Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

CÁCH GIỮ ĐƯỢC LÂU CÁC LOẠI RAU THƠM

 CÁCH GIỮ ĐƯỢC LÂU CÁC LOẠI RAU THƠM

 

  Rau Răm: Ai cũng biết có 2 món ăn khi ăn phải cần một ít rau răm, không có ăn không ngon. Đó là trứng vịt lộn và gà xé phay.
Ăn một hơi 4 trứng vịt lộn như BS Tâm cũng chỉ cần vài lá răm là cùng, mà mua ngoài tiệm không ai bán vài lá hết. Một lần ăn chỉ có vài lá, phần thừa (cả bó) bỏ tủ lạnh sống được 3 ngày đến tối đa 1 tuần...
             Làm sao giữ nó sống lâu hơn ? Xin thưa là rất dễ
Có thể nhiều người đã biết, rất nhiều loại rau thơm của Việt Nam sống được trong nước không cần đất, rau răm cũng vậy. Chỉ cần bỏ bó rau răm (ăn dư) vào cái ly, hay keo, lọ v.v... đổ chút nước vào là ăn thêm mười lần hột vịt lộn nữa cũng không cần phải mua thêm rau răm.
Ngoài rau răm, nhiều loại khác như, rau om nấu canh chua (người bắc gọi là rau ngổ), rau quế (ăn phở), rau đắng (nấu canh), rau cần nước (ăn cá kho thịt kho v.v..) rau má (sinh tố), rau ngò rí (ăn sống quấn gỏi cuốn nhiều thứ) hành lá, lá tía tô (ăn bánh xèo) v.v... Tất cả đều sống đời đời được trong cái ly, hay chai, lọ chỉ với chút nước cho ngập gốc là đủ, không cần đất cát, nhà kính, tủ lạnh gì hết...
 

 
 

 
Chỉ cần để ý, đừng cho nước bị cạn, vì rau sẽ ra nhiều rễ, và không có đất nên các loại rể này sẽ hút nước khá nhanh, lâu lâu nên nhổ ra lấy kéo cắt ngắn bớt rể rồi cấm vô ly nước trở lại. Nếu ngọn rau lên cao mà chưa mua thêm trứng vịt lộn hay làm gà xé phai thì cũng nên cắt bỏ bớt để rau ra thêm lá mới non và ngon hơn.
Một điều cần thiết là đừng để cạn nước thì rau sẽ chết ... Tốt nhất là bỏ trong một cái ly hay lọ bằng glass để nhìn được mặt nước và châm thêm nước khi cạn.
Ngoài chuyện có rau sạch để ăn, các loại rau trồng trong nước có thể làm thành chậu kiểng nho nhỏ để trên bàn để trang trí, rất vui mắt và sạch sẽ, vì không có đất.

 

 
Hoặc là chỉ cần có một bệ cửa sổ nho nhỏ, hay một góc bếp đủ ánh sáng nắng, và bỏ chút thời giờ, quý vị có thể set up cho mình một vườn hoa nho nhỏ cộng thêm các loại rau mùi đủ ăn cho 4 mùa. Quan trọng nhất là khi ăn chúng ta biết chắc các loại rau này không bị các chủ chợ rau xịt bất cứ thứ gì vào...
 
  
 
Mỗi một loại rau thơm của Việt nam đều có tác dụng phòng ngừa và chữa bệnh rất tốt...
Củ riềng, củ hành, củ gừng, tần ô, vấp cá, rau húng, rau đắng v.v... Tất cả các loại rau này đều có công dụng chữa trị một loại bệnh nhè nhẹ nào đó mà khỏi cần.... visit doctor.
 

Sức mạnh của tỉnh lặng.



Sức mạnh của tỉnh lặng.


Khi bạn đi ngang qua một khu rừng nguyên sinh, chưa bị ô nhiễm hay xâm phạm bởi con người, bạn không chỉ có cảm nhận rằng đời sống chung quanh rất giàu có và đa dạng. Bạn sẽ đồng thời gặp những thân cây gãy đổ ngả nghiêng và những gốc cây đang mục nát, những chiếc lá bị thối rữa, những xác thú vật chết đang bị phân họai. Bất kỳ chỗ nào bạn để mắt nhìn, bạn sẽ thấy cái Chết và sự Sống đan quyện vào nhau.Tuy nhiên, khi nhìn kỹ hơn, bạn sẽ khám phá được rằng gốc cây đang mục nát và những đám lá thối rữa kia không những đang làm cho sự sống được tiếp diễn mà chính những gì đang mục rữa đó cũng tràn trề sự sống. Có những vi sinh vật đang hoạt động nhộn nhịp. Có những phân tử đang tự phối trí lại. Do đó không thực sự có cái gì chết cả, bất kỳ ở đâu. Mà chỉ là sự biến hình của những sinh thể sống. Chúng ta học được gì từ nhận thức này?Cái Chết không phải là đối cực của đời sống. Đời sống là một cái gì không có đối cực. Đối cực của cái chết là sự tái sinh. Còn đời sống thì vô tận.

Các nhà hiền triết và thi nhân từ xưa đến nay thường nhận biết tính chất hư ảo của đời sống – dù trên bề mặt nó có vẻ rất chắc nịch và có vẻ rất thực, nhưng đời sống rất chóng phôi pha như thể nó có thể tan họai đi bất kỳ lúc nào.Đến phút lâm chung, quả thực câu chuyện về cuộc đời bạn có thể như là một giấc mơ đang đến hồi kết thúc. Dù có như là một giấc mơ đi nữa thì cũng có một cái gì đó chân thật. Phải có một cái Tâm – khả năng nhận biết – trong đó giấc mơ được xảy ra; chứ nếu không thì đâu thể có chuyện gì xảy ra.Cái Tâm ấy do thân thể tạo ra hay chính Tâm đã tạo nên một giấc mơ về một thân thể, giấc mơ về một thân thể của một con người?Tại sao đa số những người đã có kinh nghiệm chuyện chết đi sống lại không còn sợ hãi khi phải đối diện với cái chết nữa? Chúng ta hãy chiêm nghiệm thêm về điều này.

Dĩ nhiên bạn biết là bạn sẽ chết, nhưng điều đó chỉ là một khái niệm ở trong đầu bạn cho đến khi lần đầu bạn đối diện với cái chết đang thực sự đến với chính mình: qua một cơn trọng bệnh hoặc một tai nạn xảy ra cho bạn hoặc cho người thân của bạn, hoặc có một người thân của bạn vừa mất đi, cái chết đi vào cuộc đời bạn khi bạn ý thức được khả năng có thể bị họai diệt của chính mình.Đa số, vì sợ hãi, người ta thường tránh né vấn đề sống chết của mình, nhưng nếu bạn không nao núng và dám đối diện với sự thực rằng thân thể bạn rất chóng lụi tàn và có khả năng biến họai bất kỳ lúc nào, thì bạn sẽ không còn tự đồng hóa mình, dù ít hay nhiều với thân thể và tình cảm của mình, hay với “cái Tôi” giả dối của bạn. Khi bạn nhận ra và chấp nhận tính vô thường của mọi sự, mọi vật, sẽ có một cảm giác an bình phát sinh ở trong bạn.Nhờ đối diện với cái Chết, tâm thức bạn, không ít thì nhiều, sẽ có tự do để không còn bị đồng hóa với những ý tưởng miên man hay cảm xúc tiêu cực của mình. Đó là lý do tại sao có những truyền thống Phật giáo, các thầy tu thường đến các nghĩa địa hay các nhà quàng để ngồi Thiền bên cạnh những thây người chết.Trong nhiều nền văn hóa phương Tây, người ta vẫn còn thói quen tránh né những gì liên quan đến cái Chết. Ngay cả những người già ở phương Tây cũng không dám nghĩ hay nói gì về đề tài này, xác chết thường được tẩm liệm rất đẹp hoặc giấu biệt đi. Một nền văn hóa mà chối bỏ sự hiển nhiên của cái Chết thì sẽ không tránh khỏi trở nên một cái gì đó cạn cợt và giả dối, vì họ chỉ quan tâm đến bên ngoài của mọi sự, mọi vật. Khi cái Chết đã không còn được chấp nhận, đời sống sẽ mất đi chiều sâu của nó. Khả năng nhận thức được bản chất chân thật của chúng ta, vượt lên trên ngôn từ và hình tướng, một chiều không gian vượt thoát, chiều không gian đó sẽ bị biến mất ra khỏi đời sống của chúng ta vì cái Chết chính là một cánh cửa để đưa bạn đi vào chiều không gian đó.

Chúng ta thường không dám đối diện với sự kết thúc hay chung cuộc của một việc gì, vì mỗi sự chung cuộc là một cái chết nhỏ. Cho nên chữ “tạm biệt’, trong nhiều văn hóa khác nhau, thường được nói là “hẹn gặp lại”.Khi một kinh nghiệm gì của bạn đi đến hồi kết thúc – một buổi tiệc với bạn bè, một kỳ nghỉ mát, con cái của bạn trưởng thành muốn dọn ra ở riêng – bạn như chết đi một phần nào. Một “hình tướng” của kinh nghiệm ấy ở trong tâm thức bạn đang bị phân rã đi. Thông thường điều này sẽ để lại ở trong bạn một cảm giác trống vắng mà đa số chúng ta sẽ tìm cách tránh né để khỏi phải đối diện với cảm giác hụt hẫng ấy.Khi bạn đã học được cách chấp nhận, và nếu được, chào đón những hồi kết thúc của một việc gì trong đời bạn, bạn sẽ thấy rằng cảm giác trống vắng mà bạn cảm thấy lúc ban đầu sẽ dần dần trở thành một cảm giác rộng thoáng và một niềm an bình sâu lắng ở trong bạn.Bằng cách thực tập đối diện với cái Chết mỗi ngày, bạn sẽ mở lòng mình ra với sự Sống.

Đa số chúng ta thường có cảm nhận về chính mình như là một vật gì quý giá, mà không muốn bị mất đi. Đó là lý do chúng ta rất sợ cái Chết.Thật không thể tưởng tượng được nỗi sợ hãi đối với một con người khi tự nghĩ rằng “Tôi” có thể biến mất trên cuộc đời này. Nhưng bạn nhầm lẫn “cái Tôi quý báu ấy” với tên gọi, với hình tướng và với những câu chuyện về chính mình(1) mà bạn đã tự thêu dệt nên. Cái Bản Ngã ấy chẳng có chi xa lạ mà chỉ là sự phối hợp tạm thời của nhiều điều kiện và nhân duyên trong một chuỗi của những biểu hiện trên bề mặt của Tâm.Khi nào mà bạn vẫn còn đồng hóa mình với ngoại cảnh, với hình tướng, bạn sẽ không ý thức được rằng sự cao quý ấy chính là bản chất thường hằng của bạn, chính là cảm nhận sâu thẳm về những gì đang Hiện Hữu, đó cũng chính là Tâm. Đó chính là sự vĩnh cửu, thường còn ở trong bạn – và đó là thứ duy nhất mà bạn không bao giờ có thể đánh mất được.


Khi nào có một sự mất mát lớn xảy ra cho bạn – như là mất tài sản, mất nhà, mất đi một quan hệ thân thiết, hay bị mất danh dự, mất việc, hay mất đi khả năng bình thường trong cơ thể bạn – sẽ có một cái gì đó ở trong bạn bị chết đi. Bạn sẽ cảm thấy mất đi cảm nhận về chính mình. Có thể bạn còn cảm thấy một sự hụt hẫng, rằng: “Nếu không còn những thứ này… thì tôi là ai?”.Một khi bạn vô thức tự đồng hóa mình với một hình tướng nào đó, như là chính mình, bị mất đi hay đã bị biến đổi, điều này là cực kỳ đau đớn cho bạn. Có thể nói rằng điều này sẽ tạo nên một lỗ hổng lớn ở trong bạn, không dễ gì lấp đầy.Khi điều này xảy ra, bạn không nên chối từ hoặc làm ngơ nỗi đau ấy hay cảm giác buồn khổ mà bạn sẽ cảm thấy. Hãy chấp nhận sự hiện diện của những cảm xúc ấy. Nên chú tâm đến khuynh hướng thêu dệt nên một câu chuyện không có thực của trí năng bạn quanh sự mất mát này, trong đó bạn tự gán cho mình vai trò của một nạn nhân. Sự sợ hãi, giận dữ, ghét bỏ, hay tự thương hại chính mình sẽ là những cảm xúc phát sinh khi bạn tự cho mình chỉ là một nạn nhân. Rồi bạn cũng nên chú tâm đến những gì nằm đằng sau những cảm xúc đó, cũng như những gì nằm đằng sau những câu chuyện được thêu dệt nên của trí năng: Cái lỗ hổng của sự trống vắng ở trong tâm hồn của bạn. Nhưng bạn thừa khả năng để đối diện và chấp nhận cảm giác xa lạ của sự trống vắng đó. Khi làm được điều này, bạn sẽ nhận ra rằng, sự trống vắng đó không đáng sợ như bạn nghĩ. Bạn có thể rất ngạc nhiên khi nhận ra rằng có một niềm an bình toát ra từ chỗ trống vắng ấy(2).Khi cái Chết xảy đến, khi một cơ thể sống bị phân hủy, Thượng Đế hay Vô Tướng sẽ được chiếu sáng qua cánh cửa sổ được mở ra bởi sự phân họai ấy. Do đó, cái Chết là một cái gì linh thiêng nhất trên đời. Đó cũng là lý do bạn có thể đạt được niềm an lạc sâu nhất trên đời chỉ có thể đến với bạn qua sự chiêm nghiệm và chấp nhận cái Chết.


Đời sống của mỗi con người thực ngắn ngủi biết bao, đời sống của chúng ta chóng tàn họai biết bao. Bạn thử hỏi “Có cái gì trong cuộc đời này trường cửu, không bị chi phối bởi luật sinh diệt?”.Hãy thử chiêm nghiệm điều này: Nếu trên đời chỉ có độc một màu xanh thì cả thế giới và mọi thứ trong đó đều mang màu xanh, và như thế thì màu xanh sẽ không còn được phân biệt. Do đó chúng ta cần phải có một màu gì khác, không phải là màu xanh, để chúng ta phân biệt được đây là màu xanh, nếu không thì màu xanh sẽ không có gì khác biệt, sẽ không hiện hữu.Tương tự như thế, không phải ta cần phải có một cái gì đó không bị biến đổi và trường cửu để cho tính vô thường của mọi thứ được hiển bày? Nói một cách khác: Nếu mọi thứ, kể cả chính bạn, là vô thường, lúc đó liệu bạn có cách nào để nhận thức được tính vô thường này? Có phải nhờ chính bạn nhận thức được và chứng kiến tính mau tàn họai của vạn vật, kể cả hình hài của chính bạn, mà bạn nhận ra rằng có một cái gì ở trong bạn không bị chi phối bởi quy luật vô thường?Khi bạn đang ở độ tuổi hai mươi, bạn nhận thức rằng cơ thể của bạn rất khỏe mạnh và tràn đầy sức sống; sáu mươi năm sau, bạn sẽ nhận ra rằng cơ thể của mình bây giờ đã suy yếu và già nua. Ngay cả những suy nghĩ của bạn trong tuổi già cũng thay đổi so với năm bạn hai mươi tuổi, nhưng riêng phần nhận thức ở trong bạn – cái phần nhận biết rằng cơ thể bạn đang trẻ, hoặc đã già nua không hề bị biến dạng. Phần nhận biết đó chính là sự trường cửu ở trong bạn – chính là Tâm. Đó chính là Sự Sống Duy Nhất vô hình tướng. Bạn có thể đánh mất sự sống này? Không, không bao giờ, vì bạn chính là Sự Sống Duy Nhất đó.

Có nhiều người đã trở nên an tịnh một cách sâu sắc và hầu như trở nên sáng suốt trước khi đi vào Cõi Chết, như thể có một cái gì đó chiếu qua hình hài đang tàn họai của họ.Nhiều khi những người già hay người bệnh nặng bỗng trở nên thanh thoáttrong những năm tháng ngắn ngủi cuối cùng của đời họ. Khi họ nhìn bạn, bạn có thể nhận ra như thể có một luồng ánh sáng chiếu xuyên qua đôi mắt họ. Hầu như không còn khổ đau tâm lý nào còn sót lại ở trong họ. Họ đã buông bỏ hết, do đó con người, “cái Tôi” được tạo dựng nên bởi trí năng, đã không còn nữa. Họ đã “biết chết trước khi thực sự đối diện với cái Chết” và tìm ra được niềm an bình sâu lắng ở bên trong; đó là nhận thức về một cái gì bất tử ở trong họ.

Mỗi một tai họa luôn ẩn giấu một khả năng của một sự cứu rỗi lớn lao mà chúng ta thường không biết được.Trước một cú sốc bất ngờ, hay đối diện với thần Chết không thể tránh được, có thể buộc bạn phải hoàn toàn thoátra khỏi sự đồng hóa mình với hình tướng. Trong những giây phút cuối cùng trước khi bạn đi vào cái Chết, và ngay cả lúc bạn lâm chung, bạn sẽ kinh nghiệm rằng bạn là Tâm thoát ly với những gì thuộc về hình tướng. Và bỗng nhiên bạn không còn sợ sệt, tất cả chỉ còn là nỗi an bình với hiểu biết rằng “mọi chuyện đều suôn sẻ cả” và cái Chết chỉ là sự tàn họai của những hình tướng ở bên ngoài. Cái Chết lúc đó trở thành một ảo tưởng rất sai lầm – cũng sai lầm như chuyện bạn đã từng nhận lầm mình chỉ là cơ thể của mình(3).

Cái Chết không còn là một cái gì bất thường hay là một điều đáng làm cho bạn chán ghét nhất như nền văn minh hiện đại cứ muốn bạn tin, mà cái Chết là một cái gì rất tự nhiên trong đời, không thể tách rời khỏi sự Sống – đối cực rất tự nhiên của nó. Hãy luôn tự nhắc nhở mình mỗi khi bạn ngồi bên giường của một người đang hấp hối.Quả là một vinh dự và cũng là một điều rất thiêng liêng khi bạn được ngồi bên cạnh một người đang hấp hối như là một chứng nhân và đồng thời cũng như một người bạn đồng hành của người đó.Khi bạn ngồi với một người đang hấp hối, đừng cố chối bỏ bất kỳ một khía cạnh nào của kinh nghiệm đó cả. Đừng chối bỏ những cảm xúc bạn đang có hay những gì đang xảy ra. Cảm nhận rằngbạn không thể làm gì khác để thay đổi tình trạng đó có thể làm cho bạn cảm thấy bất lực, buồn chán hay trở nên giận dữ. Nhưng bạn hãy thực tập chấp nhận những gì bạn đang cảm thấy ở trong lòng. Rồi đi sâu thêm một bước nữa: chấp nhận rằng bạn không thể làm gì được với tình trạng người kia đang hấp hối, và chấp nhận điều ấy hoàn toàn. Bạn không có sự chủ động về những gì sẽ xảy đến cho người ấy đâu. Hãy chấp nhận một cách sâu sắc tất cả mọi khía cạnh của kinh nghiệm mà bạn không có sự chủ động này, cảm xúc của bạn cũng như cảm giác đau đớn, khó chịu mà người hấp hối đang trải qua. Trạng thái chấp nhận hoàn toàn trong tâm thức bạn và sự yên lắng đi kèm sẽ giúp rất nhiều cho người đang hấp hối và giúp cho người ấy đi qua giai đoạn chuyển tiếp(4). Nếu cần phải nói một điều gì, thì lời nói sẽ tự nhiên đến từ sự tĩnh lặng ở trong bạn. Nhưng ngôn ngữ lúc đó chỉ là thứ yếu.Khi có sự tĩnh lặng thì sẽ có điều tất yếu: sự an bình.

(1) Những câu chuyện mà bạn tự thêu dệt nên: Khi có một biến cố xảy ra, chúng ta thường không nhìn sự việc một cách chính xác, đúng đắn, khách quan. Trái lại, chúng ta có khuynh hướng nhìn sự việc rất lệch lạc và có khuynh hướng xem mình là nạn nhân của biến cố đó. Khi làm một nạn nhân như thế, chúng ta sẽ không phải chịu trách nhiệm phần của mình trong biến cố và do đó đánh mất cơ hội để hiểu mình hơn, đánh mất cơ hội nhìn ra và chữa lành những khiếm khuyết cũng như những vết thương lòng được bộc lộ ra trong biến cố đó. Chúng ta thích làm nạn nhân của cuộc đời và thường có rất nhiều mẩu chuyện với tâm thức nạn nhân được chúng ta đem ra chứng minh, kể đi kể lại nhiều lần.

(2) Niềm an bình toát ra từ chỗ trống vắng ấy: Có thể nói rằng chỗ trống vắng ở trong tâm hồn mình là nơi phát ra tiếng gọi, gọi ta trở về với nguồn cội. Do đó, khi trở về với khoảng trống ấy ở trong ta, bạn sẽ cảm nhận được một niềm an bình như một người đã trở về nhà.

(3) Nhận lầm mình chỉ là cơ thể của mình: Theo duy thức học Phật giáo, Thân Kiến là một nhận thức sai lầm khi bạn cho rằng “Tôi chính là cơ thể này của tôi” hay “Cơ thể này là của tôi”. Từ sai lầm khi tự đồng hóa mình với cơ thể như thế, chúng ta sẽ có nhu yếu xem trọng thân thể của mình một cách quá đáng hoặc lo cung phụng, đi tìm lạc thú cho cơ thể qua chuyện dục tình, truy hoan. Hoặc lo sợ, bất an đến khủng hoảng tinh thần khi nghĩ đến bệnh tật, già nua, một chuyện gì đó có thể xảy ra làm tổn thương đến cơ thể của mình. Mặt khác, ta cũng sai lầm khi cho rằng mình chỉ là những cảm xúc vẩn vơ, hay những lo sợ miên man thường phát sinh ở trong đầu.

(4) Giai đoạn chuyển tiếp (của người hấp hối): Theo Tử Thư Tây Tạng, một cuốn sách dạy về những giai đoạn trong 49 ngày mà linh hồn người chết sẽ trải qua khi đi qua cái Chết, thì cái Chết thực ra là một giai đoạn chuyển tiếp chứ không phải điểm kết thúc của một đời người. Tình trạng tâm lý của người hấp hối và nghiệp lực của người ấy đã tạo ra lúc sinh tiền có ảnh hưởng rất lớn đến những gì sẽ xảy ra cho người đó khi họ đi qua sự chuyển tiếp này. Nếu người hấp hối lúc sống thường ở trong tâm trạng sợ hãi, buồn phiền, giận dữ,… thì phút lâm chung họ sẽ rất khó chọn một kinh nghiệm tốt đẹp để đi đầu thai sang một kiếp khác. Điều mà người thân có thể làm là giữ cho lòng mình đừng quá bi thương khi người thân hấp hối hay vừa mất, vì khi mình khổ thì người ấy sẽ cảm nhận nỗi khổ của mình với cường độ gấp trăm lần nỗi khổ của mình. Do đó, người hấp hối sẽ rất bất an, bối rối, vì không làm được gì để giúp cho nỗi khổ của người thân; nên họ sẽ không dễ dàng siêu thoát, hoặc sẽ thiếu sáng suốt để chọn con đường lành khi đi đầu thai. Đó là lý do người ta thường nhờ các thầy đến tụng kinh, cầu siêu hay nhờ các vị linh mục ban phép giúp cho linh hồn người chết cảm thấy nhẹ nhàng, yên ổn.

Trích Chương IX
Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng(Stillness Speaks)

Tác giả: Eckhart Tolle

Bé gái Việt 6 tuoi huấn luyện voi dữ

 
Bé gái Việt 6 tuoi huấn luyện voi dữ
Bé Kim Luân trong trang phục của người M'Nông. 
 
Tờ Daily Mail (Anh) đã gọi câu chuyện bé Kim Luân thuần dưỡng con voi khổng lồ, là một kỳ tích, đồng thời miêu tả: "Con voi to lớn nhưng rất nhẹ nhàng và lễ phép với người bạn nhỏ bé".
Bé Kim Luân chơi với con voi cưng của mình.
Bé Kim Luân chơi với con voi cưng của mình.
Theo thông tin đăng tải trên tờ Daily Mail, đó là những hình ảnh đáng kinh ngạc về khả năng của một bé gái nhỏ tuổi, có thể thuần hóa được con voi hoang dã trưởng thành – điều mà ngay cả những người có kinh nghiệm cũng khó thực hiện. 
Cô bé được Daily Mail ca ngợi tên là Kim Luân, 6 tuổi, là người dân tộc thiểu số M'Nông ở miền Trung Việt Nam. Cô bé đã thuần dưỡng con voi hoang dã nặng gần 5 tấn làm bạn. Hiện cô bé và con voi khổng lồ không thể tách rời mà đã trở thành những bạn tốt nhất của nhau. Con voi to lớn nhưng rất nhẹ nhàng và lễ phép với người bạn nhỏ bé.
Những tấm ảnh cảm động về tình bạn của Kim Luân và voi được nhiếp ảnh gia người Pháp Rehahn chụp được trong một dịp tình cờ đầu tháng 10/2014. 
Cả hai chơi với nhau rất thân thiện, dành cho nhau nhiều tình cảm ấm áp. 
Nhiếp ảnh gia Rehahn hào hứng chia sẻ cảm giác kinh ngạc của mình với Dailymail: “Là một người nước ngoài, tôi rất ngạc nhiên khi chứng kiến mối liên hệ kỳ lạ giữa voi và người như vậy, nhưng đối với người M'Nông thì chuyện có một con voi ở nhà mình giống như người Pháp nuôi một con mèo vậy. Voi được coi là thành viên của cộng đồng - tất cả mọi thứ liên quan đến loài vật này phải tuân theo truyền thống của người M'Nông”. 
Bé Kim Luân trong trang phục của người M'Nông. 
Rehahn nói thêm: “Tôi cảm thấy sự tôn kính nhau giữa Kim Luân và con vật. Cô bé thậm chí sợ tôi hơn là con voi”.
Thuần phục voi hoang dã thành voi nhà là truyền thống của người M’Nông ở Việt Nam. Voi được dùng làm những công việc nặng nhọc như đẩy gỗ, chuyên chở đồng áng và xây dựng nhà cửa. Người M'Nông sống tự nhiên với voi và biết cách làm thế nào để giữ cho những con voi hiền lành. 
Theo Lưu Thoa
Kiến Thức
 
 
__._,_.___

Thị trấn mỗi nhà có một chiếc máy bay...

 Thị trấn mỗi nhà có một chiếc máy bay...

Thị trấn mỗi nhà có một chiếc máy bay

Sự sung túc của người dân thị trấn Spruce Creek (Mỹ) thể hiện qua việc họ sử dụng máy bay là phương tiện đi lại phổ biến và gần như mỗi nhà đều có một chiếc phi cơ riêng.
 
 
Thuộc bang Florida, miền đông nam nước Mỹ, Spruce Creek là một trong những thị trấn độc đáo nhất thế giới với các bãi đậu sân bay riêng trước mỗi căn biệt thự.
 
Hiện dân số của thị trấn là khoảng 5.000 người với 1.300 ngôi nhà, nhưng có đến 700 nhà chứa máy bay.
 
Thay vì các garage ô tô, hầu hết gia đình ở Spruce Creek đều có nhà chứa và bãi đáp máy bay.
 
Người dân Spruce Creek sở hữu những chiếc máy bay riêng và sử dụng chúng như phương tiện đi lại thông thường.
 
Đa số người dân Spruce Creek là những phi công chuyên nghiệp và thường xuyên sử dụng thuật ngữ hàng không. Số khác làm nghề bác sĩ, luật sư, nhà đầu cơ bất động sản... nhưng họ đều có thể điều khiển máy bay.
 
Bên cạnh sự xuất hiện thường xuyên của những chiếc Boeing hạng nhẹ, bộ sưu tập máy bay ở Spruce Creek còn có nhiều loại cùng cỡ độc đáo như Cessna, Pipers, P-51 Mustang, L-39 Albatros, Eclipse 500, Fouga Magister và thậm chí có cả chiến đấu cơ phản lực MiG-15 của Nga.
 
Với một sân golf 18 lỗ, các câu lạc bộ bay, máy bay cho thuê và huấn luyện cùng đội an ninh tuần tra 24 giờ, thị trấn Spruce Creek thực sự là thiên đường với những người đam mê bay trên bầu trời.
 
Vào mỗi sáng thứ bảy, một số người dân trong thị trấn lại tập trung ở đường băng rồi cùng bay tới các sân bay khác để ăn sáng.
 
Không chỉ sở hữu máy bay cá nhân, nhiều gia đình ở Spruce Creek còn có cả những chiếc ôtô hạng sang.
 
Toàn cảnh thị trấn Spruce Creek từ trên cao với các đường băng và bãi đáp máy bay.
 
Vy An (theo Amusing Planet)
 





​Cắt tỉa cây cảnh​

​Cắt tỉa cây cảnh​
 tại Montreal, Canada,
 
Grass sculpture competition
 
Grass sculpture competition
 
Grass sculpture competition
 
Grass sculpture competition
 
Grass sculpture competition
 
Grass sculpture competition
 
Grass sculpture competition
 
Grass sculpture competition
 
Grass sculpture competition
 
Grass sculpture competition
 
Grass sculpture competition
 
Grass sculpture competition
 
Grass sculpture competition
 
Grass sculpture competition
 
Grass sculpture competition
 
Grass sculpture competition
 
Grass sculpture competition
 
Grass sculpture competition
 
Grass sculpture competition
 Lara R.