Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Người Việt định cư tại Hoa Kỳ

Người Việt định cư tại Hoa Kỳ Hataipreuk Rkasnuam và Jeanne Batalova | Trần Giao Thủy dịch Dùng dữ liệu mới nhất của Ban Thăm dò Cộng đồng Hoa Kỳ (American Community Survey, ACS) thuộc Cục Điều tra Dân số Mỹ, và của Bộ Nội An (Department of Homeland Security, DHS), Niên giám Thống kê Di Trú, và dữ liệu về kiều hối hàng năm của Ngân hàng Thế giới, bài tóm lược này trình bày những con số về người Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ, chú trọng vào số dân, phân bố địa lý, một số đặc điểm kinh tế xã hội. Nhiều người trong số những người tị nạn cứu trong Chiến dịch Gió lốc còn rất trẻ. Trong một số trường hợp, cha mẹ bị buộc phải ở lại sau khi đặt con cái của họ trong máy bay trực thăng sơ tán đã được điền vượt quá khả năng. Nguồn: THE USS MIDWAY MUSEUM Nhiều người tị nạn cộng sản trong Chiến dịch Gió lốc (Frequent Wind) còn rất trẻ. Một số em bé cha mẹ đã phải ở lại sau khi đặt con vào trực thăng di tản vì máy bay đã quá trọng tải. Nguồn: THE USS MIDWAY MUSEUM Bốn mươi năm, nhìn lại Trong gần bốn mươi năm qua, từ một nhóm nhỏ, cộng đồng người Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ đã phát triển thành một trong những nhóm cư dân sinh ở nước ngoài lớn nhất nước Mỹ. Người Việt Nam di cư sang sang Hoa Kỳ trong ba đợt, đợt đầu tiên vào cuối tháng Tư năm 1975, khi Sài Gòn sụp đổ. Trong cuộc di tản do Mỹ tổ chức đó có khoảng 125.000 người tị nạn cộng sản Việt Nam. Làn sóng người tị nạn đầu tiên này phần lớn gồm các nhân viên quân sự và các chuyên viên ở vùng đô thị, những người đã làm việc với quân đội Mỹ hay chính phủ Việt Nam Cộng hòa, nghiễm nhiên là mục tiêu của cộng sản. Trong những năm cuối của thập niên 1970, làn sóng thứ hai của người Việt tị nạn cộng sản đến Hoa Kỳ. Đợt sóng người tị nạn này đã trở thành cuộc khủng hoảng “thuyền nhân” tị nạn. Nhóm người tị nạn lần này phần lớn là dân ở vùng nông thôn và thường là người ít có học hơn lớp người tị nạn trước đó; rất nhiều người tị nạn là người gốc Hoa chạy trốn cuộc đàn áp ở Việt Nam. Người tị nạn Việt Nam gần Hồng Kông. Chúa Carrington, người đã đến thăm trại tại thuộc địa cũ của Anh đã đề nghị Anh nên chấp nhận 10.000 người tị nạn trong một khoảng thời gian hai năm. http://www.dailymail.co.uk/ Người tị nạn Việt Nam gần Hồng Kông (circa 1979); Huân tước Carrington Ngoại trưởng Anh, đã đến thăm trại tị nạn tại thuộc địa cũ đã đề nghị Anh nên đón nhận 10.000 người tị nạn trong khoảng thời gian hai năm. http://www.dailymail.co.uk/ Làn sóng tị nạn thứ ba vào Hoa Kỳ trong suốt những năm 1980 và 1990; không giống như hai đợt sóng tị nạn trước, nhóm thứ ba có ít người tị nạn hơn, và gồm hàng ngàn người con lai Việt Nam (con của quân nhân Mỹ với những bà mẹ Việt Nam) cùng các tù nhân chính trị. Barry Huntoon (trái), một cựu chiến binh Mỹ, cùng với vợ và con sơ sinh vào năm 1987, cùng đi đón một cô gái hợp chủng tuổi teen Huntoon tin là con gái mình, sinh ra sau khi ông rời Việt Nam.. Nguồn: http://immigrationinamerica.org/ Barry Huntoon (trái), một cựu chiến binh Mỹ, cùng với vợ và con sơ sinh vào năm 1987, cùng đi đón một thiếu nữ hợp chủng mà ông Huntoon tin là con gái của mình, sinh ra sau khi ông rời Việt Nam. Nguồn: http://immigrationinamerica.org/ Kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975, số cư dân Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tăng lên đáng kể, từ khoảng 231.000 người năm 1980 lên đến gần 1,3 triệu người vào năm 2012, trở thành nhóm cư dân sinh ở nước ngoài lớn thứ sáu tại Hoa Kỳ. Sự tăng trưởng này xảy ra nhanh nhất trong những năm 1980 và 1990, khi dân số di dân Việt Nam tăng gần gấp đôi trong mỗi mười năm. Dù hai đợt di cư đầu gồm những người tị nạn Việt Nam, đợt di cư thứ ba phần lớn là những người nhập cư để đoàn tụ với người thân ở Hoa Kỳ. Tính đến năm 2012, di dân Việt Nam chiếm khoảng 3% tổng số cư dân Mỹ sinh ở nước ngoài, khoảng 40,8 triệu người. Hình 1. Dân số Người Việt Nam định cư ở Hoa Kỳ, 1980-2012. Nguồn: Viện Chính sách Di cư (MPI) lập thành bảng từ dữ liệu rút ra từ ác cuộc thăm dò năm 2006, 2010, và 2012 của Ban Khảo sát Cộng Đồng Người Mỹ (ACS) thuộc Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, và năm kết quả thống kê mỗi thập niên, 1980, 1990, và 2000. Hình 1. Dân số Người Việt Nam định cư ở Hoa Kỳ, 1980-2012. Nguồn: Viện Chính sách Di cư (MPI) lập thành bảng từ dữ liệu rút ra từ ác cuộc thăm dò năm 2006, 2010, và 2012 của Ban Khảo sát Cộng Đồng Người Mỹ (ACS) thuộc Cục Điều traDân số Hoa Kỳ, và năm kết quả thống kê mỗi thập niên, 1980, 1990, và 2000. Việt Nam là nhóm cư dân Mỹ gốc Á châu, sinh ở nước ngoài, lớn thứ tư, sau Ấn Độ, Philippines, và Trung Quốc.

3 nhận xét:

  1. Cảm ơn bạn về bài viết để thêm chút hiểu biết về người Việt định cư tại Hoa Kỳ !

    Trả lờiXóa
  2. ghé thăm và chúc Võ huynh vui khỏe

    Trả lờiXóa