băng hình theo dõi an ninh CCTV bên trong tòa nhà để làm rõ những gì đã xảy ra.

Người đứng đầu Hiệp hội Luật sư Toàn Trung Quốc mô tả vụ ông Ngô Lương Thuật là "rất đáng lo".

Trong lúc đó, những thảo luận trên truyền thông xã hội Trung Quốc về vụ việc đã không được giới chức chấp nhận.

Hầu hết các bàn luận trên trang tiểu blog Weibo dường như đã bị kiểm duyệt, và nay người ta chỉ đọc được những bình luận có tính chỉ trích ông Ngô.
 
  TEU.BLOG

Chính Trung Quốc phát lệnh xả độc vào biển

Chính Trung Quốc phát lệnh xả độc vào biển

Cảnh cá chết vì độc trên bờ biển đảo Pag-asa (Thị Tứ)



Chỉ cần một chút tinh ý, bạn sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang lâm vào cuộc bao vây nào, cũng như sự im lặng của nhiều quan chức Việt Nam là hoàn toàn có thể phỏng đoán được vì sao.


Đầu tháng 5/2016, tương tự như người dân ở 4 tỉnh miền Trung việt Nam, những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Pag-asa (Thị Tứ), một hòn đảo gần ở vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Thủ phạm cũng không khó tìm: chính các tàu cá giả dạng của chính quyền Trung Quốc đã đến gần, đổ hàng tấn hóa chất độc xuống nhằm hủy diệt môi trường, nhằm triệt hạ đường sống của ngư dân ở đây.


Lời tố cáo chính thức, phát đi trên trang Elitereaders, cho biết hành động hủy diệt này của Trung Quốc là có chủ ý rõ ràng. Khi môi trường của khu vực này bị hủy diệt, tức đời sống và nền kinh tế của dân cư chung quanh đó tê liệt và sợ hãi, sẽ khiến họ rời bỏ ngư trường. Đảo và biển sẽ bị bỏ hoang. Sau đó, Trung Quốc sẽ tiến vào bất ngờ tiến vào kiểm soát, và thiết lập căn cứ quân sự ở đó.


Trung Quốc đẩy mạnh việc xả độc vào các vùng biển mà họ đang tranh chấp hay nhắm tới, nơi mà họ dùng ngư dân hoặc giả dạng ngư dân làm lá chắn để gây hấn. Đặc biệt, chiến dịch xả độc và gây hấn sẽ tăng mạnn trong mùa đi biển của ngư dân các nước.


“Tháng Ba, bà già đi biển”, mùa làm ăn Bính Thân 2016 của ngư dân Việt vừa khởi động đã vấp phải sự cố xả độc chất ra biển của Formosa Hà tĩnh, Vũng Áng. Toàn bộ 4 tỉnh miền Trung hoàn toàn tê liệt trước thảm cảnh thủy sinh vật chết tràn ngập các bờ biển. Bên cạnh đó, hàng trăm ngàn tàu cá Trung Quốc ra khơi được trang bị vũ khí là một tín hiệu đe dọa cho bất kỳ tàu cá nào của Việt Nam muốn vượt xa ngoài 20 hải lý – đánh bắt dài ngày – để tìm nguồn cá sạch mang về đất liền. Hàng trăm cây số bờ biển Việt Nam bị cô lập.


Cùng thời điểm mà Formosa Hà Tĩnh bất ngờ đẩy mạnh việc xả hàng tấn độc chất ra biển, cũng là lúc nhiều tàu cá Trung Quốc nhận nhiệm vụ âm thầm xâm nhập sâu bờ biển Việt Nam. Nhiệm vụ của họ không phải là đánh cá. Ngày 8 tháng 4, lực lượng tuần tra biên phòng Quảng Bình chận bắt 6 tàu cá như vậy mà chỉ còn cách cửa Nhật Lệ (TP Đồng Hới) khoảng 19 hải lý về phía Đông, cách cửa Gianh khoảng 24 hải lý về phía Đông Đông Nam. Hồ sơ của biên phòng biển Quảng Bình ghi nhận rằng các ngư dân này bất hợp tác, nhiều phần là tàu trinh sát giả dạng.


6 chiếc tàu nói trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Có thể hình dung rằng ngoài việc Formosa “vô tình” ồ ạt xả độc ra biển vào thời điểm cụ thể, thì những chiếc tàu Trung Quốc như vậy cũng thực hiện nhiệm vụ thả các thùng độc chất dọc bờ biển không khác gì họ đã làm trên đảo Pag-asa mà người Phi Luật Tân báo động. Biển nhiễm độc kéo dài không điểm dừng tạo nên nỗi sợ hãi của người dân Việt, đồng thời gây hoang mang, tạo cớ cho những thành phần thông đồng với Formosa, núp bóng trong chính quyền hiện hành, lên tiếng chạy chữa, hoặc im lặng né tránh cho tội ác của khu tự trị Vũng Áng.


Nhiều ngày sau khi Formosa Hà Tĩnh ngưng xả độc và bất hợp tác với chính quyền sở tại trong việc cung cấp các dữ liệu MSDS (Material Safety Data Sheets), tức các thành tố minh chứng an toàn trong việc xả độc của họ, cá vẫn chết dọc miền Trung. Ngày 1/5, ngư dân vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị cách bờ 20 hải lý cho biết lặn sâu dưới mặt biển 5m vẫn thấy hàng đàn cá lờ đờ nhiễm độc và chết dần. Nước biển thì loang màu đỏ nâu.


Cho đến ngày 4/5 thì nước biển màu đỏ nâu này nổi rõ, xuất hiện dài đến 1,5km ở Bố Trạch Quảng Bình. Dân chúng hoảng sợ, các quan chức thì chết lặng với hiện tượng mới này, không tìm ra cách đối phó. Đồng thời ở Thừa Thiên Huế, cá nuôi nước biển cũng chết dần hàng loạt, bí ẩn. Có phải những thùng độc chất được đục thủng và cho chảy dần, thả dưới lòng biển, tương tự như ở đảo Pag-asa đã bắt đầu có tác dụng?


Ngày 4/5, ông Lê Hữu Phước, Phó Chủ Tịch UBND huyện Hải Lăng, Quảng Trị bàng hoàng trước tình trạng cá chình chết trôi lạ lùng. “Cá chình hết sức khó bắt vì nó sống ở tầng nước sâu, trong kẽ san hô nhưng giờ phải ngoi lên mặt nước là chuyện hết sức lạ thường” – ông Phước nhấn mạnh.


Đến lúc này, mọi chuyện không chỉ nên dừng ở Formosa, mà đó có thể là một nghi vấn về sự liên kết chặt chẽ trong cuộc bao vây đường biển và ngư dân Việt. Một sách lược rất quen thuộc mà ai cũng có thể biết, nếu đã từng tham chiếu phương thức lấn đất, công thành của người Trung Quốc qua các thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc: bỏ độc và bao vây.


Những ngày cá chết rộ lên, độc chất lộ ra… cũng là những ngày mà dân biển Thừa Thiên Huế nói họ nhìn thấy nhiều tàu cá Trung Quốc im lặng xâm nhập sâu. Ngày nước biển Quảng Trị bốc lên mùi hôi thối kỳ lạ, cũng là ngày mà đại tá Hồ Ngọc Hoàng, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết tàu cá Trung Quốc bất ngờ xâm phạm hải phận của tỉnh, chỉ còn cách đảo Cồn Cỏ từ 8-10 hải lý.


Chiến thuật bao vây biển cũng chặt chẽ hơn khi ngư dân Việt muốn thoát khỏi sự cùng quẩn của thảm họa gần bờ, họ đi xa hơn 20 hải lý thì luôn bị rượt đuổi, đâm tàu bởi các nhóm đi biển Trung Quốc, hơn nữa, các nhóm tàu cá Trung quốc hung dữ này giờ lại được phát súng.


Câu chuyện cá chết hôm nay, hoàn toàn khác với 15-20 ngày trước. Bên cạnh thảm họa về môi trường còn là một cảnh báo về an nguy của Việt Nam trước Trung Quốc. Viễn tượng thù trong giặc ngoài đang mỗi lúc một hiện rõ, mà nhân dân là người gánh chịu đau thương. Câu chuyện cá chết, biển nhiễm độc hôm nay chính là giờ phút đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải chứng minh mạnh mẽ lời thề của mình khi nhậm chức, chứng minh sự dứt khoát chọn lựa thế đứng của mình thuộc về đâu, trước hiện thực đã quá rõ của thời cuộc.








Ns Tuấn Khanh

Chia sẻ:

VIỆT NAM SẼ RA SAO NẾU DONALD TRUMP TRỞ THÀNH TỔNG THỐNG MỸ?

VIỆT NAM SẼ RA SAO NẾU DONALD TRUMP TRỞ THÀNH TỔNG THỐNG MỸ?


Mặc dù Donald Trump nhận được sự ủng hộ khá nhiệt liệt của các cử tri thuộc đảng Cộng Hoà trong các cuộc bỏ phiếu sơ bộ để trở thành ứng cử viên chính thức của đảng, viễn ảnh ông trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ vẫn khiến nhiều chính khách cũng như giới bình luận chính trị cảm thấy hãi hùng.

Ngay cả những người cùng đảng Cộng Hoà với ông cũng hãi hùng. Hai cựu Tổng thống Cộng Hoà, George H.W. Bush và George W. Bush cũng như ứng cử viên đảng Cộng Hoà trong kỳ bầu cử năm 2012, Mitt Romney tuyên bố không tham dự đại hội đảng vào tháng 7, lúc Trump chính thức trở thành đại diện của đảng trong kỳ bầu cử Tổng thống vào tháng 11. Chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan, thuộc đảng Cộng Hoà, cho đến nay vẫn từ chối lên tiếng ủng hộ Trump. Nhiều tên tuổi lớn khác trong đảng giữ thái độ dè dặt.
Tại sao?
Có bốn lý do chính.
Thứ nhất, người ta cho Trump chỉ phát ngôn mị dân, ồn ào và bừa bãi chứ không có một chính sách gì rõ rệt. Mà nếu có, phần lớn những chính sách ấy đều bất khả thi (như dựng hàng rào dọc theo biên giới Mỹ và Mexico; trục xuất hết tất cả những di dân bất hợp pháp và cấm không cho người Hồi giáo vào nước Mỹ; sát hại gia đình của các tên khủng bố). Nếu thi hành được, những chính sách ấy sẽ chỉ gây ra những hậu quả bất lợi cho nước Mỹ.
Thứ hai, những chính sách của Trump thường đi ngược lại với các nguyên tắc chủ đạo của đảng Cộng Hoà lâu nay: Trong khi đảng Cộng Hoà chủ trương giảm thuế, Trump lại chủ trương tăng thuế của những người giàu có; trong khi đảng Cộng Hoà chủ trương tự do mậu dịch, Trump chủ trương áp đặt nhiều lệnh cấm lên các hoạt động thương mại với nước ngoài; trong khi đảng Cộng Hoà chủ trương đóng vai trò người hùng trên thế giới, khi cần, sẵn sàng tuyên chiến với các nước khác để bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ, Trump theo chủ nghĩa biệt lập (isolationism), giảm các hành động can thiệp vào sinh hoạt chính trị của thế giới, v.v…
Thứ ba, người ta không tin Trump có thể đánh bại được Hillary Clinton trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới. Cách ăn nói bỗ bã của Trump làm mất lòng nhiều giới như cộng đồng những người nói tiếng Tây Ban Nha, những người Hồi giáo, phụ nữ và giới trí thức nói chung. Theo các cuộc điều tra, hầu hết những người vừa nêu đều không có ý định bỏ phiếu cho Trump.
Cuối cùng, thứ tư, người ta không tin Trump xứng đáng nắm vai trò tổng tư lệnh của siêu cường quốc số một trên thế giới về cả phương diện đạo đức lẫn trí thức. Dưới mắt nhiều người, ông là người kỳ thị chủng tộc và kỳ thị phái tính. Ông không giấu sự ngưỡng mộ của ông đối với cả Hitler lẫn Mussolini. Ông từ chối lên án các phong trào kỳ thị chủng tộc tại nước Mỹ. Ông cũng không có kinh nghiệm và kiến thức về chính trị quốc gia cũng như thế giới.
Cũng vì các lý do nêu trên, hầu hết các nhà lãnh đạo châu Âu đều lo lắng trước viễn ảnh Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ. Nhiều dân biểu Quốc Hội Anh đề nghị cấm không cho Trump nhập cảnh vào nước họ.
Tháng 12, 2015, Thủ tướng Anh, David Cameron, thẳng thắn gọi các chính sách của Trump là “sai lầm, ngu xuẩn và gây chia rẽ”. Giới lãnh đạo các nước khác, không nói thẳng ra, nhưng đều nhìn Trump một cách đầy lo ngại. Dưới mắt họ, nguy cơ Trump trở thành một tên phát xít là rất lớn.
Tuy nhiên, ở đây, chúng ta chỉ nên tập trung vào Việt Nam: Đất nước chúng ta sẽ ra sao nếu Donald Trump được bầu làm Tổng thống nước Mỹ?
Theo tôi, có hai điều quan trọng sẽ xảy ra:
Thứ nhất, về phương diện kinh tế, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn đã được ký kết và đang chờ Quốc Hội thông qua sẽ khó biến thành hiện thực. Xin lưu ý là cả Hillary Clinton lẫn Donald Trump đều phản đối hiệp định này. Nhưng mức độ phản đối của hai người khác nhau: Bà Clinton chỉ phản đối một số nội dung của hiệp định còn ông Trump thì phản đối bản thân hiệp định. Trump từng nhiều lần buộc tội Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam nữa, đang “đánh cắp” nhiều thứ từ nước Mỹ, trong đó, có việc làm của người Mỹ. Ông bảo ông không “tức giận” các nước ấy, ông chỉ “tức giận” với sự lãnh đạo “thiếu hiểu biết” và “bất tài” của chính phủ Mỹ hiện nay. Ông doạ sẽ tăng thuế đối với hàng hoá nhập từ Trung Quốc và cũng sẽ tăng thuế đối với các công ty Mỹ mở chi nhánh sản xuất ở nước ngoài để tận dụng giá nhân công rẻ. Với quan điểm như thế, rất khó hy vọng Trump sẽ thúc đẩy việc hiện thực hoá Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Mỹ đã ký kết với 11 quốc gia khác, trong đó, có Việt Nam (các quốc gia khác ấy là Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Nhật Bản, Peru, Singapore và Úc.)
Thứ hai, về phương diện chính trị, Mỹ có thể sẽ không can thiệp vào những tranh chấp trên Biển Đông của Việt Nam. Phương châm tranh cử của Trump là tập trung giải quyết các vấn đề của Mỹ trước, chuyện thế giới tính sau. Ở châu Âu, Trump tuyên bố sẽ rút khỏi, hoặc nếu không, sẽ giảm bớt vai trò của Mỹ trong khối NATO trừ phi các quốc gia Âu châu tăng thêm ngân sách quốc phòng để có thể tự bảo vệ được chính họ. Ở châu Á, Trump chỉ nhìn Trung Quốc như một sự đe doạ về kinh tế chứ không phải về phương diện chính trị. Ông đòi Nhật Bản và Hàn Quốc phải trả thêm các chi phí cho việc Mỹ đóng quân trên nước họ. Hơn nữa, ông cho cả Nhật Bản lẫn Hàn Quốc nên phát triển vũ khí hạt nhân để tự họ, họ có thể đối đầu với Trung Quốc. Như vậy, khi lên cầm quyền, rất có nhiều khả năng Trump sẽ huỷ bỏ chính sách xoay trục về châu Á và sẽ không can thiệp vào các tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia khác, trong đó, có Việt Nam, tại Biển Đông.
Với cả hai chính sách nêu trên, việc Donald Trump được bầu làm tổng thống nước Mỹ sẽ là một tai hoạ cho Việt Nam.
Chúng ta chỉ hy vọng khi thực sự lên cầm quyền, dưới áp lực của các cố vấn, các tướng lãnh và đặc biệt, của Quốc Hội, ông sẽ không thực hiện những điều ông tuyên bố lúc tranh cử.
Hy vọng vậy.

NGUỒN: NGUYỄN HƯNG QUỐC BLOG TRÊN VOA

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Biển Đông không còn nằm trong chủ đề quan tâm của Bộ Ngoại giao Việt Nam? Ngọc Thu

Biển Đông không còn nằm trong chủ đề quan tâm của Bộ Ngoại giao Việt Nam?

Ngọc Thu
7-6-2016
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình bị bịt miệng về Biển Đông.
Ảnh minh họa: Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình bị bịt miệng về Biển Đông.
Từ khoảng giữa tháng 4 cho tới nay, báo chí trong nước đã đăng nhiều phát biểu về vấn đề Biển Đông của ông Lê Hải Bình, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhưng trên website chính thức của Bộ Ngoại giao, đặc biệt là trang tiếng Anh, hầu như không cập nhật tin tức về tình hình Biển Đông.
Chẳng hạn như, phát ngôn của BNG Việt Nam về lập trường của Nga, hay phát biểu của ông Lê Hải Bình về việc ủng hộ tuần tra chung giữa Mỹ và Philippines, cũng không được đăng tải trên website của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Một ví dụ gần đây nhất là cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 2/6/2016, website của Bộ Ngoại giao có đăng bản tin tiếng Việt, nhưng đã cắt bỏ toàn bộ phần tin nói về Biển Đông:Họp báo thường kỳ lần thứ 7. Còn bản tin tiếng Anh về buổi họp báo này của Bộ Ngoại giao thì không rõ có hay không, nhưng không thấy đăng trên website này hay bất kỳ nơi nào khác.

Tuy nhiên, thông tin về buổi họp báo này lại được các báo trong nước đưa tin mà không bị kiểm duyệt phần nói về Biển Đông. Báo Chính phủ và Đài Tiếng nói Việt Nam đã đăng sau đây:
Còn bản tin tiếng Việt đăng trên website Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cắt bỏ hoàn toàn, không có chỗ nào nhắc tới Biển Đông, mà chỉ nói tới 4 chủ đề sau: 1. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham dự Hội nghị Cấp cao của Liên hợp quốc về HIV/AIDS; 2. Bộ trưởng Ngoại giao Lào thăm chính thức Việt Nam; 3. Chương trình “Gặp gỡ địa phương – Ngoại giao đoàn năm 2016” dành cho khu vực Tây Nguyên; 4. Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển và an ninh biển: Hợp tác Quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm Á – Âu” tại Hạ Long.
Chuyện gì đang xảy ra trong Bộ Ngoại giao VN? Vì sao phát biểu của ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, về Biển Đông đã bị kiểm duyệt? Bộ Ngoại giao Việt Nam được lệnh phải quên Biển Đông hay tự họ kiểm duyệt vì sợ nhắc tới nó sẽ làm “bạn vàng”, “bạn tốt” nổi giận? Nhờ quý độc giả giúp tìm hiểu thêm thông tin này.

Chủ nghĩa cộng sản là có thật và ở Thụy Sỹ?


Chủ nghĩa cộng sản là có thật và ở Thụy Sỹ?

Ngày hôm nay 6/6/2016, mạng xã hội và báo chí trong nước dẫn nguồn tin từ báo chí nước ngoài cho hay Thụy Sĩ - một đất nước thanh bình và giàu có ở Bắc Âu vừa tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về việc có nên hay không, hàng tháng sẽ phát không cho mỗi công dân trưởng thành, dù có đang đi làm hay không 2.500 francs Thụy Sĩ (khoảng 56 triệu đồng Việt Nam) để tiêu sài! Trẻ em cũng sẽ được "phát lương" như vậy, nhưng ít hơn (khoảng trên 600 francs).
Thụy Sỹ là một đất nước xinh đẹp và giàu có. Môi trường rất trong lành, tuyệt đối không có hiện tượng cá chết vì ô nhiễm môi trường (ảnh minh họa)
Mặc dù chưa có kết quả kiểm phiếu, nhưng hầu hết các báo đều nhận định là tuyệt đại đa số người dân Thụy Sỹ sẽ ... lắc đầu, nói không với việc được Nhà nước cho tiền như vậy! Khảo sát cho thấy cứ 5 người thì có 4 người không đồng ý!
Vậy ý kiến của hai phe là thế nào?
Những người ủng hộ chính sách này cho rằng trong tương lai con người sẽ sử dụng robot làm việc tại các nhà máy, cửa hàng bán lẻ thay thế cho người lao động. Vì sử dụng robot, con người sẽ cơ bản không có quá nhiều công việc để làm và buộc phải có một nguồn thu nhập nhất định để đảm bảo cuộc sống.
Trong khi đó, những người nói không thì cho rằng chính sách này sẽ có ý nghĩa tiêu cực, khuyến khích "sự thiếu chủ động và trách nhiệm cá nhân" đối với giới trẻ khi họ cảm thấy không có "động lực" làm việc.
Đảng trung hữu của Thụy Sĩ là SVP thì lo rằng chính sách sẽ khiến Thụy Sĩ trở thành mục tiêu thu hút dân của 28 nước thành viên EU di cư đến. Phát ngôn viên của SVP Luis Stamm nói với BBC: "Về mặt lý thuyết, nếu Thụy Sĩ là một hòn đảo thì có thể thực hiện. Bạn có thể cắt giảm thanh toán cho các dịch vụ xã hội nhờ chỉ phải trả một số tiền nhất định cho mỗi cá nhân. Nhưng với một biên giới mở, thì chính sách này là bất khả thi. Nếu bạn cung cấp lương cho mỗi cá nhân tại Thụy Sĩ sẽ có hàng tỉ người muốn di cư đến Thụy Sĩ".
Quả là những thông tin thú vị và "lạ lùng" phải không thưa quý vị!
Nhưng tôi không muốn bàn về chuyện người Thụy Sỹ đồng ý hay không đồng ý nhận tiền miễn phí. Đó là quyền của họ, tiền của họ. Họ muốn sử dụng như thế nào, cho ai, hay thậm chí vứt đi ... cũng chả ai có quyền ngăn cản họ. Đó là những đặc tính cơ bản của quyền sở hữu đối với tài sản: sử dụng, chiếm hữu và định đoạt.
Điều mà tôi muốn "tám" ở đây, là vấn đề về khoa học kinh tế chính trị, về mô hình phát triển của xã hội loài người.
Ở Việt Nam, chỉ cần học đến lớp 12, hẳn mọi người đều được dạy rằng ông mác và ông ang ghen và ông le nin (toàn là những người bên xứ Tây) đã dày công nghiên cứu và "phát minh" ra chủ nghĩa mác lê. Theo đó, các ông này cho rằng xã hội loài người sau giai đoạn Phong kiến sẽ là giai đoạn Tư bản chủ nghĩa. Rồi tới Xã hội chủ nghĩa và cuối cùng, tới "đỉnh cao" là Chủ nghĩa cộng sản.
Theo quan điểm của chủ nghĩa mác lê, đưa ra cách nay hơn 100 năm, thì chế độ Tư bản chủ nghĩa là một chế độ thối tha, tàn ác, bóc lột sức lao động và đang "giãy chết", đang tự "đóng đinh vào cỗ quan tài" của chính mình! (Thực tế đã chứng minh chả phải vậy).
Còn chủ nghĩa xã hội thì phát triển thật là ưu việt, có được là do giai cấp công nhân vùng lên cướp chính quyền từ tay bọn tư bản thực dân, và lãnh đạo. Ở chế độ xã hội chủ nghĩa, người dân sẽ rất là sung sướng, hạnh phúc.
Nhưng còn tuyệt vời hơn nữa sẽ là Chủ nghĩa cộng sản. Đó là một xã hội giàu có về vật chất, mà con người sẽ được vô cùng sung sướng, thích thì làm (làm theo năng lực), thích thì ăn (hưởng theo nhu cầu). Phải chăng đây chính là mô hình mà Thụy Điển vừa đưa ra trưng cầu dân ý?
Như vậy, phải chăng trên trái đất này đã xuất hiện chế độ chủ nghĩa cộng sản thực sự? Và chế độ này đã đi trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên? Mà không qua các giai đoạn tư bản "giãy chết", xã hội chủ nghĩa?
Theo tôi thấy, thì sự giàu có và tuyệt vời của Thụy Sỹ hóa ra lại xuất phát từ thành quả của chủ nghĩa tư bản (thực chất Thụy Sỹ cũng như tuyệt đại các nước khác trên thế giới, là những nước tư bản chủ nghĩa).   
Và chính nhờ có chủ nghĩa tư bản, thông qua hoạt động của các doanh nghiệp và người dân, thông qua đóng thuế, đất nước Thụy Sỹ đã xây dựng và tích tụ được một nguồn phúc lợi xã hội đã đến mức tuyệt vời, có khả năng "phát không" cho người dân!
Kiểu như một người đã có 100 tỷ đồng rồi, thì hàng tháng chỉ tiền lãi thôi cũng đủ ung dung sung sướng, chả cần làm nữa! Nhưng ở đây là quy mô và tầm vóc một quốc gia.
Đó chẳng phải là điều quá tuyệt vời và đáng ngưỡng mộ hay sao? (Tất nhiên còn phải phụ thuộc vào rất nhiều khía cạnh khác, từ chính sách pháp luật, ý thức người dân, cho đến mô hình chính trị ...vv).
Qua hiện tượng Thụy Sỹ, tôi chợt nhận ra rằng hóa ra để người dân được sung sướng, hạnh phúc - thì không nhất thiết cứ phải đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Mà cứ xây dựng xã hội tư bản chủ nghĩa một cách ưu việt thật sự.
Mà quả thật nhìn ra thế giới, thì thấy hầu hết các nước chọn mô hình "tư bản giãy chết" hóa ra lại giàu có và mức sống người dân rất cao, thuộc top dẫn đầu. Như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Canada, ...
Trong khi đó, các nước chọn mô hình xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Cu Ba, Triều Tiên xem ra người dân còn vất vả khổ cực quá. Nói khái quát, thì mới chỉ có các quan to mới được sung sướng.
Thôi thì người dân Trung Quốc đành phải có niềm tin chứ biết sao bây chừ? Hu hu…
Trần Hồng Phong/(Blog Bình Luận Án)