Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

BẮC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN KỶ DẬU [1789]

BẮC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN KỶ DẬU [1789]
 
[Trích QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU ]

 
Như mơ ngày Tết xuân năm ấy
Nguyễn Huệ oai hùng giữa núi sông. 





 Áo trận thơm nồng xuân Kỷ Dậu,
Giáp bào rạng rỡ đất Thăng Long.

  Trời Nam Lừng Lẫy Trang Hào Kiệt,
Sử Việt Vang Danh Giống Lạc Hồng.
Thắp nén hương lòng dâng Tổ Quốc,
KHÓI TRẦM LỘNG GIÓ QUYỆN TRỜI ĐÔNG...
Duong Lam

 [vophubong]
  -------------------------------------------------------------------------
 
Chiến thắng XUÂN KỶ DẬU (1789)

Bài chi tiết: Trận Ngọc Hồi - Đống Đa...

Thần tốc bắc tiến

 
Trận Ngọc Hồi - Đống Đa

Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, cầu viện hoàng đế nhà Thanh là Càn Long. Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê”, vào chiếm đóng Thăng Long.

Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm,[41][42] Phan Huy Ích và các mưu thần khác, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn cố thủ chờ lệnh.[43]

Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.

Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên tới 10 vạn,[44][45] tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân, ngoài ra còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.

Tôn Sĩ Nghị coi thường quân Tây Sơn, sau nghe lời các tướng của Chiêu Thống thì có lo đôi phần, hẹn mồng 6 Tết ra quân đánh Tây Sơn.

Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn Tết ở Thăng Long.

Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía Tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo tiến đánh các đồn phía Nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía Nam Thăng Long. Cánh đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía Bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.

Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn,[46] có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa.

Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch phòng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết.[47] Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy về. Lê Chiêu Thống hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người.[48][49]

Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân.

Ngô Ngọc Du là một nhà thơ đương thời, đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó trong một bài thơ[cần dẫn nguồn]:


Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,
Như trên trời xuống dám ai đương

Một trận rồng lửa giặc tan tành,
Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh

Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
"Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta"

[nguồn Wikipedia]


====================================
VẠN DẶM KIẾM HỒNG TUNG VÓ NGỰA
[Trích QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU]

Muôn câu ý đẹp tình thêm đẹp,
Rượu tiễn chàng đi bước hải hồ.[5]



 
Vạn dặm kiếm hồng tung vó ngựa,
Ngàn năm khuê các dậy lầu thơ...[6]
Ta vây Khương thượng - giặc tan vỡ,
Địch đến Nhị hà-  nươc nghẽn bờ.[7]
Thây giặc chất cao thành gò Đống,[8]
Thanh triều nửa tĩnh nửa như mơ...[9] 
Duong Lam -vophubonng
---------------------------------------------
Chú thích:
[5] Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê”, vào chiếm đóng Thăng Long.Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế … , chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - cố thủ chờ lệnh. Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân , Nguyễn Huệ thống lãnh đại quân tiến ra Bắc. Ngọc Hân công chúa tức Hữu cung hoàng hậu tiễn đưa [ Rượu tiển chàng đi bước hải hồ , Vạn dặm kiếm hồng tung vó ngựa …]
[6]. Ngọc Hân Công chúa là một cô gái thông minh, một nữ sĩ tài hoa ,hương sắc vẹn toàn .Từ nhỏ đă được học thông kinh sử và giỏi thơ văn .Bà đã nỗi tiếng trong làng thơ nôm với bài “Ai tư vãn” gồm 164 câu,theo thể song thất lục bát ca tụng chiến công vua Quang Trung Nguyễ n Huệ [ Ngàn năm khuê cát dậy lầu thơ…]
[7,8] Đêm 30 tháng Chạp âm lịch Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn quân lính bỏ mạng. [Ta vây Khương Thượng giặc tan vỡ …] Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn,có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa. [Thây giặc chất cao thành Gò Đống…]
Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết.Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. [Địch đến Nhị hà nước nghẽn bờ ]… Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới cho đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Tàu ở biên giới dắt nhau bỏ chạy làm cho suốt năm sáu chục dặm đường không có bóng người và trâu bò súc vật…
Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày với kế hoạch tốc chiến tốc thắng ,với thiên tài mưu lược về quân sự của Nguyễn Hụê , quân Tây Sơn với quân số 10 vạn [phần lớn là dân quân chưa được tập luyện] đã đánh tan 29 vạn quân Thanh , lập nên một kỳ công hiển hách nhất trong lịch sữ nước ta và cả thế giới...Trưa mồng 5 Tết xuân Kỹ Dậu, Quang Trung với chiến bào đầy khói đen ,trên mình voi nhuộm đầy khói súng tiến vào thành Thăng Long trong sự vui mừng hã hê chào đón của toàn dân. … [Sau này khi nhớ lại lời hứa hẹn 10 năm sau vua Quang Trung sẽ lấy lại 2 tỉnh Quảng đông và Quảng tây mà Tàu đã chiếm của nước Nam ta trước kia không phải là lời nói quá nếu nhà vua không mất sớm…]!!!
[9]Tin bại trận đưa về, Càn long mắt nhắm mắt mở, nửa tĩnh nửa mê…Thôi rồi giấc mộng đế quốc bành trướng của triều Thanh tan tành thành mây khói…[Thanh triều nửa tĩnh nửa như mơ…]
[ thơ Dương Lam ]

===============================

BẮC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ




Anh hùng cái thế giữa muôn quân

Hào kiệt uy nghi gấp vạn lần

Ngang dọc sông hồ như dũng sĩ

Tung hoành cung kiếm tựa chinh nhân


Mưu một chước tan đồn giặc [1] 

Kiếm thế đôi chiêu khiếp quỉ thần

Uy vũ Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ

Ngàn sau danh tiếng dậy trời Nam
 

vophubong
---------------------------------------

[1] Mưu   một chuớc tan đồn giặc...




Ngày 29 tháng 1, Quang Trung dùng các toán quân nhỏ đánh khiêu khích ngoại vi Ngọc Hồi tạo sự căng thẳng cho quân Thanh và gây bất ngờ cho cánh quân đô đốc Long đánh đồn Đống Đa.
 Mờ sáng 30 tháng 1 (mùng 5 Tết), quân Tây Sơn bắt đầu tấn công từ hướng nam: mở đầu, đội tượng binh (trên 100 voi chiến) đánh tan phản kích của kị binh Hứa Thế Hanh; tiếp sau, bộ binh (gồm 600 quân cảm tử chia làm 20 toán), trang bị đoản đao, ván chắn bằng gỗ quấn rơm ướt che mình, tiến thành hàng ngang áp sát chiến luỹ, tạo điều kiện cho đại quân Quang Trung tiến lên giáp chiến. Quân Thanh chống không nổi, chết và bị thương quá nửa. Đề đốc Hứa Thế Hanh và tả dực Thượng Duy Thăng bị giết.Số tàn quân do tiên phong Trương Triều Long chỉ huy bỏ chạy về Thăng Long, nhưng bị chặn trên đường rút (gần Văn Điển ngày nay) buộc phải chạy theo hướng Đầm Mực. Tại đây, quân của đô đốc Bảo đã phục kích sẵn, tiêu diệt toàn bộ. Ngọc Hồi thất thủ, quân Tây Sơn thừa thắng đánh chiếm đồn Văn Điển và tiến thằng vào Thăng Long . Sầm Nghi Đống thắt cổ tự
tử, quân Tàu đại bại kéo tàn binh chạy về nước…
 
 
-----------------------------------------------------------------------------------
Xin mời các bạn thưởng thức: Ván cờ Kinh động trời đất

Mời các huynh đệ bấm vào hàng chữ duới đây để xem:
Ván cờ Kinh động trời đất - YouTube
  
Để tìm hiểu về  trận đánh " Tốc chiến tốc thắng của 



"BẮC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ"
=========================================

Gương danh nhân: TRẦN BÌNH TRỌNG
Gương danh nhân:

"Thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc:"...
  TRẦN BÌNH TRỌNG  

Trời Nam anh kiệt dậy uy danh
Bình Trọng ngày xưa rạng sử xanh
Đà- Mạc chặn thù -ngăn Thát Đát
Thiên -Trường phò chúa- giúp Vua Trần 

“Làm vương đất Bắc?”- sống ô nhục ?...
“...Thà quỷ nước Nam “- chết hiển vinh...
  Mắng giặc  ngàn xưa vang dội tiếng
Hùm thiêng thất thế vẫn oai linh...

vophubong

----------------------------------
BÀI ĐỌC CHI TIẾT

Trần Bình Trọng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Trần Bình Trọng (chữ Hán: 陳平仲, 1259[1] - 1285) là danh tướng thời Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho hai vua Trần (Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc[2][3], được truy phong làm Bảo Nghĩa Vương.

Xuất thân
Trần Bình Trọng thuộc dòng dõi Đại Hành Hoàng Đế Lê Hoàn quê gốc ở vùng nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa[1], sinh ở xã Bảo Thái, nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam[cần dẫn nguồn]. Vợ Trần Bình Trọng là công chúa Thụy Bảo (Thụy Bảo đã có một đời chồng trước là Uy Văn Vương Toại). Sau này, con gái của Trần Bình Trọng, Chiêu Hiến Hoàng thái hậu, là mẹ của Trần Minh Tông, vua thứ năm triều Trần. Sử sách không ghi chép cha mẹ ông là ai. Tuy nhiên, có tài liệu nói phụ thân ông là danh tướng thời Trần Thái Tông là Lê Phụ Trần. Lê Phụ Trần lập công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, nên được vua gả công chúa Chiêu Thánh cho.

Trận đánh chiến lược
Tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên-Mông do Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt, cầm đầu chia quân làm hai cánh tấn công xâm lược Đại Việt. Quân Nguyên Mông là đạo quân cực kỳ thiện chiến, nhanh chóng chiếm ưu thế tuyệt đối trước quân Đại Việt, ít hơn và không quen chiến trận. Sau thất bại trong vài trận đánh mở màn, tổng tư lệnh quân Đại Việt, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quyết định lui quân về giữ Vạn Kiếp (nay thuộc vùng Vạn Yên, Chí Linh, Hải Dương). Sau đó, quân Đại Việt lui về Thăng Long, nhưng cũng không giữ được trước sức tấn công ồ ạt của quân Nguyên.
Hưng Đạo Vương quyết định rút khỏi Thăng Long, lui về Thiên Trường (nay là tỉnh Nam Định). Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và hai vua Trần giao cho một nhiệm vụ nặng nề: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an toàn và bí mật, không để lại dấu vết. Tư lệnh quân Nguyên là Thoát Hoan đặc biệt ưu tiên cho cánh quân truy đuổi này với hai đạo cả thủy lẫn bộ đều do những tướng giỏi, hữu thừa Khoan Triệt và tả thừa Lý Hằng cùng Ô Mã Nhi, chỉ huy, đều dùng quân khinh kỵ và thuyền nhẹ để truy đuổi bằng được hai vua Trần.
Trần Bình Trọng đã tổ chức cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc. Do sự chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị bắt, nhưng trận đánh là một thắng lợi cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược với cuộc kháng chiến khi kể từ đó, quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy kháng chiến.
Anh dũng hy sinh
Sau khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác thông tin, dọa nạt, dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời:

Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi.

” Đó là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm cũng như lịch sử Việt Nam nói chung, trở thành một trong những biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên buộc phải giết ông vào ngày 21 tháng Giêng[7] năm Ất Dậu (26-2-1285),

 còn Đại Việt Sử ký Toàn thư (Bản kỷ quyển 5) và Khâm định Việt sử thông giám Cương mục (Chính biên quyển thứ 7) đều chép là tháng 2 (âm lịch) năm 1285. Năm đó, Trần Bình Trọng 26 tuổi.

Đánh giá
Trần Bình Trọng được các sử gia đời sau đánh giá rất cao vì lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm, trở thành một ví dụ điển hình cho các cuộc kháng chiến chống phương Bắc sau này.

Trong các tác phẩm văn học
Có hai bài thơ nổi tiếng viết về Trần Bình Trọng của Trần Tuấn Khải và Phan Kế Bính.
Nội dung bài thơ của Phan Kế Bính như sau:

Giỏi thay Trần Bình Trọng!
Dòng dõi Lê Đại Hành.
Đánh giặc dư tài mạnh,
Thờ vua một tiết trung.
Bắc vương sống mà nhục,
Nam quỷ thác cũng vinh.
Cứng cỏi lòng trung nghĩa.
Ngàn thu tỏ đại danh.

Ngoài ra, còn có một tiểu thuyết, Bên bờ Thiên Mạc, của nhà văn Hà Ân viết về Trần Bình Trọng và trận đánh của ông. 
============================================
GƯƠNG HAI VỊ NỮ ANH HÙNG DÂN TỘC :
 HAI BÀ TRƯNG


Giáp bạc yên vàng giục giã cương,

Cờ bay kiếm bạt dậy sa trường.

Long thành [1] gót ngọc an bờ cõi,

Nam quốc má hồng định nghiệp vương.

Nợ nước duyên chồng thề một dạ,

Tình em nghĩa chị nguyện chung đường.

Ngàn thu gái Việt còn kiêu hãnh,

Má phấn muôn đời tõa sắc hương
Dương Lam

vophubong


-------------------------------------------------------------

GHI CHU

[1] Long thành [thành Long biên địa danh Hà nội thời bấy giờ]

-------------------------------------
BAI DOC THEM

Bà Trưng quê ở Châu Phong 
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên [3]
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Chị em thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn...

[Việt nam Quốc sữ diễn ca]


--------------------------------------------------------------------------------- 

HAI BÀ TRƯNG [bai hai]

Đất Việt muôn đời tỏa sắc hương, 

Sử xanh bao kẻ vẫn am tường. 

Thù chồng đuổi giặc lên ngôi báu, 
Gầy dựng cơ đồ dấy nghiệp vương .

Má phấn ngàn thu ngời khí tiết, [**]
Trụ đồng một thuở bóng tà dương. [***]
Hát Giang chiến tích còn ghi nhớ, 
Công đức Hai Bà mãi tiếc thương… 

vophubong

Notes:

-------------------------------------------------------------------------

BÀ Trưng Trắc sinh năm Giáp Tuất (năm 14 sau Tây Lịch), quê ở Mê Linh (Yên Lãng, Phúc Yên nay thuộc vùng Hạ Lôi, Yên Lãng, Vĩnh Phúc . Năm 39,Thái thú nhà Hán Tô Định giết Thi Sách là chồng bà. Vừa thù nhà, nợ nước, nên Bà với em là Trưng Nhị chiêu binh mãi mã ,phất cờ khởi nghĩa đánh quân nhà Hán.. Dưới bóng cờ nương tử, nghĩa binh Mê Linh phá quận nhà Hán, ngày càng có thêm nhiều đoàn quân từ các nơi đổ về dưới bóng cờ khởi nghĩa .Chẳng bao lâu, quân của Hai Bà hạ được tất cả 65 thành, Tô Định khiếp sợ, chạy trốn vê Nam Hải .Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, tự xưng là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh chấm dứt 150 năm Bắc thuộc lần thứ nhất (111 trước Tây Lịch đến 39 sau Tây Lịch)..

[**] Tháng Chạp, năm 41, vua Hán Quang Võ phong Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, mang đại quân sang đánh. Trận kịch chiến dữ dội giữa quân của Mã Viện với dân binh do Trư­ng Nữ Vương thống lĩnh đã diễn ra ở Lăng Bạc (Đông Triều - Yên Phong, Hà Bắc). Quân Mã Viện đóng trên các triền đất cao giữa vùng Lãng Bạc bị Trư­ng Nữ Vư­ơng đem quân tới chận đánh. Trận chiến đầu tiên với đạo quân của Mã Viện đã mang lại thắng lợi nhưng quân của hai Bà cũng đã hy sinh quá nhiều; trước tình thế đó, Trư­ng Nữ Vư­ơng thu quân về giữ Cấm Khê (Hà Nội - Quốc Oai - Hà Tây). Mã Viện xin tăng cường thêm quân rồi tiếp tục kéo binh huyết chiến .Trận thư hùng lại xảy ra, máu chảy đỏ cả sông Hồng . Qua những trận giao chiến với quân địch, hàng vạn quân dân Việt đã bị giết và bị bắt. Quyết chống trả với quân giặc đến cùng, Trưng Nữ Vương phải bỏ Cấm Khê lui quân về Hát Giang, nơi đây vì quân ít, thế cô và cùng đường, không muốn rơi vào tay quân địch Hai Bà bèn gieo mình xuống sông tự vận để bảo toàn khí tiết. Đó là ngày 6 tháng 2 năm Quý Mão (năm 43). Theo sử Việt , Hai Bà hưởng dương 29 tuổi. [Má phấn ngàn thu ngời khí tiết…]

[***] Mã Viện đem quân về đóng ở Mê Linh, dựng trụ đồng , khắc sáu chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” để ghi công và đe dọa người Giao chỉ…
[ Đó thật là : “Má phấn ngàn thu ngời khí tiết .Trụ đồng một thuở bóng tà dương”…[thơ Dương Lam vophubong]
 Danh tiếng, khí tiết Hai Bà ngàn xưa còn đó, mà trụ đồng của tên giặc Tàu Mã viện đã đi về đâu???


==================================
GƯƠNG DANH NHÂN NƯỚC VIỆT



Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ta"





Đạp cơn sóng dữ quậy ngông cuồng
Chém cá tràng kình dậy biển Đông

  Giúp nuớc xây nhà xua giặc mạnh
 
Dương cờ khởi nghĩa dựng binh hùng

 Bồ Điền[ 1] giữa trận so đao kiếm
Non Việt bên trời lập chiến công
Nữ tướng Nhụy Kiều danh nỗi tiếng [3]
Ngàn sau rạng rỡ núi non Tùng [ 4]
  vophubong



[  
 
--------------------------------  
  Chú thích:
[1] Bồ- Điền : căn cứ địa xảy ra những trận chiến quyết liệt giữa quân Bà và quân Ngô... 
[2]  Nhụy Kiều : Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa.
[3]  non Tùng : Nơi Bà tuẫn tiết...sau có đền thờ Bà...
--------------------------------------------------------------
Cuộc Khởi Nghĩa Của Triệu Thị Trinh (248)
(Bà Triệu)
"Muốn coi lên núi mà coi
Có Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng"
Trong lịch sử đấu tranh chống ách đô hộ và giành độc lập cho nước nhà, nếu đỉnh cao của thế kỷ I là khu vực Giao Chỉ và đỉnh cao của thế kỷ II là vùng Nhật Nam, thì đỉnh cao của thế kỷ III lại là quận Cửu Chân. Thực ra, ngay từ cuối thế kỷ II, nhân dân Cửu Chân cũng đã từng phối hợp chặt chẽ với nhân dân Nhật Nam trong cuộc đấu tranh chống ách thống tri của nhà Hậu Hán. Chính họ đã góp phần không nhỏ vào quá trình tạo lập nên vương quốc của người Chăm (năm 192). Tuy nhiên, chói lọi nhất thế kỷ III vẫn là cuộc khởi nghĩa ở trung tâm quận Cửu Chân do Triệu Thị Trinh phát động và lãnh đạo.


Triệu thị Trinh sinh ngày 2 tháng 10 nǎm 226 (Bính Ngọ) tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình hào trưởng. Triệu thị Trinh là một phụ nữ có tướng mạo kỳ lạ, người cao lớn vú dài nǎm thước. Bà là người tính tình vui vẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trí lực hơn người. Truyền thuyết kể rằng, có lần xuất hiện một coi voi trắng một ngà phá phách ruộng nương, làng xóm, làm chết người. Triệu Thị Trinh dũng cảm cầm búa nhảy lên dùng tài làm con voi lạ gục đầu xin qui thuận.
Khi nhà Ngô xâm lược đất nước gây nên cảnh đau thương cho dân chúng, khoảng 19 tuổi Triệu thị Trinh bỏ nhà vào núi xây dựng cǎn cứ, chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc. Khi anh trai nhắn về nhà gả chồng, bà đã trả lời tỏ rõ khí phách của mình mà đến nay không mấy người Việt Nam là không biết: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá tràng Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ sao lại chịu khom lưng làm  tì thiếp người ta". Truyền thuyết kể rằng, nǎm 248 khi Triệu Thị Trinh khởi nghĩa trời đã sai đá núi loan tin tập hợp binh sĩ trong vùng. Đêm khuya từ lòng núi đá phát ra rằng:

"Có Bà nữ tướng.

 Vâng lệnh trời ra.

 Cỡi voi một ngà.

 Dựng cờ mở nước.

 Lệnh truyền sau trước.

 Theo gót Bà Vương".

 Theo đó dân chúng trong vùng hưởng ứng nhiệt liệt, có người mang theo cả bộ giáp vàng, khǎn vàng.... dâng cho bà. Anh trai bà là Triệu Quốc Đạt được tôn làm Chủ tướng. Bà Triệu là Nhuỵ Kiều tướng quân (Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa). Khi ra trận Bà mặc áo giáp vàng, chít khǎn vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi một ngà. Quân Bà đi đến đâu dân chúng hưởng ứng, quân thù khiếp sợ. Phụ nữ quanh vùng thúc giục chồng con ra quân theo Bà Vương đánh giặc. Cho đến nay nhân dân vùng Thanh Hoá và lân cận còn nhiều câu ca, lời ru con nói về sự kiện này.
Sau hàng chục trận giao tranh với giặc, trận thứ 39 anh trai bà là Triệu Quốc Đạt tử trận, Bà Triệu lên làm chủ tướng và lập nên một cõi giang sơn riêng vùng Bồ Điền khiến quân giặc khó lòng đánh chiếm. Biết bà có tính yêu sự trong sạch , ghét quân dơ bẩn, quân giặc bố trí một trận đánh từ tướng đến quân đều loã thể. Bà không chịu được chiến thuật đê hèn đó phải lui voi giao cho quân sĩ chiến đấu rồi rút về núi Tùng. Bà quì xuống vái trời đất: "Sinh vi tướng, tử vi thần" (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tự vẫn.
Đến nay chuyện Bà Triệu từ thế kỷ thứ II vẫn còn hằn đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Lǎng và đền thờ Bà vẫn còn mãi với thời gian tại huyện  Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia là bằng chứng về niềm tự hào một người phụ nữ liệt oanh của Dân tộc Việt Nam. 
 =====================
 THƠ ĐƯỜNG

Gương danh nhân:

"Thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc:"...

TRẦN BÌNH TRỌNG



Trời Nam anh kiệt dậy uy danh
Bình Trọng ngày xưa rạng sử xanh
Đà- Mạc chặn thù ngăn Thát Đát
Thiên -Trường phò chúa giúp Vua Trần 


 


“Làm vương đất Bắc?”- sống ô nhục ?...
“...Thà quỷ nước Nam “- chết hiển vinh...
  Mắng giặc núi rừng vang dội tiếng
Hùm thiêng thất thế vẫn oai linh...

voduonghonglam

----------------------------------
BÀI ĐỌC CHI TIẾT

Trần Bình Trọng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trần Bình Trọng (chữ Hán: 陳平仲, 1259[1] - 1285) là danh tướng thời Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho hai vua Trần (Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc[2][3], được truy phong làm Bảo Nghĩa Vương.

Xuất thân
Trần Bình Trọng thuộc dòng dõi Đại Hành Hoàng Đế Lê Hoàn quê gốc ở vùng nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa[1], sinh ở xã Bảo Thái, nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam[cần dẫn nguồn]. Vợ Trần Bình Trọng là công chúa Thụy Bảo (Thụy Bảo đã có một đời chồng trước là Uy Văn Vương Toại). Sau này, con gái của Trần Bình Trọng, Chiêu Hiến Hoàng thái hậu, là mẹ của Trần Minh Tông, vua thứ năm triều Trần. Sử sách không ghi chép cha mẹ ông là ai. Tuy nhiên, có tài liệu nói phụ thân ông là danh tướng thời Trần Thái Tông là Lê Phụ Trần. Lê Phụ Trần lập công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, nên được vua gả công chúa Chiêu Thánh cho.

Trận đánh chiến lược
Tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên-Mông do Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt, cầm đầu chia quân làm hai cánh tấn công xâm lược Đại Việt. Quân Nguyên Mông là đạo quân cực kỳ thiện chiến, nhanh chóng chiếm ưu thế tuyệt đối trước quân Đại Việt, ít hơn và không quen chiến trận. Sau thất bại trong vài trận đánh mở màn, tổng tư lệnh quân Đại Việt, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quyết định lui quân về giữ Vạn Kiếp (nay thuộc vùng Vạn Yên, Chí Linh, Hải Dương). Sau đó, quân Đại Việt lui về Thăng Long, nhưng cũng không giữ được trước sức tấn công ồ ạt của quân Nguyên.
Hưng Đạo Vương quyết định rút khỏi Thăng Long, lui về Thiên Trường (nay là tỉnh Nam Định). Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và hai vua Trần giao cho một nhiệm vụ nặng nề: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an toàn và bí mật, không để lại dấu vết.
Tư lệnh quân Nguyên là Thoát Hoan đặc biệt ưu tiên cho cánh quân truy đuổi này với hai đạo cả thủy lẫn bộ đều do những tướng giỏi, hữu thừa Khoan Triệt và tả thừa Lý Hằng cùng Ô Mã Nhi, chỉ huy, đều dùng quân khinh kỵ và thuyền nhẹ để truy đuổi bằng được hai vua Trần.
Trần Bình Trọng đã tổ chức cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc. Do sự chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị bắt, nhưng trận đánh là một thắng lợi cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược với cuộc kháng chiến khi kể từ đó, quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy kháng chiến.
Anh dũng hy sinh
Sau khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác thông tin, dọa nạt, dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời:

Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi[5][6].

Đó là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm cũng như lịch sử Việt Nam nói chung, trở thành một trong những biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên buộc phải giết ông vào ngày 21 tháng Giêng[7] năm Ất Dậu (26-2-1285)?[8][9], còn Đại Việt Sử ký Toàn thư (Bản kỷ quyển 5) và Khâm định Việt sử thông giám Cương mục (Chính biên quyển thứ 7) đều chép là tháng 2 (âm lịch) năm 1285. Năm đó, Trần Bình Trọng 26 tuổi.

Đánh giá
Trần Bình Trọng được các sử gia đời sau đánh giá rất cao vì lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm, trở thành một ví dụ điển hình cho các cuộc kháng chiến chống phương Bắc sau này.
Hiện nay ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có những con đường mang tên ông. Tên Trần Bình Trọng còn được lấy đặt cho nhiều địa danh khác trên khắp Việt Nam.
Trong các tác phẩm văn học
Có hai bài thơ nổi tiếng viết về Trần Bình Trọng của Trần Tuấn Khải và Phan Kế Bính.
Nội dung bài thơ của Phan Kế Bính như sau:

Giỏi thay Trần Bình Trọng!
Dòng dõi Lê Đại Hành.
Đánh giặc dư tài mạnh,
Thờ vua một tiết trung.
Bắc vương sống mà nhục,
Nam quỷ thác cũng vinh.
Cứng cỏi lòng trung nghĩa.
Ngàn thu tỏ đại danh.

Ngoài ra, còn có một tiểu thuyết, Bên bờ Thiên Mạc, của nhà văn Hà Ân viết về Trần Bình Trọng và trận đánh của ông.


========================



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét