Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Lý Thiên Tiếu: Nguồn gốc nCoV và số phận của Tập Cận Bình




Sự bùng phát của virus corona chủng mới (2019-nCoV) ở Trung Quốc là rất nghiêm trọng, nhưng vấn đề đáng quan tâm là nguồn gốc nCov bắt nguồn từ đâu? Do tự nhiên hay là nhân tạo? Làm rõ điều này có liên quan đến tương lai của Trung Quốc và số phận của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình. Sau đây là bài bình luận của Tiến sĩ Chính trị học Đại học Columbia (Mỹ), ông Lý Thiên Tiếu.

Lý Thiên Tiếu (Li Tianxiao) - Tiến sĩ Chính trị học Đại học Columbia (Mỹ) bình luận về nguồn gốc nCoV
Lý Thiên Tiếu (Li Tianxiao) – Tiến sĩ Chính trị học Đại học Columbia (Mỹ) bình luận về nguồn gốc nCoV

Vũ Hán Trung Quốc chỉ là khu vực bùng phát dịch bệnh, còn thị trường thủy sản Hoa Nam ở Vũ Hán cũng không phải là nguồn duy nhất gây dịch bệnh. Ngày càng có nhiều bằng chứng nghiên cứu chỉ ra nguồn gốc của dịch bệnh này là virus do con người tạo ra và đã làm chúng rò rỉ ra ngoài. Vì điều này liên quan đến phạm tội nghiêm trọng nên việc xác định nguồn gốc của dịch bệnh đã trở thành mối quan tâm của đông đảo những người có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Chúng ta hãy xem xét hai bằng chứng quan trọng và suy luận hợp logic:
  1. Vào ngày 21/1, một số nhà nghiên cứu Trung Quốc đã công bố nghiên cứu trên phiên bản tiếng Anh của tờ “Khoa học Trung Quốc: Khoa học sinh mệnh” (Scientia Sinica – Science China), chứng minh rằng sự khác biệt lớn nhất giữa virus corona chủng mới (nCoV) và virus SARS là sự thay thế của 4 protein chủ chốt, nếu việc thay thế này là quá trình tự nhiên thì ít nhất phải có từ 10.000 biến dị trở lên mới có thể đạt được, xác suất để có thể xảy ra gần như bằng không. Nói cách khác, virus mới này là hệ quả từ sự can thiệp của con người.
  2. Năm 2015, Thạch Chính Lệ (Shizheng Li) thuộc Phòng thí nghiệm P4 của Viện Virus học Vũ Hán (P4 Vũ Hán) đã cùng nhóm nghiên cứu công bố bài báo trên tạp chí Y học Tự nhiên (Nature Medicine) cho biết, đã dùng công nghệ tái tổ hợp gen virus để tạo thành virus corona chủng mới dựa trên sự kết hợp giữa virus SARS và virus trên cơ thể dơi, loại virus này có thể lây lan giữa người. Điều này cho thấy tồn tại khả năng Thạch Chính Lệ và nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm tạo ra virus gây bệnh dịch.
Hai luận chứng này chứng minh nCoV không phải là kết quả của quá trình tiến hóa tự nhiên, mà là nhân tạo. Biến thể của virus trong môi trường tự nhiên, chẳng hạn như đột biến từ virus corona trên dơi trở thành nCoV đang lây nhiễm hiện nay thì cần nhiều thời gian và cần có vật chủ trung gian (ký sinh trên động vật), trong khi điều này có thể thực hiện được nhanh chóng trong phòng thí nghiệm. Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán là một trong số ít các phòng thí nghiệm có khả năng này. Sự thật là như đã biết, người bị nhiễm bệnh đầu tiên được biết đến ở Trung Quốc chưa từng đến chợ hải sản Hoa Nam – Trung Quốc. Trong số 41 trường hợp bệnh đầu tiên thì có 14 trường hợp không bị cảm nhiễm từ thị trường hải sản. Điều này chứng tỏ rằng thị trường hải sản không phải là nguồn duy nhất, và khả năng cao virus nhân tạo là nguồn gốc của dịch bệnh này.
Từ góc nhìn khác cho thấy khả năng cao nguyên nhân gây dịch bệnh là do rò rỉ virus trong phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán: góc độ của công nghệ tiên tiến (tại P4 Vũ Hán) và phạm vi địa lý của khu vực dịch bệnh virus lây lan sớm nhất. Đáng sợ hơn nữa là phòng thí nghiệm P4 có khả năng đã làm rò rỉ virus thuộc dạng vũ khí sinh hóa. Tiến sĩ Francis Boyle thuộc Đại học Harvard (Mỹ) là người đã viết “Luật vũ khí sinh học”, đã xác định rõ ràng rằng nCoV là vũ khí chiến tranh sinh học, chúng bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán. Do đó, chỉ cần lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình có thể tìm thấy loại virus corona chủng mới này trong phòng thí nghiệm P4, về cơ bản có thể kết luận rằng phòng thí nghiệm P4 là nơi tạo ra và làm rò rỉ virus này.

Câu hỏi quan trọng tiếp theo là: Nếu đó là vụ rò rỉ từ Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán thì ông Tập Cận Bình sẽ làm gì?

Câu hỏi quan trọng tiếp theo là: Nếu đó là vụ rò rỉ từ Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán thì câu chuyện xảy ra như thế nào? Có khả năng này không? Tôi tạm kết luận là: khả năng cao là nhóm người của thế lực Giang Trạch Dân đã gây rò rỉ virus nhân tạo, là nguồn gốc của đại dịch này.
  1. Việc xây dựng, vận hành và quản lý Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán nằm dưới sự kiểm soát của thế lực phái Giang Trạch Dân. P4 Vũ Hán được Giang Trạch Dân trực tiếp cho xây dựng vào năm 2003. Vào tháng 2/2003, khi Giang Trạch Dân còn là Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương, đã ra lệnh cho ông Phó viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (được Giang đề nghị bổ nhiệm) là Trần Trúc (Chen Zhu) thành lập Phòng thí nghiệm P4 thuộc Viện Virus học Vũ Hán. Trần Trúc đã thông qua quan hệ trong thời gian học tập tại Pháp để có được sự hợp tác của Pháp, và P4 Vũ Hán bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2015. Như vậy ngay từ đầu, quá trình xây dựng và quản lý dự án P4 đã nằm trong kiểm soát của phe Giang. Hiện nay đã có người vạch trần các vấn đề thiết kế kỹ thuật của P4 trong quá trình xây dựng và tình trạng rối loạn trong hoạt động quản lý sau khi hoàn thành (các động vật dùng cho thí nghiệm được nhận nuôi, giết mổ, mua bán, và thậm chí ăn…). Vấn đề quan trọng là: chính điều này có thể là căn nguyên gây rò rỉ virus.
  2. Dưới chế độ tà ác của ĐCSTQ thì hoàn toàn có khả năng việc làm rò rỉ virus là do con người. Dưới thể chế tàn ác này, chỉ có những điều bạn không thể tưởng tượng được chứ không có điều gì mà chúng không dám làm. Hơn nữa, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng là những kẻ tàn ác tiêu biểu nhất trong ĐCSTQ, chúng có thể thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn, đẩy hàng trăm học viên Pháp Luân Công vào lò luyện thép sôi sùng sục, chúng còn sử dụng bom hạt nhân loại nhỏ để gây vụ nổ Thiên Tân nhằm ám sát Tập Cận Bình, chúng cũng tạo ra vụ thảm sát Thiên An Môn gây chấn động thế kỷ 20, còn có những điều tồi tệ nào chúng không dám làm, có những thủ đoạn nào mà chúng không dám lên kế hoạch?
  3. Từ góc độ cuộc chiến một mất một còn giữa Tập Cận Bình với phe Giang Trạch Dân, hoàn toàn có khả năng là phe Giang đã tạo ra đại dịch hạch này để giá họa cho Tập Cận Bình và khiến Tập Cận Bình rơi vào đường cùng. Trong thời gian cầm quyền, Tập Cận Bình đã loại bỏ một số lượng lớn thành viên quan trọng phe phái Giang Trạch Dân, vì vậy phe Giang nuôi mộng lật ngược thế cờ là không thể tránh khỏi. Trong những năm qua, phái Giang đã liên tục thực hiện nhiều thủ đoạn để đào hố bẫy Tập Cận Bình.  Đại dịch virus lần này không ngoài khả năng do phái Giang gây ra để lật ngược thế cờ.
  4. Thời điểm xảy ra đại dịch này cũng rất kỳ lạ, ngay khi phe Giang mới thất bại trong sử dụng chiến tranh thương mại và sự kiện Hồng Kông để lật đổ Tập Cận Bình. Hiện nay Tập Cận Bình vẫn còn một số ảo tưởng về ĐCSTQ, chính là thời điểm mà phe Giang tranh thủ ra tay nhân lúc Tập đang còn nhiều do dự không dám quyết.
Tóm lại, rất đáng ngờ nCoV là virus nhân tạo, trong đó khả năng cao là chính phe Giang gây rò rỉ virus, tạo ra dịch bệnh. Mục đích ở đây, như Trump đã chỉ ra rằng ông và Tập Cận Bình đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ và hợp tác trong công tác phòng chống virus, một quan chức y tế cấp cao của Mỹ là thành viên của Văn phòng Chống Vũ khí thảm sát quy mô lớn sẽ hỗ trợ ông Tập Cận Bình giải quyết dịch bệnh này. Bản thân Tập Cận Bình cũng đã bắt đầu hành động, đã tổ chức ban điều tra của Ủy ban Giám sát nhà nước và Ban chuyên gia quân sự Phòng chống vũ khí sinh hóa để đến Vũ Hán tiếp quản và chủ trì công việc của phòng thí nghiệm P4. Hãy xem liệu Tập Cận Bình có thể điều tra đến cùng vụ rò rỉ virus nhân tạo kinh khủng này hay không, có dám bắt giữ thủ phạm Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng cùng việc cho giải tán ĐCSTQ hay không. Tất cả lựa chọn ở đây đều nằm trong tay Tập Cận Bình.
Lý Thiên Tiếu


https://trithucvn.net/blog/ly-thien-tieu-nguon-goc-ncov-va-so-phan-cua-tap-can-binh.html?fbclid=IwAR3vadnCnl2lPRNa6TVi50zH2Btz7MIOX1OvxR0YiuuCSnguxAKGGe-

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

https://www.thivien.net/Nguy%E1%BB%85n-Du/Long-th%C3%A0nh-c%E1%BA%A7m-gi%E1%BA%A3-ca/poem-XvKjFm4rQBZLHSgDqU2gVA
83.75


  


Long thành cầm giả ca

Long thành giai nhân,
Bất ký danh tự.
Ðộc thiện huyền cầm,
Cử thành chi nhân dĩ cầm danh.
Học đắc tiên triều cung trung “Cung phụng” khúc,
Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh.
Dư tại thiếu niên tằng nhất kiến,
Giám Hồ hồ biên dạ khai yến.
Thử thời tam thất chánh phương niên,
Xuân phong yểm ánh đào hoa diện.
Ðà nhan hám thái tối nghi nhân,
Lịch loạn ngũ thanh tuỳ thủ biến.
Hoãn như luơng phong độ tùng lâm,
Thanh như chích hạc minh tại âm.
Liệt như Tiến Phúc bi đầu toái phích lịch,
Ai như Trang Tích bịnh trung vi Việt ngâm.
Thính giả mỹ mỹ bất tri quyện,
Tận thị Trung Hoà Ðại Nội âm.
Tây Sơn chư thần mãn toạ tận khuynh đảo,
Triệt dạ truy hoan bất tri hiểu.
Tả phao hữu trịch tranh triền đầu,
Nê thổ kim tiền thù thảo thảo.
Hào hoa ý khí lăng công hầu,
Ngũ Lăng niên thiếu bất túc đạo.
Tính tương tam thập lục cung xuân,
Hoán thủ Trường An vô giá bảo.
Thử tịch hồi đầu nhị thập niên,
Tây Sơn bại hậu dư Nam thiên.
Chỉ xích Long Thành bất phục kiến,
Hà huống thành trung ca vũ diên.
Tuyên phủ sứ quân vị dư trùng mãi tiếu,
Tịch trung ca kỹ giai niên thiếu.
Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa,
Nhan xú thần khô hình lược tiểu.
Lang tạ tàn my bất sức trang,
Thuỳ tri tiện thị đương niên thành trung đệ nhất điệu.
Cựu khúc tân thanh ám lệ thuỳ,
Nhĩ trung tĩnh thính tâm trung bi.
Mãnh nhiên ức khởi nhị thập niên tiền sự,
Giám Hồ hồ biên tằng kiến chi.
Thành quách suy di nhân sự cải,
Kỷ độ tang điền biến thương hải.
Tây Sơn cơ nghiệp nhất đán tận tiêu vong,
Ca vũ không lưu nhất nhân tại.
Thuấn tức bách niên tằng kỷ thì,
Thương tâm vãng sự lệ triêm y.
Nam Hà quy lai đầu tận bạch,
Quái để giai nhân nhan sắc suy.
Song nhãn trừng trừng không tưởng tượng,
Khả liên đối diện bất tương tri.

Dịch nghĩa

Người đẹp Long Thành
Họ tên không được biết
Riêng thạo đàn huyền cầm
Dân trong thành gọi nàng là cô Cầm
Gảy khúc “Cung phụng” từ triều vua xưa
Một khúc đàn hay tuyệt từ trời đưa xuống thế gian.
Nhớ hồi trẻ tôi đã gặp nàng một lần
Bên hồ Giám trong một đêm yến tiệc
Tuổi cô cỡ hai mươi mốt
Áo hồng ánh lên khuôn mặt đẹp như hoa
Rượu đậm thêm nét mặt ngây thơ khả ái
Ngón tay lướt năm cung réo rắt
Tiếng khoan như gió thổi qua rừng thông
Thanh trong như đôi hạc kêu nơi xa xôi
Mạnh như sét đánh tan bia Tiến Phúc
Sầu bi như Trang Tích lúc đau ốm ngâm rên tiếng Việt
Người nghe nàng say sưa không biết mệt
Trong khúc nhạc đại nội Trung Hoà.
Quan tướng nhà Tây say rượu nghiêng ngả
Lo vui chơi suốt đêm không nghỉ
Bên phải bên trái tranh nhau cho thưởng
Tiền bạc coi thường có nghĩa chi.
Vẻ hào hoa hơn bậc vương hầu
Giới trẻ nơi Ngũ Lăng không đáng kể
Dường như ba mươi sáu cung xuân
Nay Tràng An đã hun đúc được một báu vật vô giá.
Trong đầu nhớ lại đã hai mươi năm
Tây sơn thua bại, tôi vào Nam
Long Thành gần mà cũng chẳng được thấy
Còn nói chi đến chuyện múa hát trong thành.
Nay Tuyên phủ sứ bày cuộc vui đãi tôi
Ca kỹ trẻ xinh cả một đám
Chỉ có một kẽ tóc hoa râm ngồi cuối phòng
Mặt xấu, sắc khô, người hơi nhỏ
Mày phờ phạc không điểm phấn tô son
Sao mà đoán được người này là đệ nhất danh ca một thời.
Điệu nhạc xưa làm ta thầm nhỏ lệ
Lắng tai nghe lòng càng đau xót
Tự nhiên nhớ lại hai mươi năm trước
Bên hồ Giám trong dạ tiệc ta đã thấy nàng
Thành quách đã chuyển, người cũng đổi thay
Nương dâu trở thành biển cả đã nhiều
Cơ nghiệp Tây sơn cũng đà tiêu tán
Sót lại đây còn người múa ca.
Thấm thoắt trăm năm có là bao
Cảm thương chuyện cũ dùng áo thấm nước mắt
Ta từ Nam trở lại, đầu bạc trắng
Trách làm sao được sắc đẹp cũng suy tàn.
Hai mắt trừng lên tưởng nhớ chuyện xưa
Thương cho đối mặt mà chẳng nhìn nhận ra nhau.

Truyện Kiều theo tài liệu lưu trữ, đã được Nguyễn Du làm trong thời gian đi sứ. Nếu đúng như vậy thì câu chuyện trong bài thơ chữ Hán Long thành cầm giả ca này có lẽ là một trong những nguồn hứng để Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều.

Tiểu dẫn của tác giả:

Long Thành Cầm giả, bất tri tính thị. Văn kỳ ấu niên tòng học bát Nguyễn cầm ư Lê cung Hoa tần bộ trung. Tây Sơn binh khởi, cựu nhạc tử tán, kỳ nhân lưu lạc thị triền, hiệp kỹ dĩ ngao, thuộc tản bộ. Sở đàn giai ngự tiền cung phụng khúc, phi ngoại nhân sở văn, toại xưng nhất thời tuyệt kỹ. Dư thiếu thời, thám huynh để kinh, lữ túc Giám hồ điếm. Kỳ bàng Tây Sơn chư thần đại tập nữ nhạc, danh cơ bất hạ sổ thập. Kỳ nhân độc dĩ Nguyễn cầm thanh thiện trường. Phả năng ca, tác bài hài ngữ, nhất toạ tận điên đảo. Sác thưởng dĩ đại bạch, Triếp tận, triền đầu vô toán, kim bạch uỷ tích mãn địa. Dư thời nặc thân ám trung, bất thậm minh bạch. Hậu kiến chi huynh xứ, đoản thân khoát kiểm, ngạch đột diện ao, bất thậm lệ, cơ bạch nhi thể phong, thiện tu sức, đạm mi nùng phấn, ý dĩ hồng thuý tiêu thường, xước xước nhiên hữu dư vận. Tính thiện ẩm, hỉ lãng hước, nhãn hoắc hoắc, khuông trung vô nhất nhân. Tại huynh gia mỗi ẩm triếp tận tuý, ẩu thổ lang tạ, ngoạ địa thượng, đồng bối phi chi bất tuất dã. Hậu sổ tải, Dư tòng gia nam quy, bất đáo Long Thành nhược thập niên hĩ. Kim xuân tương phụng mệnh Bắc sứ, đạo kinh Long Thành. Chư công nhục tiễn vu Tuyên phủ nha, tất triệu tại thành nữ nhạc, thiếu cơ sổ thập, tịnh bất thức danh diện, điệt khởi ca vũ, kế văn cầm thanh thanh việt, quýnh dị thời khúc, tâm dị chi. Thị kỳ nhân, nhan sấu thần khô, diện hắc, sắc như quỷ, y phục tịnh thô bố, bại hôi sắc, đa bạch bổ, mặc toạ tịch mạt, bất ngôn diệc bất tiếu, kỳ trạng đãi bất kham giả, bất phục tri vi thuỳ hà. Duy vu cầm thanh trung tự tằng tương thức, trắc nhiên vu tâm. Tịch tán, chất chi nhạc nhân, tức kỳ nhân dã. Ta hồ! Thị nhân hà chí thử da! Phủ ngưỡng bồi hồi, bất thắng kim tích chi cảm. Nhân sinh bách niên, vinh nhục ai lạc, kỳ khả lượng da. Biệt hậu, nhất lộ thượng, thâm hữu cảm yên, nhân ca dĩ thác hứng.

龍城琴者。不知姓氏。聞其幼年從學撥阮琴於黎宮花嬪部中。西山兵起。舊樂死散。其人流落市廛。挾技以遨。屬散部。所彈皆御前供奉曲。非外人所聞。遂稱一時絕技。余少時。探兄抵京。旅宿鑑湖店。其傍西山諸臣大集女樂。名姬不下數十。其人獨以阮琴聲擅場。頗能歌。作俳諧語。一坐盡顚倒。數賞以大白。輒盡。纏頭無算。金帛委積滿地。余時匿身暗中。不甚明白。後見之兄處。短身闊臉。額凸面凹。不甚麗。肌白而體豐。善修飾。淡眉濃粉。衣以紅翠綃裳。綽綽然有餘韻。性善飲。喜浪謔。眼矐矐。眶中無一人。在兄家每飲輒盡醉。嘔吐狼藉。臥地上。同輩非之。不恤也。後數載。余從家南歸。不到龍城若十年矣。今春將奉命北使。道經龍城。諸公辱餞于宣撫衙。畢召在城女樂。少姬數十。並不識名面。迭起歌舞。繼聞琴聲清越。迥異時曲。心異之。視其人。顏瘦神枯。面黑。色如鬼。衣服並粗布。敗灰色。多白補。默坐席末。不言亦不笑。其狀殆不堪者。不復知爲誰何。惟於琴聲中似曾相識。側然于心。席散。質之樂人。即其人也。嗟乎。是人何至此耶。俯仰徘徊。不勝今昔之感。人生百年。榮辱哀樂其可量耶。別後。一路上。深有感焉。因歌以托興。

(Người gảy đàn đất Long Thành không rõ họ tên là gì. Nghe nói thuở nhỏ, nàng học đàn Nguyễn trong đội nữ nhạc ở cung vua Lê. Quân Tây Sơn kéo ra, các đội nhạc cũ người chết, kẻ bỏ đi. Nàng lưu lạc ở các chợ ôm đàn hát rong. Những bài nàng gảy đều là những khúc cung phụng gảy cho vua nghe, người ngoài không hề được biết, cho nên tài nghệ của nàng nổi tiếng hay nhất một thời.
Hồi còn trẻ (1792-1793?), tôi đến kinh đô thăm anh tôi (Nguyễn Nễ), ở trọ gần Giám hồ (hồ Gương). Cạnh đó các quan Tây Sơn mở cuộc hát lớn, con hát đẹp có đến vài chục người. Nàng nỗi tiếng nhờ ngón đàn Nguyễn. Nàng hát cũng hay và khéo nói khôi hài, mọi người say mê, đua nhau ban thưởng từng chén rượu lớn, nàng uống hết ngay, tiền thưởng nhiều vô kể, tiền và lụa chồng đầy mặt đất. Lúc ấy tôi nấp trong bóng tối, không thấy rõ lắm. Sau được gặp ở nhà anh tôi. Nàng người thấp, má bầu, trán giô, mặt gẫy, không đẹp lắm, nhưng mước da trắng trẻo, thân hình đẫy đà, khéo trang điểm, lông mày thanh, má đánh phấn, áo màu hồng, quần lụa cánh chả, có vẻ phong nhã. Nàng hay uống rượu, hay nói pha trò, con mắt long lanh, không coi ai ra gì. Khi ở nhà anh tôi mỗi lần uống rượu thì nàng uống say đến nỗi nôn bừa bãi, nằm lăn ra đất, các bạn có chê trách cũng không lấy làm điều. Sau đó vài năm, tôi rời nhà về Nam (Thái Bình), mấy năm liền không trở lại Long Thành.
Mùa xuân năm nay (1813) tôi lại phụng mệnh sang sứ Trung Quốc, đi qua Long Thành. Các bạn mở tiệc tiễn tôi ở dinh Tuyên phủ, có gọi tất cả vài chục nữ nhạc, tôi đều không biết mặt biết tên. Chị em thay nhau múa hát. Rồi nghe một khúc đàn Nguyễn trong trẻo nổi lên, khác hẳn những khúc thường nghe, tôi lấy làm lạ, nhìn người gảy đàn thì thấy một chị gầy gò, vẻ tiều tuỵ, sắc mặt đen sạm, xấu như quỷ, áo quần mặc toàn vải thô bạc thếch, vá nhiều mảnh trắng, ngồi im lặng ở cuối chiếu, chẳng hề nói cười, hình dáng thật khó coi. Tôi không biết nàng là ai, nhưng nghe tiếng đàn thì dường như đã quen biết, nên động lòng thương. Tiệc xong, hỏi thì chính là người trước kia đã gặp.
Than ôi! Người ấy sao đến nỗi thế! Tôi bồi hồi, không yên, ngửng lên cúi xuống, ngậm ngùi cho cảnh xưa và nay. Người ta trong cõi trăm năm, những sự vinh nhục buồn vui thật không lường được. Sau khi từ biệt trên đường đi, cảm thương vô hạn nên làm bài ca sau, để ghi lại mối cảm hứng.)
Bài thơ này được sử dụng làm bài đọc thêm trong chương trình SGK Văn học 10 giai đoạn 1990-2006.

Nguồn: Thơ chữ Hán Nguyễn Du, NXB Văn học, 
Xếp theo: 

Ảnh đại diện

Bản dịch của Học Canh

Thành Thăng Long nhớ từ thuở nọ
Bậc giai nhân tên họ ai hay
Ðàn cầm thánh thoát mấy dây
Khắp thành quen miệng gọi ngay Nàng Cầm
"Cung Phụng khúc" xưa ngâm trong Nội
Phổ nên chương tiếng nổi một thời
Nhớ ngày đương độ vui chơi
Giám hồ yến tiệc gặp người tài hoa
Tuổi hăm mốt nõn nà lộng lẫy
Gió xuân êm hây hẩy bông đào
Men tô duyên não nùng sao
Nỉ non năm tiếng thấp cao tuyệt vời
Theo tay ngọc lòng người ủ rũ
Tiếng bổng trầm to nhỏ miên man
Khoan như gió lướt thông ngàn
Trong như tiếng hạc lạc đàn kêu sương
Mạnh như sấm phũ phàng xé đá
Tiến Phúc bia nổ phá ầm ầm
Buồn như khúc Việt ai ngâm
Nỗi lòng Trang Tích âm thầm mà đau
Ðiệu êm ấm nghe lâu chẳng mỏi
Chính khúc này đại nội triều xưa
Tây Sơn quân tướng thẫn thờ
Ngả nghiêng đến sáng còn chưa thỏa lòng
Quăng lụa thưởng tây đông tíu tít
Vàng tựa bùn cứ việc vung tay
Công hầu hào khí đua say
Ngũ lăng niên thiếu một bày sá chi
Dạo khúc xuân diễm kỳ lả lướt
Băm sáu cung thánh thót xinh xinh
Tràng An treo ngọc liên thành
Phẩm cao vô giá, tài tình riêng ai
Thoảng hai chục năm trời từ đấy
Tây Sơn thua, ta trẩy Nam Hà
Long Thành gang tấc còn xa
Ðiệu xưa nhớ mấy cũng là đành thôi
Tuyên phủ sứ lại mời dự tiệc
Thiếu chi người mày biếc má hồng
Cuối bàn phảng phất não nùng
Một nàng đầu tóc hình dung bơ phờ
Mình gầy võ mày thưa duyên nhạt
Ai biết nàng oanh liệt xưa kia
Khúc đâu lệ chảy đầm đìa
Khiến người nghe những đê mê xót thầm
Chợt nhớ lại bao năm chuyện cũ
Từng bên ai vui thú hồ xưa
Thành tàn duyên cũng xác xơ
Ngậm ngùi mấy cuộc biển mờ dâu xanh
Rồi một sớm bại thành là thế
Cảm khúc ca trời để một người
Trăm năm một thoáng bao dài
Ngậm ngùi chuyện cũ cho đời buồn đau
Ở Nam về, mái đầu đã bạc
Người đẹp xưa cũng khác hình xưa
Giương đôi mắt ngó mà mơ
Thảm thay ai biết bây giờ là ai
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.

 25.00
  Chia sẻ trên Facebook 49Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Phụng Vũ Cửu Thiên

Người đẹp Long Thành
Chẳng nhớ tên họ
Quen ngón đàn tơ
Dân thành quen gọi là cô đánh đàn
Xưa tiên triều học Cung Phụng khúc
Vốn thanh âm đệ nhất thế gian.
Ngày nhỏ ta từng được gặp nàng
Bên hồ Giám trong một đêm yến tiệc
Đang đương độ xuân xanh hăm mốt
Gió trời đưa ánh đào hồng biếc
Rượu nồng càng thêm nét thơ ngây.
Ngũ cung lả lướt từng ngón tay.

Khoan như gió thoảng qua rừng thông
Nhặt như tiếng hạc lẻ âm thầm
Mạnh như sét đánh tan bia Tiến Phúc
Sầu như tiếng Việt Trang Tích ngâm.
Người nghe mê mệt chẳng muốn dứt
Tận Trung Hoà đại nội thành Thăng Long.
Quân Tây Sơn say ngà say ngật
Chỉ muốn vui chơi suốt đêm thâu.
Tiền lụa thưởng trái quăng phải vất
Của cải khác chi bùn đất nâu.
Hào hoa tựa bậc vương hầu
Ngũ Lăng niên thiếu kể chi đâu
Ba mươi sáu cung xuân hun đúc
Tràng An nay được một bảo vật
Nhớ lại, giờ hai chục năm sau
Tây Sơn bại trận, ta vào phương Nam.

Long Thành gần mà còn chẳng thấy
Thì nói chi tới chuyện hát ca
Nay Tuyên phủ bày cuộc đãi ta
Ca kỹ trẻ xinh ngồi cả đám
Chỉ một kẻ tóc hoa râm ảm đạm
Mặt xấu, dáng nhỏ, người khô héo
Tàn tạ làn my chẳng điểm trang
Nào ai có biết nàng
Một thời đệ nhất thế gian ?
Tiếng tơ xưa làm ta thầm nhỏ lệ
Lắng tai nghe chợt thấy dạ xót xa
Nhớ lại ngày ấy, ở chốn quê nhà
Bên hồ Giám người đàn trong yến tiệc
Nương dâu thành biển cả biêng biếc
Thành quách chuyển, người cũng đổi thay
Cơ nghiệp Tây Sơn giờ đã tận
Chỉ còn người ca vũ sót lại đây
Trăm năm thấm thoắt có là vậy
Cám thương nước mắt thấm xiêm y
Nam Hà trở về đầu bạc trắng
Hỏi làm sao nhan sắc chẳng tàn suy
Giương mắt ngó về nơi nào xa lắm
Thương nhau mà đối diện chẳng biết chi.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say

 14.00
  Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Đặng Thế Kiệt

Tên họ chi ta không biết rõ
Thạo Nguyễn cầm nên có tên Cầm
Khúc kia Cung Phụng nhất trần
Ngày thơ được học nhạc thần chầu vua
Đã một lần thuở xưa gặp gỡ
Bên bờ hồ cuộc dạ yến sang
Tuổi hai mươi mốt cô nàng
Mặt hoa áo thắm còn tham rượu nồng
Theo ngón tay năm cung réo rắt
Tiếng khoan như gió mát rừng thông
Hạc kêu cao thẳm: tiếng trong
Mạnh như sét đánh vỡ tung bia mồ
Buồn: Trang Tịch ngâm thơ tiếng Việt
Người nghe say chẳng biết mỏi a
Khúc đâu đại nội Trung Hoà
Tây Sơn quan chức nghe mà đảo điên
Mải vui suốt cả đêm không chán
Hai bên người tranh cạnh thưởng tài,
Tiền như bùn đất vãi rơi.
Đào hoa ý khí vượt nơi vương hầu
Đám Ngũ Lăng còn đâu đáng kể
Băm sáu cung xuân để mà coi
Đúc chung vật báu trên đời
Của kia vô giá đất trời Trường An
Nay đã hai mươi năm tiệc ấy
Sau Tây Sơn chiến bại, vào Nam
Long Thành chẳng thấy tấc gang
Huống chi tiệc múa mơ màng thành xưa
Quan Tuyên Phủ vui mua cuộc hát
Đám ca cơ tươi mát xuân xanh
Mà sao một mái hoa râm
Mặt gầy khô héo nhỏ thân hình hài
Không điểm tô nét mày phờ phạc
Ai biết từng đệ nhất tài danh
Khúc xưa réo rắt dây đàn
Nghe tuôn nước mắt từng làn âm thanh
Tai lắng nghe mà đành chua xót
Hai mươi năm chuyện trước là đây
Bên hồ chiếu tiệc mê say
Đã từng gặp gỡ những ngày thơ ngây
Thành quách suy việc thay người đổi
Bao nương dâu thành bãi biển xanh
Tây Sơn cơ nghiệp tan tành
Trong làng múa hát còn đành một ai
Một cuộc thế không đầy chớp mắt
Cảm việc xưa lệ ướt áo này
Từ Nam về tóc trắng mây
Trách chi người đẹp tàn phai má đào
Trừng trừng hai mắt nhìn nhau
Cố nhân chẳng biết khác nào người dưng
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.