Anh bán vé số tật nguyền & Chị bán bún nhân hậu
1 tấm vé số = 1 tô bún + tình thươngSàiGòn vẫn có cảnh đẹp quá, còn nhiều người tử tế quá."Anh bán vé số đẹp, mà cô bán bún cũng đẹp ".Anh ấy bị tai nạn lao động, cụt hết hai tay nên phải đi bán vé số sống lay lắt qua ngày.Mỗi lần đến ăn bún cô chủ quán không lấy tiền, nhưng cũng tế nhị chỉ lấy một tờ vé số thôi.Chị là một người phụ nữ với gương mặt tròn phúc hậu và một cậu thanh niên cụt đôi tay.Cậu thanh niên ấy, tàn nhưng không phế. Vì lòng tự trọng của con người .Anh vẫn cố gắng lao động kiếm sống để nuôi bản thân mình, hẳn anh nghĩ, lao động để không là gánh nặng của ai.Bức ảnh đẹp nói lên cái tình của những người lao động nghèo, họ có thể là người xa lạ nhưng với tình yêu thương sẵn có mà ta thấy như là tình cảm mẫu tử ở đó.Đây mới là người giàu thật sự, giàu lòng nhân ái…Thân chuyểnNgườiSGMột món quà muà Noel làm xúc động thế giớiAnh Lawrence DePrimo 25 tuổi chỉ là một nhân viên cảnh sát thuờng ở thành phố vĩ đại New York City, vỉ đại đến nỗi người ta đặt cho nó cái hỗn danh là Big Apple (quả táo bự.) Ai đã ghé qua thành phố này thì cũng biết nó bự đến nỗi chẵng ai thèm đếm xiả đến ai cả, cuộc sống bon chen, công việc dồn dập, mỗi người lo riêng cho cuộc sống cuả mình.
Do đó một hành động bác ái đột xuất cuả anh DePrimo đáng lẽ sẽ chẳng ai biết tới. Anh cũng nghĩ như vậy và rất dỗi ngạc nhiên khi có người đề cập đến nó. "I had no idea it was going to be such a big deal" ("Tôi đâu thể ngờ được nó to tát đến thế") anh cho biết như vậy.
Số là hai tuần trước khi anh đi tuần ở khu Time Square trong một đêm giá lạnh, anh phải đi 2 đôi vớ mà vẫn thấy buốt, anh nhìn thấy một người đàn ông vô gia cư không có giầy. Anh tả lại "Đôi chân cuả ông ta bị sưng lên bằng cả cái bàn tay tôi như thế này. Tôi động lòng trắc ẩn. Chẳng nghĩ gì sâu sa cả. Tôi dừng lại và hỏi nếu ông ta có muốn một đôi vớ cho ấm không?"
Người đàn ông bất hạnh trả lời không. Cảm ơn lòng tốt cuả anh và thêm vào "May God bless you" (Xin Chuá ban phước lành cho ông)
Thật là bất ngờ, anh DePrimo nói tiếp "Này đây một người nghèo mạt đến nỗi một đôi vớ cũng không có, thế mà lại có một tấm lòng vĩ đại để mà xin Chuá ban phước lành cho tôi. Thật là một sự...vô cùng tận..tuyệt vời"
Anh DePrimo sau đó chạy tới tiêm bán giầy Sketchers để mua một đôi giầy ủng, không biết số giầy là bao nhiêu cho nên anh
lại phải chạy ra chỗ người vô gia cư một lần nữa. Sự việc không lọt qua mắt cuả ông quản lý tiệm giầy Jose Cano và ông ta đã giúp giảm giá đôi giầy để anh DePrimo chỉ phải trả như là giá cuả một nhân viên cuả tiệm. (Xin xem ghi chú *)
"Bạn biết không, chúng tôi hiểu rằng ông cảnh sát này đang vội giúp người khác, và ông ta không có nhiều thời giờ. Cho nên tự nhiên chúng tôi phải cố giúp đỡ làm sao cho mọi việc được xuông xẻ thêm lên" Ông Cano nói.
Anh DePrimo đã không hỏi tên cuả người đàn ông khốn khổ là gì, nhưng anh không thể quên giây phút kỳ diệu khi trao quà, anh tâm sự " Ông ta nhìn thẳng vào mắt tôi và cười toe toét, cái cười kéo dài từ tai này qua đến tai nọ. Và một lần nữa ông ta xin Chuá ban phuớc lành cho tôi và cầu chúc cho tôi được an toàn. Tôi thực tình không thể tin vào tai mình được. Các ông thấy không, chỉ là một món quà nhỏ bé thôi, thế mà ông ta lại cảm tạ nồng nhiệt đến như thế".
Anh DePrimo cất giữ tấm biên lai cuả đôi giầy vào tuí áo chống đạn cuả anh để nhắc nhở cho anh đến những người bạc phận. Sau đó anh vội vã tiếp tục cuộc đi tuần cuả mình.
Nhưng hành đông cuả anh DePrimo không khỏi lọt vào ống kính cuả một du khách từ xa đến. Bà Jennifer Foster, ở thành phố Florence, tiểu bang Arizona đang đi chơi NYC và bà đã lấy máy điện thoại cuả mình để chụp cảnh người cảnh sát và người vô gia cư.
Bà đã gửi tấm hình và viết thư cho văn phòng cảnh sát NYPD rằng bà cũng đã nhìn thấy người đàn ông xấu xố không có giầy ấy: " Ngay khi tôi định đi tới ông ta, thì một nhân viên cảnh sát cuả quí sở đã xuất hiện. Anh ta nói: 'Tôi đã có giầy đúng số 12 cho ông đây, đôi giầy này là giầy cho mọi thời tiết. Nào mình thử xem nào.' Và anh ta đã cúi xuống đất và giúp người đàn ông đi vớ và giầy vào. Anh cảnh sát ấy không kỳ vọng một điều gì từ người đàn ông cả và anh cũng không hề biết là tôi đang chứng kiến. Tôi đã làm việc trong ngành công lực từ 17 năm qua. Tôi chưa bao giờ xúc động đến như thế. Tôi không biết tên của anh cảnh sát. Nhưng quan trọng hơn, theo tôi nghĩ, là tất cả chúng ta cần được nhắc nhở về những lý do thực sự của ngành công lực. Cho nên việc làm của người cảnh sát này là một vinh dự cho nghề nghiệp của chúng ta và đồng thời cũng nhắc nhở cho tôi cũng như cho tất cả những nhân viên công lực ở Arizona mà tôi đã chia sẻ câu chuyện rằng lòng tốt của con người vẫn không bị mất."
Văn phòng Cảnh Sát NYPD đã đăng tấm hình và bức thư cuả bà Foster lên trang nhà trong Facebook.
Cho đến thứ Ba vừa qua, số shares (gửi cho nhau) cuả bài viết Facebook đã lên tới 77 ngàn, số người đánh dấu là 'thích' lên đến 322 ngàn và số người viết bình luận thêm vào là 20 ngàn. Những lời khen ngợi đến từ khắp nơi trên thế giới, kể cả những nơi xa xôi như Úc Châu và Malaysia.Ghi chú * theo tin mới nhất thì đôi giầy trị giá $100. Quả là một món quà to lớn.
MỘT CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG
Chúng ta may mắn sống trên đất nước này, mà mấy thuở mình nghĩ tới những người lính Mỹ đang xông pha trận mạc! Để câu chuyện thêm rõ ràng, tưởng cũng cần nói thêm là mấy lúc sau này, trong mục đích cạnh tranh giảm tiền vé tối đa, các hãng hàng không không còn serve thức ăn trên tàu bay cho hành khách economy class (trừ business class hay first class và những chuyến oversea long hours) mà thay vào đó chỉ bán sandwich, snack dưới hình thức BOB (buy on board) những đồ ăn trưa. Tôi đặt hành lý vào hộc ở trên đầu ngồi rồi ngồi xuống ghế. Đây là chuyến bay dài làm tôi ước gì mình có một quyển sách hay để đọc trên phi trình. Có lẽ tôi cũng cần chợp mắt một chút. Vừa lúc trước khi máy bay cất cánh, một nhóm 10 người lính trẻ men theo lối đi và ngồi hết vào chỗ trống rải rác còn lại. Chẳng có gì để làm, tôi bắt đầu gợi chuyện người lính ngồi gần nhất. - Các cậu đi tới đâu vậy? - Petawawa (Ontario). Chúng tôi sẽ ở đó hai tuần để thụ huấn một chương trình huấn luyện đặc biệt rồi sau đó sẽ bổ sung tới A Phú Hãn. Sau khi máy bay cất cánh độ một tiếng thì tiếng loa thông báo là trên máy bay có bán thức ăn nhẹ đựng trong bao giá $5. Cũng còn lâu lắm chuyến bay mới tới phía Đông nên tôi quyết định mua một bao đồ ăn để vừa ăn vừa giết thì giờ. Khi tôi móc bóp lấy tiền thì chợt nghe một người lính hỏi bạn mình là có muốn mua thức ăn không. -Không! Có vẻ như mắc quá đó. Bao lunch gì mà tới $5. Thôi tao ráng đợi tới căn cứ hẳn hay. Và anh lính trẻ gật gù đồng ý với bạn. Tôi đảo mắt nhìn chung quanh thì thấy mấy người lính khác cũng không có ý định mua gì cả mặc dù lúc đó cũng đã tới giờ ăn trưa rồi. Một ý nghĩ chợt đến trong đầu, tôi gọi người nữ tiếp viên tới đưa cho bà ta $50 và nói: - Xin bà vui lòng lấy thức ăn cho những người lính này. Người tiếp viên ngạc nhiên nắm chặt lấy tay tôi, qua đôi mắt long lanh ngấn lệ vì xúc động, bà ngõ lời cám ơn tôi và nghẹn ngào: - Con trai tôi cũng là một quân nhân đang chiến đấu tại Iraq. Nghĩa cử này của ông như đang dành cho nó vậy. Rồi bà xăng xái đi lấy 10 bịch đồ ăn trao cho tất cả các người lính trên tàu. Sau đó bà dừng lại chỗ tôi hỏi: - Thưa ông dùng gì ạ? Bò, gà rất hảo hạng. - Xin cho tôi gà. Tôi trả lời bà ta trong một thoáng ngạc nhiên vì theo tôi biết hạng economy bây giờ chỉ có BOB thôi mà. Người nữ tiếp viên đi về phía trước của máy bay độ một phút sau đó trở lại với nguyên khay thức ăn nóng hổi dành cho hành khách vé hạng nhất, bà trịnh trọng nói với tôi: - Đây là tấm lòng tri ân nho nhỏ của những người trên chuyến bay này đối với ông. Sau khi ăn xong với tâm trạng sảng khoái nhẹ nhàng, tôi bước tới phòng vệ sinh ở phía sau cùng. Trên đường đi, một người đàn ông thình lình đứng lên chận tôi lại nói: - Tôi rất cảm phục việc ông làm, xin ông cho tôi được chia phần mà vui lòng nhận cho. Nói xong, ông ta dúi vào tay tôi 25 mỹ kim. Sau đó không lâu, viên phi công trưởng rời buồng lái vừa đi vừa nhìn số ghế ghi trên hộc hành lý, linh cảm khiến tôi thầm mong ông ta đừng kiếm tôi nhưng … ô kìa! Ông ta dừng lại ngay hàng ghế của tôi rồi cười thật tươi và chìa tay ra nói: - Tôi muốn được bắt tay ông. Cực chẳng đã, tôi mở dây an toàn đứng dậy bắt tay viên phi công trưởng. Với giọng hân hoan, ông ta nói lớn như để mọi người cùng nghe: - Tôi cũng đã từng là một quân nhân và cũng là phi công chiến
đấu. Có một lần có người cũng mua cho tôi thức ăn. Điều đó thực sự thể hiện cả một tấm lòng tốt đẹp mà tôi không bao giờ quên. Cả một tràng pháo tay tán thưởng vang dội làm tôi đỏ bừng mặt vì mắc cở. Chỉ với một hành động nhỏ nhặt tầm thường của tôi mà đánh động lương tâm con người đến thế sao? Vì chuyến bay quá dài nên có một lúc, tôi phải đi bộ về phía trước để dãn gân cốt thì bỗng nhiên có một nam hành khách ngồi trên tôi độ sáu dãy đưa tay ra bắt và để lại trong tay tôi cũng 25 mỹ kim. Bầu không khí trên chuyến bay thật nhẹ nhàng và chan hòa tình người cho tới khi máy bay hạ cánh. Tôi lấy hành lý và bắt đầu bước ra khi vừa tới cửa máy bay thì một người đàn ông chận tôi lại và nhét nhanh vào túi áo tôi một thứ gì đó xong ông ta vội vả bước đi mà không nói một lời. Lại thêm $25 nữa. Nếu tính ra, tôi chỉ chi có $50 mà bây giờ thu lại tới $75. Kiếm được $25 dễ dàng đến thế sao! À! Quên! Còn bữa ăn thiệt ngon miệng nữa chứ. Đúng là khi ta làm phải thì không bao giờ lỗ lã cả. Tôi vui vẻ bước nhanh vào cửa phi trường thì thấy mấy người lính trẻ kiểm điểm nhân số để chuẩn bị về căn cứ. Tôi tiến tới trao cho họ 75 mỹ kim và nói: - Từ phi trường về tới trại phải khá xa. Mà bây giờ cũng đã tới giờ để dằn bụng một cái sandwich chứ. Trời Phật sẽ ban ơn cho các cậu. Mười người lính trẻ trong ngày hôm đó chắc đã rời chuyến bay trong tâm trạng yêu thương và kính mến những hành khách đồng hành. Tôi hăng hái bước tới xe với lời thì thầm nguyện cầu cho tất cả sẽ được trở về trong an bình. Những chàng trai nầy đã hy sinh tất cả cho quê hương mà tôi chỉ biếu họ có một vài phần ăn. Thật là quá ít ỏi nếu không muốn nói là chỉ trong muôn một. Nghĩ xa hơn nữa, người cựu chiến binh đã từng đánh đổi cả cuộc đời khi viết lên chi phiếu trắng đề tên người nhận là “Hiệp Chủng Quốc” mà số tiền có thể lên đến chính sinh mạng của họ. Đó là một vinh dự tối cao lẽ ra cả đất nước phải dành cho họ nhưng than ôi! Có nhiều người đã không cần biết tới và bỏ quên họ. Xin các Đức Hộ Quốc Nhân Vương Bồ Tát và Kim Cang Đại Lực Sĩ Bồ Tát gia trì sức mạnh và lòng can đảm cho bạn chuyển tiếp câu chuyện này tới bạn bè quen biết. Riêng tôi thì đã làm xong.
đấu. Có một lần có người cũng mua cho tôi thức ăn. Điều đó thực sự thể hiện cả một tấm lòng tốt đẹp mà tôi không bao giờ quên. Cả một tràng pháo tay tán thưởng vang dội làm tôi đỏ bừng mặt vì mắc cở. Chỉ với một hành động nhỏ nhặt tầm thường của tôi mà đánh động lương tâm con người đến thế sao? Vì chuyến bay quá dài nên có một lúc, tôi phải đi bộ về phía trước để dãn gân cốt thì bỗng nhiên có một nam hành khách ngồi trên tôi độ sáu dãy đưa tay ra bắt và để lại trong tay tôi cũng 25 mỹ kim. Bầu không khí trên chuyến bay thật nhẹ nhàng và chan hòa tình người cho tới khi máy bay hạ cánh. Tôi lấy hành lý và bắt đầu bước ra khi vừa tới cửa máy bay thì một người đàn ông chận tôi lại và nhét nhanh vào túi áo tôi một thứ gì đó xong ông ta vội vả bước đi mà không nói một lời. Lại thêm $25 nữa. Nếu tính ra, tôi chỉ chi có $50 mà bây giờ thu lại tới $75. Kiếm được $25 dễ dàng đến thế sao! À! Quên! Còn bữa ăn thiệt ngon miệng nữa chứ. Đúng là khi ta làm phải thì không bao giờ lỗ lã cả. Tôi vui vẻ bước nhanh vào cửa phi trường thì thấy mấy người lính trẻ kiểm điểm nhân số để chuẩn bị về căn cứ. Tôi tiến tới trao cho họ 75 mỹ kim và nói: - Từ phi trường về tới trại phải khá xa. Mà bây giờ cũng đã tới giờ để dằn bụng một cái sandwich chứ. Trời Phật sẽ ban ơn cho các cậu. Mười người lính trẻ trong ngày hôm đó chắc đã rời chuyến bay trong tâm trạng yêu thương và kính mến những hành khách đồng hành. Tôi hăng hái bước tới xe với lời thì thầm nguyện cầu cho tất cả sẽ được trở về trong an bình. Những chàng trai nầy đã hy sinh tất cả cho quê hương mà tôi chỉ biếu họ có một vài phần ăn. Thật là quá ít ỏi nếu không muốn nói là chỉ trong muôn một. Nghĩ xa hơn nữa, người cựu chiến binh đã từng đánh đổi cả cuộc đời khi viết lên chi phiếu trắng đề tên người nhận là “Hiệp Chủng Quốc” mà số tiền có thể lên đến chính sinh mạng của họ. Đó là một vinh dự tối cao lẽ ra cả đất nước phải dành cho họ nhưng than ôi! Có nhiều người đã không cần biết tới và bỏ quên họ. Xin các Đức Hộ Quốc Nhân Vương Bồ Tát và Kim Cang Đại Lực Sĩ Bồ Tát gia trì sức mạnh và lòng can đảm cho bạn chuyển tiếp câu chuyện này tới bạn bè quen biết. Riêng tôi thì đã làm xong.
Nguyên Trần , Toronto