Lý Thường Kiệt và bài thơ Nam Quốc Sơn Hà bằng tiếng Hán
Lý Thường Kiệt và bài thơ Nam Quốc Sơn Hà bằng tiếng Hán – Hình Lý Thường Kiệt được phỏng theo các pho tượng Hộ Pháp Thần tại chùa cổ Việt Nam. Ví ông cũng như các vị anh hùng Việt nam là những vị thần thánh giáng trần bảo vệ non sông.
========================
Nam quốc sơn hà 南國山河 • Sông núi nước NamThể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Thời kỳ: Lý 26 bài trả lời: 13 bản dịch, 9 thảo luận, 4 bình luận 23 người thích Từ khoá: tuyên ngôn độc lập (3) đất nước (105) tác giả tồn nghi (169) thơ sách giáo khoa (448) Văn học 9 [1990-2002] (58) Ngữ văn 7 [2003-2017] (30) Một số bài cùng từ khoá
- Tống Vương tư trực (Hoàng Phủ Nhiễm)
- Hành lộ nan kỳ 1 (Lý Bạch) - Canh một (I) (Lê Thánh Tông) - Muối ba năm muối đang còn mặn (Khuyết danh Việt Nam) - Long thành cầm giả ca (Nguyễn Du) Một số bài cùng tác giả南國山河Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Dịch nghĩa
Núi sông nước Nam thì vua Nam ở,
Cương giới đã ghi rành rành ở trong sách trời. Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm? Chúng bay hãy chờ xem, thế nào cũng chuốc lấy bại vong. Tương truyền, năm 1077, hơn 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt. Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến tại sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn địch. Quân của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chặn. Nhiều trận chiến ác liệt đã xảy ra tại đây nhưng quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát, ở phía nam bờ sông, giả làm thần đọc vang bài thơ trên. Nhờ thế tinh thần binh sĩ lên rất cao. Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến đánh thẳng vào trại giặc. Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí quân Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã quá nửa. Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hoà, mở đường cho quân Tống rút quân về nước, giành lại giang sơn, giữ vững bờ cõi Đại Việt. Một số nhận định xem bài thơ này là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam. Bài thơ này nằm trong truyền thuyết về hai anh em Trương Hống, Trương Hát. Có tài liệu gắn truyền thuyết này với Lý Thường Kiệt trong cuộc chiến chống quân Tống năm 1076, sớm nhất là Việt điện u linh (Lý Tế Xuyên đời Trần), sau đó được nhiều sách sử khác như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án,... chép lại. Trong khi đó, sách Lĩnh Nam chích quái (Trần Thế Pháp đời Trần) lại gắn truyền thuyết này với cuộc chiến chống quân Tống lần thứ nhất thời Tiền Lê của Lê Đại Hành năm 981, với nội dung như sau: 南國山河南帝居,Ngoài ra, bài thơ còn có khoảng hơn 30 dị bản được chép trong các sử và sách khác nhau. Tiêu đề bài thơ do nhóm biên soạn Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thêm. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét