Ngay sau khi ngủ dậy, bạn thấy cơ thể mệt mỏi và có nhiều nhu cầu cá nhân muốn được "giải quyết" ngay. Thế nhưng, bạn nên làm gì và không nên làm gì ngay sau khi ngủ dậy?
Việc nên làm sau khi ngủ dậy
- Uống nước: Sau một giấc ngủ dài, cơ thể bạn sẽ bị mất khá nhiều nước, vì vậy, sau khi ngủ dậy, các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa thể "tỉnh táo" ngay được. Lúc này bạn nên uống một cốc nước. Theo Mara Z. Vitolins, một giáo sư dinh dưỡng và trợ lý của Trung tâm y tế, khoa Khoa học y tế cộng đồng tại Đại học Wake Forest Baptist (Hoa Kỳ) thì cơ thể bạn không phải lúc nào cũng phát ra tín hiệu rõ ràng rằng bạn đang đói và khát. Do đó, buổi sáng thức dậy, cho dù không khát bạn cũng cần phải uống nước.
Nước giúp bổ sung lượng chất lỏng bị mất vào buổi đêm và giúp bạn cảm thấy sảng khoái. Mọi chức năng hoạt động trong cơ thể con người đều cần nước, vì vậy, uống nước buổi sáng sẽ giúp các cơ quan này nhanh chóng đi vào quỹ đạo hoạt động của nó nhanh hơn. Hơn nữa, uống nước sau khi thức dậy còn giúp loại bỏ các độc tố bám ở đường ruột và thải ra ngoài.
Tuy nhiên, có một số loại nước mà bạn nên tránh uống khi thức dậy. Đó là: nước uống có ga, có chất kích thích, nước máy, nước để quá lâu... Nước uống có ga và nước coca cola có chứa axit citric làm tăng tốc độ bài tiết canxi làm canxi trong máu thấp hơn, có thể gây ra thiếu hụt canxi. Nước máy có thể bị ô nhiễm và dư lượng vi sinh vật. Buổi sáng, khi các chức năng miễn dịch, đề kháng của cơ thể còn kém, nếu các vi sinh vật này vào trong cơ thể sẽ đe dọa sức khỏe con người, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp tính cao hơn.
- Kéo căng cơ thể: Đây cũng là một hình thức thể dục nhưng ở mức độ nhẹ nhàng và giúp cơ thể thư giãn.
Khi ngủ, bạn có thể nằm với nhiều tư thế (nằm sấp, co chân, nằm nghiêng...). Tất cả các tư thế này đều có thể khiến bạn bị mỏi, không thoải mái, thậm chí bạn còn có cảm giác đau người khi thức dậy. Vì vậy, sau khi thức dậy, việc bạn cần làm là kéo căng cơ thể với một vài động tác thể dục đơn giản như vặn mình, vươn vai...
Các động tác này giúp kích hoạt, thư giãn và cân bằng các cơ bắp. Nó cũng giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn, giảm thiểu sự đau mỏi cơ, đồng thời thúc đẩy sự tuần hoàn trong cơ thể.
- Hít thở không khí ngoài trời: Ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sẽ giúp bạn thêm phần tỉnh táo và thoải mái. Ánh mặt trời buổi sáng sẽ giúp đánh thức đồng hồ sinh học của cơ thể và làm tăng lượng serotonin, một chất hóa học có khả năng cải thiện tâm trạng.
Bạn có thể đứng trên các ban công, hiên nhà hoặc cửa sổ để đón nhận ánh mặt trời và thực hiện động tác từ từ hít vào, giữ hơi một lúc rồi thở ra, lặp lại như vậy khoảng 10 lần. Không khí buổi sáng trong lành sẽ làm tăng oxy của cơ thể, từ đó không những giúp bạn cảm thấy sáng khoái, tràn đầy năng lượng mà còn phấn chấn tinh thần hơn.
Việc không nên làm sau khi ngủ dậy
- Đi tiểu: Hầu hết chúng ta ngủ dậy đều có cảm giác muốn đi tiểu ngay do bàng quang đầy. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học và chuyên gia sức khỏe thì thói quen này lại không tốt. Sau khi ngủ dậy, nếu đi tiểu ngay sẽ làm bàng quang rơi vào trạng thái rỗng, dễ gây chóng mặt, thậm chí còn có trường hợp ngất khi đi tiểu.
Mặc dù việc đi tiểu sau khi ngủ dậy có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và thải các chất độc ra ngoài cơ thể, nhưng điều đó không có nghĩa là sau khi dậy, bạn phải đi tiểu ngay. Tốt nhất, bạn nên ngồi trấn tĩnh một chút cho mình tỉnh táo, uống một cốc nước để lấy lại tinh thần, ổn định năng lượng cho cơ thể rồi mới đi tiểu. Việc này có tác dụng rất tốt trong việc tránh tình trạng chóng mặt, choáng váng vào buổi sáng khi bạn đi tiểu ngay lúc vừa ngủ dậy.
- Vận động quá mạnh: Một vài động tác khởi động nhẹ nhàng như vươn vai, vặn mình sau khi ngủ dậy có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho bạn nhưng những động tác vận động mạnh lại có thể đem đến tác dụng ngược lại.
Sau khi ngủ dậy, bạn nên dành một chút thời gian để tỉnh táo, các cơ quan trong cơ thể dần dần hoạt động trơn tru trở lại, cơ thể cân bằng khí âm dương trước khi bạn một tập một vài động tác thể dục với cường độ cao như chạy bỏ, đu xà hay nâng tạ... Nếu bạn ngay lập tức thực hiện các bài tập sau khi thức dậy mà không thực hiện bất kỳ hoạt động chuẩn bị, nó sẽ dễ dàng dẫn đến nguy cơ về bệnh tim mạch và mạch máu não.
Trước khi tập bạn cũng nên khởi động cơ thể thật kỹ, các động tác nên tập từ nhẹ nhàng đến mạnh hơn, chưa vận động mạnh ngay để tránh mắc bệnh tim mạch ngoài ý muốn.
- Gấp chăn gối: Bạn đừng nên nghĩ rằng gấp chăn ngay sau khi ngủ dậy mới là gọn gàng, bởi thực tế, không nên gấp chăn ngay khi ngủ dậy mới là điều bạn cần làm. Khi chúng ta ngủ suốt đêm, cơ thể bạn bài tiết ra nhiều khí độc như CO2 và một số chất thải phát sinh qua hệ hô hấp và các lỗ chân lông... Và chăn bạn đắp chính là nơi lưu lại những khí thải độc này nhiều nhất.
Sau khi ngủ dậy (trời sáng), bạn nên mở cửa sổ cho thoáng phòng, mở tung chăn, gối ra để các khí thải độc này bay đi hết. Nếu gấp chăn lại ngay đồng nghĩa khí thải bị ủ kín và biến chăn trở thành nguồn ô nhiễm gây hại cho sức khỏe. Hậu quả, đến đêm sau, chúng ta sẽ cảm thấy chăn ẩm ướt khó chịu, dẫn đến khó ngủ.
Sau khi ngủ dậy (trời sáng), bạn nên mở cửa sổ cho thoáng phòng, mở tung chăn, gối ra để các khí thải độc này bay đi hết. Nếu gấp chăn lại ngay đồng nghĩa khí thải bị ủ kín và biến chăn trở thành nguồn ô nhiễm gây hại cho sức khỏe. Hậu quả, đến đêm sau, chúng ta sẽ cảm thấy chăn ẩm ướt khó chịu, dẫn đến khó ngủ.
4 dấu hiệu cần lưu ý khi ngủ dậy
Trong một ngày, vào thời điểm khác nhau cơ thể có những cảm giác khác nhau, đây cũng chính là tín hiệu cho sức khỏe của bạn.
- Sáng ngủ dậy thấy đau đầu, chóng mặt là dấu hiện của bệnh đốt xương cổ tử cung hoặc độ nhớt máu quá cao.
- Nếu sau khi thức dậy thấy hiện tượng phù không thuyên giảm rất có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc tim.
- Sáng ngủ dậy buồn nôn ghê cổ, ngoài nguyên nhân có mang, nếu mỗi sáng đều có hiện tượng như trên rất có thể là chứng bện viêm dạ dày mãn tính hay bệnh về gan, mật.
- Nếu lúc ngủ dậy, nước tiểu có màu nâu nhạt, rất có thể gan có vấn đề.
__._,_.___
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét