Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Biển rộng trời cao bằng sãi cánh,

Biển rộng trời cao bằng sãi cánh, 


Long đong trên bước đường lưu lạc,
Bốn hướng về đâu dặm hải trình.
Biển rộng trời cao bằng sãi cánh,
Sông dài núi thẳm gót phiêu linh.
Công cha nghĩa mẹ còn chưa trả,
Ơn chị tình em hẹn đáp đền.

 

Nắng nhuộm rừng phong. Thu đã tới,
Bên đường từng chiếc lá lênh đênh.
Duong Lam
 
===================================
 
Bình yên ruộng lúa với nương dâu,
Phố xá bừng lên ánh nhiệm màu.

Rạch Bến Nghé
Bến Nghé thiếp sang ngày hội ngộ,
Hà tiên chàng lại buổi hoàn châu.


Hà Tiên

Hoa xưa hẹn lối ngày phong nhụy,
Trăng cũ thề đưa nối nhịp cầu.
Cách trở khôn ngăn dòng lá thắm.
Tình chàng ý thiếp gởi muôn câu…

[trich QUE HUONG VA TINH YEU]
Tu lang thang
 
===========================
 
 
LIỂU CHƯƠNG ĐÀI


KHÁN XUÂN

Nàng xuân tha thướt dáng trang đài
Mơn mởn môi cười khẽ gọi ai
Áo lụa đôi tà ưng ửng nắng
Khăn nhung một dải phất phơ trời
Cỏ mềm mướt mướt in lòng cạn
Mây trắng tầng tầng trải đáy khơi
Ai vẽ mà nên hồn thủy mặc
Đàn thơ ta gảy khúc không lời

Liên Hương

Hồn xuân

Nhẹ gót vườn xuân dáng liễu đài
Ru hồn lãng tử mộng tình ai
Đàn nai đủng đỉnh trong làn nắng
Lũ bướm tung tăng dưới cảnh trời
Ngọn gió rì rào cơn sóng cả
Cung đàn réo rắt gợn trùng khơi
Trần gian huyễn hoặc màu lưu luyến
Khoái bút thi nhân tỏ cạn lời

Vancali
Chúc tỷ Liên Hương ngày vui hì hì....


TRÁCH AI …


Nghe tiếng xuân reo giữa đỉnh đài
Chùn chân lữ khách nhớ thương ai
Khuê phòng xa tít ngoài sông núi
Dặm liễu mênh mang giữa đất trời
Nhớ thuở bên nhau ngày tháng rộng
Buồn khi cách trở ngút ngàn khơi
Xuân về non nước tươi màu thắm
Luống trách ai sao chẳng giữ lời.
Lá chờ rơi

LIỂU CHƯƠNG ĐÀI

Liểu Chương Đài hỡi ! Liểu Chương Đài,
Ca nữ ngày xuân hát tăng ai,
Mi biếc mắt xanh màu giếng ngọc,
Môi hồng má thắm sắc hươngtrời ?
Ngày đi tin nhạn ngàn quan tái,
Năm đợi thơ chàng vạn dặm khơi.
Cành liểu bên hồ xưa còn đó,
Gặp nhau tim đập...chẳng nên lời ...

Dương Lam

Điển Tích Truyện Kiều - Liễu Chương Đài

Khi về hỏi liễu Chương đài
Cành xuân đã bẻ cho người chuyền tay .[Nguyen Du]


Đời vua Đương Huyền Tông có chàng tú tài họ Hàn , nổi tiếng là danh sĩ, lên kinh đô Trường An chuẩn bị thi tiến sĩ. Chàng ta thuê phòng trọ ở phố Chương đài, phía Tây kinh thành.

Cạnh bên nhà họ Hàn là nhà Liễu thị, một ca nữ tài sắc đã làm đắm say lắm tao nhân mặc khách, nhưng không ai dám ngỏ tình, vì giai nhân đã có vị tướng quân họ Lý bảo bọc. Mỗi lần tướng Lý đến thăm Liễu thị, đều có mời Hàn sang chơị. Hai người đối ẩm trong giọng ca tiếng đàn nàng Liễụ.. Phần Liêũ thi, những lúc ở nhà một mình, lại thường nhìn qua kẽ vách dòm sang nhà Hàn. Liễu thị thấy Hàn tuy nghèo khó, nhưng lại rất phóng khoáng, hiếu khách. Nhìn trộm lâu ngày, thấy thương, rồi thầm yêu chàng tú tàị. Hôm đó, Lý tướng quân đến, Liễu thị đánh bạo, thưa:

- Hàn Tú tài là người có hoàn cảnh khó khăn nhưng lại rất hào sảng. Tương quân đã kết thân với chàng ta, thì thiếp nghĩ cũng nên tìm cách giúp đỡ.

Tướng Lý gật gù, cười độ lượng, truyền Liễu thị bày tiệc, rồi mời Hàn sang nói chuyện:

- Hàn Tú tài là bậc danh sĩ ; Liễu thị là kỹ nữ tài sắc. Danh sĩ mà sánh duyên cùng tài sắc chẳng phải là xứng đôi lắm sao?. Ta đứng chủ hôn cho đôi lứa.

Cả hai người được gá duyên đều ngây người trước thái độ bao dung của vị tướng quân. Qua hồi xúc động, đôi tân lang lạy tạ ơn vị tướng quân " fair play " nàỵ Sau đó, Lý tướng quân từ biệt , hai người sống chung với nhau như vợ chồng, tình yêu tha thiết.

Tú tài Hàn tuy là người lỗi lạc, nhưng thi tiến sĩ lại không đỗ. Vợ chồng không lấy thế làm điều khổ tâm, vẫn thương yêu nhau trong cuộc sống hàn vị. Bốn năm sau, có quan Tiết độ sứ Thanh Châu là Hầu Di Dật, từ lâu ngưỡng mộ tài năng của Hàn , đã tâu với vua xin chàng về làm tòng sự. Hàn phải về Thanh Châu nhận chức, hẹn với Liễu thị khi cuộc sống ổn định, sẽ trở về lại kinh đô rước nàng.

Nhưng rồi công việc tất bật, sau ba năm Hàn không về kinh được, gởi cho nàng lá thư với nỗi phập phồng nàng kỹ nữ đã ôm cầm sang thuyền khác:

"Chương đài Liễu, Chương đài Liễu
Tích nhật thanh thanh kim tại phủ
Túng sử trường điều tự cửu thùy
Dã ưng phan chiết ta nhân thủ ".
(Liễu Chương đài, Liễu Chương đài
Còn chăng thuở trước dáng xanh tươi
Thướt tha vẫn giống như năm nọ
Vin bẻ đành tay kẻ khác rồi!

Đọc thơ, Liễu thị hiểu là chồng âu lo mình phụ bạc. Nàng đáp thư:

"Dương liễu chi, phương chi tiết,
Khá hận niên niên tặng ly biệt.
Nhất diệp tùy phong hốt báo thu
Túng sử quân lai khởi kham chiết ".
(Nhành dương liễu, trạc xuân xanh
Đeo nặng bao năm nỗi biệt tình
Chiếc lá gió đưa, thu đà tới
Chàng về chưa chắc được vin cành.

Sau đó, Liễu thị xuống tóc vào nương cửa Phật, tránh lũ bướm ong quấy nhiễu.

Thương cho nàng. đã vào chùa mặc áo nâu sồng mà vẫn không yên câu kinh tiếng mõ. Phiên tướng Sa Tra Lợi đang tại chức Xạ Kỵ tướng quân của vua Đường Huyền Tông, xông vào thiền môn, bắt Liễu thị về làm thiếp.

Thời gian cũng qua đị.

Mươì hai năm sau, Tiết độ sứ Hầu Di Dật về kinh công cán, Hàn tháp tùng. Về đến Tràng An, Hàn thăm dò tin tức mới biết vợ mình đã sa vào tay kẻ khác. Thế cô, phận nhỏ đành im tiếng. Một hôm, đang tảng bộ trên phố thì gặp một cổ xe ngựa thong thả đi quạ Trên xe chợt có giọng đàn bà vọng ra:

- Có phải Hàn viên ngoại ở Thanh Châu đó không ?.
Nghe giọng nói, Hàn rúng động, ấp úng chưa kịp trả lời, thì người trên xe tiếp:

- Ngày mai, thiếp cũng sẽ qua đường này. Xin chàng hãy đến đây cho thiếp trông thấy lần cuối.

Hôm sau, y hẹn, Hàn đứng chờ đợi tình. Chiếc xe đến, từ trên đó ném xuống chiêc khăn hồng bọc ngoài một hộp sáp thơm. Giọng đàn bà thổn thức:

- Cảm ơn chàng, em đã trông thấy chàng lần cuốị ...Vĩnh biệt phu quân.

Xe vụt chạy nhanh mất hút. Đêm đó, Hàn phải dự tiệc với hàng quan chức ở kinh thành nơi một tửu lầu sang trọng. Trong tiệc, mọi ngươì đều cười nói vui vẻ chỉ có mình Hàn mặt ủ mày ê . Có người gạn hỏi nguyên nhân; Hàn phải đem chuyện mình kể trong bàn tiệc. Hàn vừa dứt lời, viên tướng trẻ Hứa Tuấn ném mạnh chén rượu xuống đất đánh "xoảng", cất giọng oang oang:

- Giữa kinh thành này mà cũng có quan triều đình làm loạn vậy sao ? Tiểu nhân này, tuy tài hèn sức mọn nhưng cũng xin được ra tay, đưa phu nhân về cho Hàn viên ngoạị Xin Hàn viên ngoại hãy viết ít chữ để làm tin với phu nhân.

Hàn chép lại bài thơ Liễu thị đã gởi cho mình mười lăm năm trước khi vào qui y cửa Phật. Hứa Tuấn nhận thư, phóng ngựa đến tư dinh của Sa Tra Lợị Tướng Phiên này đang vắng nhà. Hưá Tuấn lớn tiếng với đám gia nhân:

- Tướng quân bị ngã ngưạ, thương tích nặng, e khó qua khỏị , Ngài bảo ta về rước phu nhân cho ngài gặp mặt.

Hứa Tuấn phóng ngựa chạy thẳng vào dinh. May mắn, Liễu thị đang sắp sửa nhờ ba thước lụa kết liễu đời mình., thì nhận được bài thơ tình của mình đã viết cho tình lang. Hứa Tuấn đỡ bà lên mình ngựa, phóng như bay trở về tửu lầụ… Có ai đang hồi hợp chờ đợi, lồng ngực thình thịch liên hồị... Rồi, hai trái tim cùng chung nhịp đập.

..[Cành liểu bên hồ xưa còn đó,
Gặp nhau tim đập...chẳng nên lời .]
==================================
 
THƠ RƯỢU HOA EM
[repost]


THƠ-RƯỢU


Đề THƠ chúc tết tặng thay tiền

Chút RƯỢU đưa đường đón tất niên

Đếm thử bầu THƠ bao nặng nhọc

Đong xem túi RƯỢU mấy ưu phiền

Ngâm THƠ với RƯỢU đùa THƠ thánh

Đổ RƯỢU vào THƠ bảo RƯỢU tiên

Ví thử xoay THƠ thành bạc nhỉ

Thà đem đổi RƯỢU uống vơi ghiền.

TUYỆT THẾ NHÂN GIAN




THƠ RƯỢU HOA EM

Thơ đổi rượu ngâm uống đả ghiền,

Ruợu đùa thơ thiệt quả thần tiên.

Vần thơ xướng họa vui sum họp,

Chén rượu ngâm nga đuổi muộn phiền,

Rượu uống tàn đông chờ hội tết,

Thơ đề xuân lại đón tân niên.

Nửa đêm hoa nở thơ thành rượu,

Thơ -Rượu -Hoa -Em - túy ngọa tiền...

Tú lang thang 
=========================
 
 
NHỖ KHOAN   
[họa thơ Lê Đăng Mành]
 
 
Nhìn kỹ mà coi bọn Hán man
Bày mưu 9 đoạn quá tham tàn
Biển người lấn giựt quân ăn cướp
Đất bạn tranh giành lũ ác  gian
Miệng nói “đệ huynh” tình hữu hão…
Gươm đâm “bè bạn “nghĩa sao bàn?
 Mặt người dạ thú bao nham hiểm
Dân Việt biết rồi : QUYẾT NHỖ KHOAN
 
Dương Lam
[voduonghonglam]
============================
 

LỊCH SỬ

Tiệc chửa tàn canh,rượu chửa say
Còn đây ta hẹn khúc quanh nầy…
Quyết thề giữa trận vung tay kiếm
Cùng hẹn bên trời đạn xé mây[1­
Đất Tống bao lần thành quách đổ [2]
Trời Nam muôn thủơ rạng kỳ đài
Sân nhà giặc đến toàn dân đánh
Hàm tử [3],Chi Lăng[3]…xác giặc đầy…
Duong Lam
[voduonghonglam]
 
NOTES:
-----------
[1]
Đạn pháo binh… bắn vòng cầu, xé mây đi…
 
[2­­]
Năm 1075, Vương An Thạch cầm quyền chính nhà Tống, tâu với vua Tống là Đại Việt bị Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi, và Lưu Di làm tri Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt.
Vua Lý biết tin, sai ông và Tôn Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân bộ gồm 60.000 người do các tướng Tôn Đản, Thân Cảnh Phúc[8], Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An chỉ huy, tổng chỉ huy là Tôn Đản. Bộ binh tập trung ngay ở các châu Quảng Nguyên, Môn (Đông Khê), Quang Lang, Tô Mậu rồi tràn sang đánh các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn, châu Tây Bình, Lộc Châu. Một cánh quân khác đóng gần biên giới Khâm châu cũng kéo tới đánh các trại Như Hồng, Như Tích và Đề Trạo, "quân ta tới đâu như vào nhà trống không người"[9].
Lý Thường Kiệt chỉ huy 40.000 quân thủy cùng voi chiến đi đường biển từ châu Vĩnh An (Quảng Ninh) đổ bộ lên đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Ngày 30 tháng 12 năm 1075, quân Nam tiến chiếm thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân mà không phải giao chiến một trận nào. Ba ngày sau, 2 tháng 1 năm 1076, Liêm Châu cũng thất thủ[10].
Khi được tin hai châu Khâm, Liêm đã mất, nhà Tống rất hoang mang, lo ngại, các tướng ở địa phương bối rối. Ti kinh lược Quảng Nam tây lộ vội vã xin viện binh: 20.000 quân, 3.000 con ngựa, xin thêm khí giới, đồ dùng và một tháng lương, và xin được điều động các dân khê động, tất cả lấy dọc đường từ Kinh đến Quảng Tây. Để điều khiển quân được mau chóng, ti ấy cũng xin dời đến thành Tượng, gần phía bắc Ung Châu[11].
Trong lúc bối rối, triều đình Tống đối phó rất lúng túng. Vua Tống cách chức Lưu Di và sai Thạch Giám thay coi Quế Châu và làm kinh lược sứ Quảng Tây.
Trên các mặt trận, quân Lý hoàn toàn làm chủ. Lý Thường Kiệt cho đạo quân ở Khâm và Liêm Châu tiến lên phía Bắc. Đạo đổ bộ ở Khâm Châu kéo thẳng lên Ung Châu. Đường thẳng dài chừng 120 cây số, nhưng phải qua dãy núi Thập Vạn. Còn đạo đổ bộ ở Liêm Châu tiến sang phía đông bắc, chiếm lấy Bạch Châu, dường như để chặn quân tiếp viện của Tống từ phía đông tới. Hẹn ngày 18 tháng 1 năm 1076, hai đạo quân sẽ cùng hội lại vây chặt lấy Ung Châu.
Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giám cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ.
Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay thuộc thành phố Nam Ninh, khu tự trị Quảng Tây) phá tan được, chém Trương Thủ Tiết tại trận.
Tri Ung Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày. Sau cùng quân Việt dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành, trong thành thiếu nước, không thể chữa được cháy. Cuối cùng quân Nam bắt dân Tống chồng bao đất cao đến hàng trượng để họ trèo lên thành. Ngày thứ 42, thành bị hạ, tướng chỉ huy Tô Giám tự thiêu để khỏi rơi vào tay quân Lý[12]. Người trong thành không chịu hàng, nên bị giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000[12], tuy nhiên quân Lý cũng tổn thất đến một vạn người và nhiều voi chiến[11].
Lý Thường Kiệt làm cỏ xong thành Ung, lại lấy đá lấp sông ngăn cứu viện rồi đem quân lên phía Bắc lấy Tân Châu. Viên quan coi Tân Châu, nghe thấy quân Nam kéo gần đến thành, liền bỏ thành chạy trốn[13]. Mục tiêu hoàn thành, Lý Thường Kiệt cho rút quân về.
Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về nước. Nhà Lý cho những người phương bắc đó vào khai phá vùng Hoan - Ái (Thanh - Nghệ).

[3­
Trận Hàm Tử - Tây Kết
Để phòng thủ mặt phía Nam của thành Thăng Long, quân Nguyên dựng 2 căn cứ liền kề nhau ở hai bờ sông Hồng, một ở Hàm Tử Quan (cửa Hàm Tử - nay ở Khoái Châu, Hưng Yên) và một ở Chương Dương Độ (bến Chương Dương - nay ở Thượng Phúc, thuộc Thường Tín, Hà Nội). Tháng 5, Trần Quang Khải dẫn quân tấn công đồng thời 2 căn cứ này.
Toa ĐôÔ Mã NhiThanh Hoá, Nghệ An giao chiến với quân Trần do Trần Quang Khải chỉ huy mấy lần đều bị đẩy lui. Lương thực gần cạn, tới mùa hè nóng bức, quân Nguyên không hợp thời tiết, hai tướng bèn bỏ ý định truy tìm vua Trần mà vượt biển ra bắc để hội binh với Thoát Hoan.
Trần Quang Khải thấy quân Nguyên rút ra bắc bèn báo với vua Trần. Vua Trần cùng các tướng nhận định rằng: Quân Nguyên nếu còn mạnh, ắt truy kích vua Trần từ hai mặt nam bắc; nay cánh phía bắc không tới, cánh phía nam rút đi tức là đã mỏi mệt. Nhà Trần xác định đây là thời cơ phản công [41].
Trần Nhân Tông sai Trần Nhật Duật làm chánh tướng, Chiêu Thành Vương[42]Trần Quốc Toản làm phó tướng đi cùng với Nguyễn Khoái mang 5 vạn quân ra bắc đuổi đánh Toa Đô. Trong quân Trần Nhật Duật có tướng người Trung Quốc của nhà Tống cũ là Triệu Trung theo hàng.
Trần Nhật Duật gặp binh thuyền Toa Đô ở bến Hàm Tử, bèn chia quân ra đánh. Hai bên chống nhau ác liệt. Toa Đô đi đường xa, giao chiến lâu ngày đã mỏi mệt, trông thấy cờ hiệu Tống của Triệu Trung, lo lắng tưởng rằng nhà Tống đã khôi phục sang giúp Đại Việt. Nhóm quân người Hoa trong hàng ngũ quân Trần đều muốn trả thù nên đánh rất hăng.
Trong khi đó quân Trần lại dùng kế ly gián, bắn tên gắn giấy sang bên quân Nguyên, nói rằng chỉ đánh người Thát Đát chứ không đánh người Hoa. Điều đó khiến nhiều tướng sĩ người Hoa trong quân Nguyên không tận lực chiến đấu hoặc trở giáo sang hàng quân Trần. Toa Đô bị thua to. Sau khi thua trận ở Hàm Tử Quan, Toa Đô vẫn không biết rằng Thoát Hoan đã tháo chạy. Cánh quân Toa Đô đóng ở sông Thiên Mạc[12](đoạn sông HồngHưng Yên) và tìm cách liên lạc với ông. Được ít ngày, Toa Đô biết tin quân Thoát Hoan đã thất bại và rút chạy, bèn lui về Tây Kết (Khoái Châu).Ngày 24 tháng 6 năm 1285, Trần Hưng Đạo trực tiếp chỉ huy quân đánh Toa Đô. Toa ĐôÔ Mã Nhi thua, bỏ thuyền đi đường bộ ra phía biển. Trên đường chạy, Toa Đô bị quân Đại Việt bao vây, sau cùng bị tướng Vũ Hải của nhà Trần chém đầu. Ô Mã Nhi thì chạy thoát về Thanh Hóa. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua Trần Nhân Tông trông thấy thủ cấp của Toa Đô thì cởi áo ngự phủ lên và nói "người làm tôi phải nên như thế này" rồi sai người khâm niệm tử tế.
Sử liệu dẫn khác nhau về các tướng tham chiến. Có tài liệu cho rằng Trần Nhật Duật cùng Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái và Triệu Trung cùng đánh trận Hàm Tử [41], có tài liệu dẫn rằng chỉ có Trần Nhật Duật và Triệu Trung đánh Hàm Tử, còn Nguyễn KhoáiTrần Quốc Toản đánh trận Tây Kết.[43]
[4­]
Trận Chi Lăng
Tháng 9 năm 1427, Liễu Thăng đi đường Quảng Tây, Mộc Thạnh đi đường Vân Nam sang cứu Vương Thông. Đường Liễu Thăng đi dự tính từ Lạng Sơn, qua Xương Giang để vào Đông Quan. Lê Lợi sai Lê Sát cùng Lê Văn Linh, Lưu Nhân Chú mang 2 vạn quân và 5 voi trận lên ải Chi Lăng đón đánh.
Ngày 8 tháng 10, cánh quân Liễu Thăng tiến vào Việt Nam. Lê Sát đặt phục binh ở Chi Lăng rồi sai tướng giữ ải là Trần Lựu mang quân ra đánh nhử, giả thua, trước tiên bỏ ải Pha Lũy về ải Chi Lăng. Quân Minh hăng hái tiến lên giành ải Pha Lũy, rồi tiến đến Chi Lăng. Ngày 20 tháng 9 (10/10 dương lịch), hai bên lại đụng nhau ở Chi Lăng, Trần Lựu lại thua chạy. Liễu Thăng dẫn quân tiên phong tiến lên trước, Lê Sát và Lưu Nhân Chú đổ ra đánh, chém được Liễu Thăng ở núi Mã Yên cùng hơn 1 vạn quân Minh.
 
nguon :Wikipedia
 
 =========================================
 
 Đánh giặc Nguyên Mông lần thứ hai [1284]
 
 
Dân Việt ngàn xưa đuổi giặc Mông
 
Đằng Giang kiếm bạt máu loang hồng
 
Thoát Hoan - Vạn Kiếp hồn chưa tĩnh
 
Hưng Đạo - Chuơng Dương lập đại công
 
Ngũ Lão trí cao xua giặc dữ
 
Toa  Đô đầu rụng biết đâu hùng?...
 
Trời Nam trống trận rền vang dội
 
Khúc khải hoàn ca dậy núi sông…

Duong Lam

                                     [voduonghonglam]

GHI CHU:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Nguy%C3%AAn_M%C3%B4ng-%C4%90%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_l%E1%BA%A7n_2
 
 
  =======================================
 
HẬN HOÀNG SA

Chiều mưa nghe gió Hoàng sa lạnh,
Tráng sĩ dừng cương buốt lạnh lòng.
Kiếm gỏ sao khuya tràn hận biển,
Gươm mài núi khuyết ngập hờn sông.
Vua Hùng dựng nước- ngàn son sắt,
Dân Việt chung xây- một chữ đồng,
Hẹn quyết ngày mai thề lấy lại,

Tấc vàng tất đất của cha ông…
Duong Lam
===========================
 
 
 
 
Đánh giặc Nguyên Mông lần thứ hai [1284]
 
Dân Việt ngàn xưa đuổi giặc Mông
Đằng Giang kiếm bạt máu loang hồng
Thoát Hoan - Vạn Kiếp hồn chưa tĩnh
Hưng Đạo - Chuơng Dương lập đại công
Ngũ Lão trí cao xua giặc dữ
Toa  Đô đầu rụng biết đâu hùng?...
Trời Nam trống trận rền vang dội
Khúc khải hoàn ca dậy núi sông…

Duong Lam
 
Thân họa :
 
QUYẾT CHIẾN
 
Âu Á xưa từng khổ nạn Mông
Việt Nam bô lão họp Diên Hồng
Một lời quyết chiến không hàng địch
Sáu chữ trương cờ lập chiến công*
Thà quỷ nước Nam không đế Bắc**
Rạng danh dân Việt tộc oai hùng
Bạch Đằng một thuở lừng kim cổ
Xác giặc ngông cuồng nổi ngập sông.
Lá chờ rơi 04/08/2014
* Trần Quốc Toản với lá cờ đề 6 chữ “phá cường địch báo hoàng ân”
** Trần Bình Trọng cam chịu chết chứ không hàng địch với câu “thà làm quỷ nước Nam, không làm vua đất Bắc"
 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.08.2014 07:50:27 bởi lá chờ rơi >
==================================
 
ÔNG CÂU
[Bài xướng]

Bến vắng xuồng câu vẫn lão ông
Lặng im cần trúc thả xuôi dòng
Nhọc nhằn bảng lảng chòm râu bạc
Khắc khổ lung linh mặt nước trong
Đắp đổi sớm chiều nhìn xót dạ
Đi về mưa nắng thấy nao lòng
Quanh năm quạnh quẽ thân còm cõi
Hạ bạc cũng rồi một kiếp không.

Cao Linh Tử
29/9/2012

NGƯ ÔNG ĐỢI BẠN
[hoạ thơ Cao linh Tử]
Bên trời sắc sắc lại không không
Danh lợi mà chi để não lòng
Một cõi phiêu bồng theo cát bụi
Đôi vần thơ thẩn gởi trời trong
Thuyền neo bến cạn tìm đâu cá
Luới thả sông sâu nước rẽ dòng
Bến vắng ngư bà thương réo gọi
Rượu mồi đã sẵn bạn chờ Ông...

Tú lang thang


Hạ Nhàn

Rượu mồi đã sẵn bạn chờ Ông
Bìm bịp vừa kêu nước đứng dòng
Gác mái giải khuây ly đế lạt
Cắm sào ngơi nghỉ bến sông trong
Đàn kìm tiếng gảy vừa âm điệu
Dây bắc lời ca nhẹ cõi lòng
Cá nước chim trời đời giản dị
Thần tiên hạ giới có nên không?
Cao Linh Tử
=============================



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét