Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Lịch thi đấu World Cup 2014 [Vòng 1/8]

Lịch thi đấu World Cup 2014 [Vòng 1/8]

 

Lịch thi đấu World Cup 2014

Vòng 1/8




Thứ 7, Ngày 28 tháng 6


Trận 49:
Trực tiếp

Brazil

Brazil

23:00

Chile

Chile

Sân Vận Động: Estádio Mineirão, Belo Horizonte (Brazil)

Chủ Nhật, Ngày 29 tháng 6


Trận 50:
Trực tiếp

Colombia

Colombia

03:00

Uruguay

Uruguay

Sân Vận Động: Estádio do Maracanã, Rio de Janeiro (Brazil)
Trận 51:
Trực tiếp

Hà Lan

Hà Lan

23:00

Mexico

Mexico

Sân Vận Động: Estádio Castelão, Fortaleza (Brazil)

Thứ 2, Ngày 30 tháng 6


Trận 52:
Trực tiếp

Costa Rica

Costa Rica

03:00

Hy Lạp

Hy Lạp

Sân Vận Động: Arena Pernambuco, Recife (Brazil)
Trận 53:
Trực tiếp

Pháp

Pháp

23:00

Nigeria

Nigeria

Sân Vận Động: Estádio Nacional Mané Garrincha, Brasília (Brazil)

Thứ 3, Ngày 01 tháng 7


Trận 54:
Trực tiếp

Đức

Đức

03:00

Algeria

Algeria

Sân Vận Động: Estádio Beira-Rio, Porto Alegre (Brazil)
Trận 55:
Trực tiếp

Argentina

Argentina

23:00

Thụy Sĩ

Thụy Sĩ

Sân Vận Động: Arena de São Paulo, São Paulo (Brazil)

Thứ 4, Ngày 02 tháng 7


Trận 56:
Trực tiếp

Bỉ

Bỉ

03:00

Mỹ

Mỹ

Sân Vận Động: Arena Fonte Nova, Salvador (Brazil)
 
 
 
 

Lịch thi đấu World Cup 2014 Vòng 1/8

Lịch thi đấu World Cup 2014

Vòng 1/8






Thứ 7, Ngày 28 tháng 6


Trận 49:
Trực tiếp

Brazil

Brazil

23:00

Chile

Chile

Sân Vận Động: Estádio Mineirão, Belo Horizonte (Brazil)

Chủ Nhật, Ngày 29 tháng 6


Trận 50:
Trực tiếp

Colombia

Colombia

03:00

Uruguay

Uruguay

Sân Vận Động: Estádio do Maracanã, Rio de Janeiro (Brazil)
Trận 51:
Trực tiếp

Hà Lan

Hà Lan

23:00

Mexico

Mexico

Sân Vận Động: Estádio Castelão, Fortaleza (Brazil)

Thứ 2, Ngày 30 tháng 6


Trận 52:
Trực tiếp

Costa Rica

Costa Rica

03:00

Hy Lạp

Hy Lạp

Sân Vận Động: Arena Pernambuco, Recife (Brazil)
Trận 53:
Trực tiếp

Pháp

Pháp

23:00

Nigeria

Nigeria

Sân Vận Động: Estádio Nacional Mané Garrincha, Brasília (Brazil)

Thứ 3, Ngày 01 tháng 7


Trận 54:
Trực tiếp

Đức

Đức

03:00

Algeria

Algeria

Sân Vận Động: Estádio Beira-Rio, Porto Alegre (Brazil)
Trận 55:
Trực tiếp

Argentina

Argentina

23:00

Thụy Sĩ

Thụy Sĩ

Sân Vận Động: Arena de São Paulo, São Paulo (Brazil)

Thứ 4, Ngày 02 tháng 7


Trận 56:
Trực tiếp

Bỉ

Bỉ

03:00

Mỹ

Mỹ

Sân Vận Động: Arena Fonte Nova, Salvador (Brazil)
 
 
 
 

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Di huấn của vua Lê Thánh Tôn.




“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di!”.
Di huấn của vua Lê Thánh Tôn.

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Giàn khoan 981 không nằm trong vùng biển Việt Nam?


Chia sẻ :
"...Việc phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế [thềm lục địa] giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng..."

Ngày 08/06/2014, trang web của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đăng bài “Giàn khoan 981 tiến hành hoạt động tác nghiệp: Hành vi khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc”[1] nhằm biện hộ cho hành động ngang ngược của mình đồng thời vu cáo Việt Nam trước công luận thế giới. Bài viết đó đưa ra nhiều luận điểm sai trái, nhưng trước mắt chúng tôi chỉ tập trung phân tích luận điểm chính trong mục III cho rằng khu vực đặt giàn khoan không thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa (CS) của VN.

Cụ thể là theo Bộ Ngoại giao TQ “Giữa quần đảo Tây Sa của Trung Quốc và bờ biển Việt Nam tồn tại vấn đề phân định ranh giới, cho đến thời điểm này, hai bên vẫn chưa phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tại vùng biển này. Hai bên đều có quyền đưa ra chủ trương về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Song, bất cứ phân định ranh giới theo nguyên tắc gì, vùng biển này đều không thể trở thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.”

Mặc dù Việt Nam có nhiều bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minhchủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa (mà TQ gọi là Tây Sa) nhưng để thấy lập luận của Bộ Ngoại giao TQ sai trái, bất chấp luật pháp và tập quán quốc tế đến mức nào tạm thời thử giả định quần đảo Hoàng Sa (HS)là của TQ như họ nói. Sau đó, thử xét việc phân giới giữa HS và bờ biển VN theo luật lệ quốc tế xem có đúng là dù “phân định ranh giới theo nguyên tắc gì, vùng biển này đều không thể trở thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam” hay không.

Cơ sở cho việc phân định sẽ là các điều khoản liên quan trong Công ước LHQ về luật biển (UNCLOS) mà cả TQ và VN đều là thành viên cũng như các án lệ quốc tế có liên quan.

Cơ sở từ UNCLOS là Điều 74 [83], đoạn 1 quy định:

“Việc phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế [thềm lục địa] giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng (người viết nhấn mạnh).”

Để đi đến một giải pháp công bằng theo quy định này phải xét đến nhiều yếu tố, điều kiện cụ thể liên quan đến độ dài và hình dạng bờ biển, vị trí và tính chất các đảo, vấn đề kinh tế-xã hội, an ninh, tài nguyên… Tập quán quốc tế và nhiều án lệ từ trước tới nay thường dùng độ dài bờ biển tương ứng làm tiêu chuẩn chínhđể kiểm tra và điều chỉnh cho tính công bằng. Theo đó, đường phân giớithường là trung tuyến [cách đều] có điều chỉnh theo tỉ lệ thích hợp dựa trên độ dài hai bờ biển tương ứng(tỉ lệ khoảng cách từ điểm trên đường phân giới tới điểm cơ sởcủa đảo và tới điểm cơ sở của bờ biểnđất liền bằng tỉ lệ điều chỉnh) và sau đó có thể tinh chỉnh theo các yếu tố thích đáng khác hay đơn giản hóa cho dễ thực hiện. Do độ dài bờ biển đất liền nói chung lớn nhiều lần so với độ dài bờ biển các đảo nhỏ nên tỉ lệ này thường nghiêng về bờ biển đất liền.

Thông lệ quốc tế cho ta nhiều ví dụ về việc điều này (các đảo chỉ được cho một phần hiệu lực hoặc thậm chí không có được hiệu lực) trong các hiệp định phân giới biển giữa Indonesia và Singapore, Iran và Qatar, Bahrain và Saudi Arabia, Iran và the United Arab Emirates, Canada và Denmark (Greenland).[2] Đặc biệt, hiệp định phân giới vịnh Bắc Bộ năm 2000, chính TQ cũng thỏa thuận với VN chỉ cho đảo Bạch Long Vĩ của VN một phần tư hiệu lực. (Xem H.1)

H.1: Đảo Bạch Long Vĩ được hưởng khoảng ¼ hiệu lực (tỉ lệ 15 hl:55hl ≈ 1:3,7)

Đối với các vụ đã đưa ra toà án quốc tế xảy ra trước UNCLOS hoặc trước khi UNCLOS có hiệu lực thì cũng cho ta nhiều ví dụ. Vụ Tunisia – Libya năm 1982thì đảo Kerkennah (180 km², 15 000 dân) chỉ được cho một phần hiệu lực do có kích thước nhỏ so với bờ biển của Lybya. Vụ Libya – Malta năm 1985, đảo chính của Malta (122 km², 350 000 dân) cũng chỉ được cho nửa hiệu lực. Vụ Pháp – Anhnăm 1977, trong 48 đảo/đá của quần đảo Scilly thì trọng tài chỉ cho 6 đảo có người ở phân nửa hiệu lực và đặc biệt là các đảo/đá nằm sai phía của trung tuyến không ảnh hưởng đến việc phân giới… Đặc biệt, vụ Nicaragua – Colombia sau khi UNCLOS có hiệu lực, mới được phân xử vào năm 2012 khá tương tự với trường hợp HS của VN thìTòa trọng tài dùng tỉ lệ 1:3[3] (xem H.2).Tuy nhiên, trước nhất lưu ý rằng trong vụ này quần đảo San Andrés, Providencia và Santa hoàn toàn thuộc Colombia, không có vấn đề tranh chấp chủ quyền. Hơn nữa, đó là một quần đảo lớn có diện tích đất tổng cộng khoảng 52,5 km² và cư dân tại chỗ hơn 75 ngàn người.[4]Dù vậy, chỉ các đảo lớn thỏa đúng định nghĩa ở điều 121 UNCLOS như Providencia / Santa Catalina (18 km²), San Andrés (26km²), Albuquerque mới được Tòa trọng tài xem xét tới EEZ với tư cách từng đảo riêng. Các điểm cơ sở đều nằm trên các đảo này, không cóđiểm cơ sở nào trên các thể địa lí không phải là đảo theo nghĩa của UNCLOS như bãi Quitasueño hoặc đảo [đá] Serrana… Hoàn toàn không có đường cơ sở thẳng chung lạ lùng như TQ tự vẽcho HS để làm cơ sở cho việc phân định ranh giới biển.Ngay cả trong vụ Qatar – Bahrain năm 2002, dù Bahrain trên thực tế là một quần đảo vốn được phép có đường cơ sở thẳng theo UNCLOS[5] nhưng tòa vẫn không chấp nhập đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của các đảo đá của quần đảo. Lí do là vì Bahrain đã không đưa vào hồ sơ của mình.

Trong khi đó, HS có chủ quyền đang tranh chấp (thuộc VN nhưng đang bị TQ kiểm soát)chỉ gồm những đảo/ đá nhỏ rải rác với diện tích đất tổng cộng chỉ khoảng 7,75 km² (bé hơn quần đảo San Andrés, Providencia và Santa khoảng 7 lần) còncư dân thì chỉ độ 1 000 người do TQ đưa tới để thể hiện chủ quyền như chính Tiểu Kiệt (Xiao Jie), Thị trưởng Tam Sa thú nhận “Ở đây không có đất trồng trọt. Mục tiêu chính là để bảo vệ chủ quyền trên biển của đất nước chúng tôi.”[6]Đặc biệt lưu ý rằng TQ không phải là nước quần đảo và trong quần đảo HS may rachỉ có đảo Phú Lâm mới có thể là đảo không phải đảo đátheo điều 121 UNCLOS[7].Như vậy, ngay cả khi giả định TQ có chủ quyền đối với HS là đúng thì so với những điều vừa trình bày, khó có thể có tòa án quốc tế nào chấp nhậnđường cơ sở thẳng mà TQ tự vẽ cho HS. Do đó, dù vị trí giàn khoan có gần với đường đó bao nhiêu cũng đều vô nghĩa.

H. 2: Đường phân giới (màu đỏ) giữa quần đảo San Andrés, Providencia và Santa Nicaragua được điều chỉnh theo tỉ lệ 1:3 và được đơn giản hoá chứ không phải là trung tuyến [cách đều] Hai đảo [đá]Quitasueño và Serrana chỉ được hưởng lãnh hải 12 hải lí

Nếu vận dụng luật pháp và thông lệ quốc tế như vừa trình bày vào từng đảo cụ thể thì cũng chẳng cải thiện thêm điều gì về giá trị của tuyên bố nói trên của TQ. Trước nhất, hãy xét đảo Tri Tôn là đảo gần giàn khoan nhất. Theo những nghiên cứu về địa pháp lí thì đảo Tri Tôn không thể là một đảo theo điều 121 UNCLOS mà chỉ là đảo đá. Do đó, nó chỉ có lãnh hải 12 hải lí, không được hưởng EEZ lẫn thềm lục địa. Do đó, dù giàn khoan 981 ở gần đảo Tri Tôn(17 hải lí và 25 hải lí), nó vẫn nằm ngoài vùng biển mà đảo này có thể được hưởng theo UNCLOS, tức là vẫn nằm trong EEZ của VN (xem H.3)

Ngoài đảo này ra, trong quần đảo HS chỉ có đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 2,13 km² (tính luôn phần TQ mới mở rộng thêm) là có khả năng tạm coi là một đảo theo UNCLOS như đã nêu. Tuy nhiên, nếu chú ý tới tỉ lệ khoảng cách từ vị trí giàn khoan 981 tới bờ biển VN và tới đảo này là 103 hl:132 hl (≈1:1,3) và 88 hl:153 hl (≈1:1,74) thì hai tỉ lệ này quá lớnso với tỉ lệ 1:3 trong vụ Nicaragua và Colombia vừa nêu. Đặc biệt 2 tỉ lệ này cũng lớn hơn nhiều so tỉ lệ điều chỉnh 15 hl:55 hl (≈1:3.7)[8]dành cho đảo Bạch Long Vĩ(có diện tích tương đương với Phú Lâm và nhất là thỏa mãn chế độ đảo của theo điều 121 UNCLOS) mà VN và TQ đã thoả thuận năm 2000. [9] Ngoài ra, đáng lưu ý rằng đảo Phú Lâm không có nước ngọt, phải nhờ vào việctích trữ nước mưa và nước ngọt đưa từ Hải Nam tới để sinh hoạt[10] cùng với điều kiện đất trồng thiếu thốn và cư dân tạm bợ như thị trưởng Tam Sa thú nhận như đã nêu. Do đó, khó có cơ sở để cho rằng nó có thể ‘duy trì được sự cư trú của con người và có đời sống kinh tế riêng’ để được hưởng quy chế đảo như quy định trong điều 121 UNCLOS như chúng ta giả định. Như vậy, khá chắn chắn đểnói rằng theo UNCLOS, tập quán và các án lệ quốc tế thì chỗ TQ đặt giàn khoan 981 (trước và sau) đều nằm trong EEZ của VN.

H.3: tỉ lệ khoảng cách từ 981 đến Phú Lâm và đến bờ biển đất liền VN 88:153 (hay tới đảo Lí Sơn 88:141) khó cho phép giàn khoan nằm trong EEZ, nếu có của đảo Phú Lâm.

Theo phân tích trên, rõ ràngTQđã hết sức hồ đồ khi nói rằng dù “phân định ranh giới theo nguyên tắc gì, vùng biển này đều không thể trở thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.” Họđã hoàn toàn phớt lờ luật pháp, thông lệ quốc tếvàngay cả luật pháp của chính họ[11]. Nếu TQ tin chắc rằng câuphát biểu này là đúng thì hãy rút lại tuyên bố ngày 25/8/2006 vể việc không chấp nhận các thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của điều 298 UNCLOS[12], gác vấn đề chủ quyền để giải quyết sau và cùng VN ra tòaán quốc tế nhờ phân xử về hiệu lực của quần đảo HS để làm sáng tỏ ‘chính nghĩa’ của mình. Liệu TQ có dám thực hiện điều này không?

Phan Văn Song (CTV Quỹ NCBĐ)
Bài viết được sự góp ý của Dương Danh Huy (TV Quỹ NCBĐ)
 
Theo Boxite Việt Nam
 

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Người Đà Nẵng “cháy” cùng ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ

Người Đà Nẵng “cháy” cùng ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ

Published on June 16, 2014   ·   No Comments
treem

Tối 14/6, tại Công viên Biển Đông (TP.Đà Nẵng), ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ đã có buổi biểu diễn âm nhạc đường phố sôi động, thu hút đông đảo người dân và du khách tại Đà Nẵng theo dõi, thưởng thức.
Đây là một trong chuỗi các hoạt động của sỹ quan, thủy thủ trên tàu đổ bộ JS Kunisaki (LST 403) của Lực lượng Tự vệ biển Nhật Bản cùng đoàn thủy thủ đa quốc gia, trong đó có Hạm đội 7 Hoa Kỳ trong thời gian đến thăm Đà Nẵng.
Buổi biểu diễn bắt đầu vào lúc 6h30 tối qua của ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ đã thu hút đông đảo người dân và du khách Đà Nẵng đến xem và thưởng thức.
Những giai điệu sôi động cộng với sự nhiệt tình truyền cảm hứng đến người xem của sỹ quan, thủy thủ trong ban nhạc đã khiến khán giả lắc lư theo điệu nhạc và vỗ tay không ngớt.
Một sỹ quan trong ban nhạc chia sẻ: “Tôi rất vui khi được có mặt tại Việt Nam và được tham gia buổi biểu diễn này. Con người, đất nước Việt Nam của các bạn rất thân thiện và mến khách.”
Chùm ảnh người dân, du khách Đà Nẵng “cháy” cùng ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ:
1
Buổi biểu diễn thu hút đông đảo người dân và du khách đến thưởng thức
2
Những bản nhạc cuốn hút…
3
… đến những ca khúc sôi động…
4
… khiến người dân và du khách vô cùng thích thú
5
Những điệu nhảy theo điệu nhạc của các sỹ quan, thủy thủ…
6
7
…khiến các em nhỏ thích thủ nhảy theo
8
Các bạn trẻ cũng rất nhiệt tình tham gia…
9
Cụ già cũng dường như trẻ lại bởi những điệu nhảy
treem
Những hình ảnh thế này chắc chắn sẽ khiến các thủy thủ, sỹ quan Hoa Kỳ nhớ mãi khi rời Việt Nam.
THEO Khám Phá

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Stroke- heart actack

Tối thứ ba tuần trước, sau khi gửi ý kiến về Lá Diêu Bông vào Diển Đàn, tôi đi ngủ rất ngon đến hơn 6 giờ sáng, dậy đi tắm và sửa soạn đi làm, cảm thấy thoải mái bình thường, không có triệu chứng gì khác lạ. Khoảng 7 giờ hơn, khi với tay tắt ngọn đèn trên đầu tủ (hơi cao), tôi bỗng thấy mặt nóng bừng, mồ hôi toát ra, hai cánh tay rã rời như vừa khiêng vác vật nặng quá sức. Khi đó, tôi hơi nghi là bị stroke (đứt hoặc nghẽn mạch máu dẫn vào óc), liền lấy máy đo huyết áp, thấy rất cao, khoảng 180/100. Tôi vội lấy 2 viên thuốc chống cao máu uống liền một lúc. (Tiếc rằng nhà không có sẵn aspirin). Ngay sau đó, tôi xuống cầu thang thì bắt đầu thấy tức ngực, đau khoảng giữa lồng ngực, nửa như đau bao tử (xót bao tử khi đói), nửa như bị ai đấm vào chấn thủy. Nhìn vào gương, cười, nói, dơ tay lên xuống thì không thấy có gì biến đổi hay khó khăn, không nhức đầu chóng mặt, hát thử vài câu vẫn thấy dở như thường, nghĩa là không có những triệu chứng của stroke. Tôi liền nghĩ ngay đến heart attack (cơn đau tim), chứ không phải stroke. Không chần chờ nữa, tôi gọi số cấp cứu 911 ngay. Lúc đó vào khoảng 7 giờ 20, chỉ chừng 10 phút sau khi tôi nhận thấy triệu chứng khó chịu đầu tiên.

Qua điện thoại, nhân viên cấp cứu bảo tôi ngồi hoặc nằm ở tư thế nào thấy thoải mái nhất, nhờ người nhà lấy tất cả những thứ thuốc tôi đang uống để sẵn, và để ngỏ cửa vào nhà. Khi đó tôi vẫn tỉnh táo, đọc tên từng loại thuốc và liều lượng đang uống cho họ, nhưng rất khó thở và hai cánh tay rất mỏi. Vẫn không thấy nhức đầu và không nói líu lưỡi (không phải stroke). Chừng 5 phút sau, xe cấp cứu tới. Người paramedic (chuyên viên cấp cứu) cho tôi nhai ngay chừng 5 hay 6 viên baby aspirin (loại 81 mg), nhai rồi nuốt trửng chứ không chiêu với nước để cho thuốc thấm theo nước miếng vào các mạch máu nhỏ dưới lưỡi, mục đích là làm cho máu loãng ra. Đồng thời họ xịt Nitroglycerin lỏng vào dưới lưỡi tôi ba lần, mỗi lần cách nhau chừng 5 phút, để cho các mạch máu giãn nở (không được dùng quá 3 lần, kẻo sự giãn nở mạch máu quá đáng, có thể gây stroke). Tôi thấy bớt tức ngực, thở dễ hơn, nhưng hai cánh tay vẫn rã rời. Trái lại, đầu óc tỉnh táo, không nhức đầu, và chân đi vẫn  vững vàng (không stroke).

Chừng 5 phút sau, xe cứu thương tới. Tôi đã cảm thấy dễ thở hơn và có thể tự đi ra trèo lên băng-ca cấp cứu. Trên đường vào vào bệnh viện, tôi để ý thấy xe không hụ còi - có nghĩa là không có gì khẩn cấp lắm. Trên xe, người paramedic hỏi chuyện tôi liên tục, mục đích là coi tôi có tỉnh táo, có bị stroke khiến nói ngọng không. Có người vừa bị heart attack vừa bị stroke, rất nguy hiểm.

Khoảng 15 phút sau đến bệnh viện, họ đưa tôi vào khu cấp cứu, có bác sĩ chăm sóc ngay lập tức. Họ tiếp "nước biển" hòa thuốc làm loãng máu và làm tan máu đông (blood clots), morphine làm bớt đau, chụp quang tuyến X lồng ngực để tìm dấu vết sưng phổi nếu có (pneumonia), đo tâm động đồ (EKG). Đồng thời họ cho thử máu để tìm chỉ số enzyme định bệnh tim. Khi tim bị thiếu máu, tim sẽ tiết ra loại enzyme này. Nếu chỉ số enzyme cao tức là bệnh nhân đã bị heart attack. Lần đầu, có lẽ vì thử nghiệm quá sớm, nên chỉ số không cao. Họ chờ 2 tiếng sau thử lại, thì mới rõ ràng là bị heart attack. Vì nhịp tim của tôi đập không quá nguy cấp, nên bác sĩ không mổ ngay. Trong thời gian đó, tuy vẫn nằm ở khu cấp cứu, nhưng tôi rất tỉnh táo, bớt đau ngực và tay, và còn có thể lấy smart phone ra trả lời ngắn gọn một hai emails.

Lạ một điều là tâm động đồ làm mấy lần đều không có dấu hiệu heart attack rõ ràng. Sau này bác sĩ giải thích rằng bắp thịt tim tôi chưa bị hư hại và còn hoạt động mạnh dù bị attacked, có lẽ nhờ vào việc tôi bơi lội thường xuyên (tôi thường bơi 40 đến 60 chiều dài hồ bơi trong một giờ, một hai lần mỗi tuần - nhưng từ sáu tháng nay bận nhiều việc quá nên chuồn, không bơi, không tập thể dục gì hết!).

Khoảng 3 giờ chiều thì bác sĩ chuyên khoa tim quyết định làm phẫu thuật thông mạch máu tim (angioplasty). Theo kỹ thuật này, bác sĩ cắt một lỗ rất nhỏ ở mạch máu gần háng hay cổ tay - trường hợp của tôi bác sĩ cắt ở cổ tay - rồi luồn một camera cực nhỏ ở đầu một catheter (ống mềm rất mảnh) đưa vào đến động mạch tim. Camera sẽ chiếu lên màn ảnh computer lớn như TV cỡ 60" để cho thấy chỗ bị tắc nghẽn. Khi đó tôi vẫn tỉnh, chỉ hơi mơ mơ buồn ngủ do được chích thuốc an thần, không làm mê hoàn toàn, và không cảm thấy đau đớn gì hết. Khi tìm ra chổ mạch máu nghẽn, bác sĩ sẽ "bắn" cho cục máu đông (blood clot) tan ra, rồi đẩy một "bong bóng" (balloon) vào chỗ đó, xong bơm cho bong bóng căng lên, làm phồng khúc mạch máu nghẹt khiến cho máu thông dễ dàng, trước khi xì hơi bong bóng, còn để lại một "giàn lưới" (stent) hình ống, nằm lót bên trong nhằm căng khúc mạch máu đó ra. Lưới sẽ nằm vĩnh viễn trong mạch máu tim, nên bệnh nhân sẽ phải uống thuốc làm loãng máu dài dài, nếu không, máu đông có thể kẹt vào đó làm heart attack nữa!

Cuộc giải phẫu, ban đầu dự tính chừng 45 phút, đúng hai giờ mới xong! Mà vẫn còn hai mạch máu nữa chưa được thông, nên vài tuần nữa tôi sẽ phải vào bệnh viện làm tiếp. Tuy nhiên, lần sau sẽ dễ dàng hơn nhiều, có thể làm xong trong ngày, trừ khi tôi để cho bị heart attack nữa. Sau khi mạch máu tim được thông, tôi cảm thấy dễ chịu ngay lập tức. Hai cánh tay hết mỏi rã rời, ngực hết tức, nhịp thở gần bình thường trở lại.

Bác sĩ đã mổ từ mạch máu ở cổ tay tôi, luồn vào tim, nên tôi mau hồi phục hơn là mổ từ dưới háng. Sau ba ngày, mở băng ra, cổ tay tôi chỉ còn vết đóng vảy cỡ như bị con kiến lửa cắn rồi mình gãi ra mà thôi! Tuy nhiên, dọc theo cánh tay có vết bầm phía bên trong, chắc là do đường ống luồn qua gây nên. 
Không đau đớn gì cả. Tim không có cảm giác gì mới lạ, vẫn yêu, thương, hờn, giận... như thường! Đặc biệt là sau khi được thông mạch máu tim, huyết áp của tôi xuống và nằm ở mức rất tốt, rất ổn định. Bác sĩ giải thích là do mạch máu được thông nên tim đỡ phải làm việc nhiều, không cần bơm máu mạnh như trước nữa, nên áp suất nén vào thành mạch máu cũng giảm đi. Thật là một công đôi việc!

Qua tai biến này, tôi rút ra được vài kinh nghiệm quý báu như sau, xin được chia sẻ cùng Diễn Đàn:

Thứ nhất, BÌNH TĨNH MÀ RUN! Đúng vậy, ai mà không run khi nghĩ đùng một cái mình đang bị một trong hai chứng bệnh giết người nhiều nhất và nhanh chóng nhất: Heart attack đứng đầu, stroke thứ ba, chỉ sau ung thư. Nhưng phải thật bình tĩnh và tỉnh táo để không lãng phí từng giây phút và làm bệnh thêm trầm trọng.

Thứ hai, NGƯNG MỌI HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỂ Ý NGAY KHI CÓ TRIỆU CHỨNG LẠ THỨ NHẤT 
(trường hợp tôi là toát mồ hôi dù buổi sáng khá lạnh). Nếu đang lái xe, cần phải tìm chỗ an toàn đậu lại ngay. Chú ý: Nếu có cell phone, luôn luôn mang bên mình, không để trong cặp hay giỏ đàng sau cóp xe.

Thứ ba: GỌI CẤP CỨU NGAY KHI CÓ NHIỀU HƠN MỘT TRIỆU CHỨNG LẠ của stroke hay heart attack (thí dụ: cánh tay mỏi rã, tức ngực, ngay sau khi toát mồ hôi). 
Ở Mỹ: Không nên nhờ người nhà chở vô nhà thương, mà phải gọi 911. Lý do: bệnh viện có bổn phận phải cấp cứu ngay lập tức khi tiếp nhận một bệnh nhân do 911 đưa tới. Người paramedic đưa mình tới phải chờ cho đến khi thấy mình được chăm sóc bởi bác sĩ, rồi mới đi được. Nếu mình tự tới xin cấp cứu, trừ khi bị thương máu me đầm đìa như bị đụng xe, còn không sẽ phải làm nhiều thủ tục và chờ đợi trước khi được cấp cứu. Nếu bị
stroke hay heart attack mà mất chừng 15 phút là nguy lắm rồi.

Thứ tư: Cố gắng PHÂN BIỆT CÁC TRIỆU CHỨNG GIỮA STROKE VÀ HEART ATTACK. Khi chuyên viên cấp cứu đến nhà, cố gắng trả lời rõ ràng sao cho họ có thể hướng sự cấp cứu về một loại tai biến: Stroke hay Heart Attack. Lý do: những giây phút cấp cứu đầu tiên là cực kỳ quan trọng. Nếu không phải stroke vì máu  nghẽn, mà vì đứt mạch máu, nhức đầu mạnh, mạch máu chính trên đầu bị bể, mà nhân viên cấp cứu cho thêm aspirin làm loãng máu, nitroglycerin làm giãn mạch... thì tiêu luôn tại chỗ! Theo các bác sĩ, khi thiếu máu vào nuôi, tế bào óc sẽ chết mau hơn tế bào tim nhiều. Do đó, nếu nhân viên cấp cứu tin là bệnh nhân bị stroke do đứt, bể mạch máu thì nhiều phần là họ sẽ lo chở bệnh nhân vào bệnh viện thật sớm (bây giờ ở Mỹ và các nước tiên tiến có thuốc chích có thể hồi phục stroke, nếu được chích trong vòng một, hai giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên, càng sớm càng tốt.) Nếu tin là heart attack thì họ sẽ thử làm cho máu loãng và mạch nở tại chỗ, mất chừng 10 phút trước khi 
họ chở đi. Mười phút phù du đầu tiên đó quý giá bằng 10 năm hay có thể bằng cả quãng đời còn lại!

Thứ năm: Trong bệnh viện, cần TỈNH TÁO (khi còn có thể), NÓI CHUYỆN NHÌỀU với y tá, bác sĩ (không hiểu thì yêu cầu người thông dịch). Đặt câu hỏi mỗi khi nhân viên y tế làm bất cứ thủ thuật nào trên cơ thể mình. Thí dụ: Chích thuốc này làm gì? Tại sao cần chụp X-ray ngực hai lần trong vòng vài giờ khi tình trạng không có gì thay đổi? - Nhờ hỏi mà tôi tránh được 1 lần X-ray vô ích do lỗi của y tá, người ca trước đã làm, người ca sau lại định làm nữa!

Thứ sáu: Khi đã lên bàn phẫu thuật mà không bị đánh thuốc mê thì hãy quên hết mọi sự, mà chỉ NGHĨ VỀ CHUYỆN VUI, như chuyện trên Diễn Đàn THTĐ, mặc kệ họ làm gì thì làm! Chẳng có gì phải lo lắng nữa!

Vài hàng chia sẻ cùng thầy cô và anh chị em.

Kính chúc thầy cô và thân chúc ACE không ai đau ốm, mà có đau ốm (con người ai tránh được?) thì cũng sẽ mau lành.

Kính mến,

Nguyễn Hưng (K7)






__._,_.___
  

 
.That Tran
 


 
 
     
     
     
     

    Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

    TS. Vũ Thị Phương Anh - Viết với tất cả sự chân thành của một người Việt yêu nước.

    TS. Vũ Thị Phương Anh - Viết với tất cả sự chân thành của một người Việt yêu nước.

    Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ Năm, ngày 12 tháng 6 năm 2014

    Ts Vũ Thị Phương Anh
    Tôi cứ nghĩ mãi, không biết có nên viết status này hay không (vì không hiểu có bị ai nhắc nhở gì chăng), nhưng rồi sự băn khoăn trước những gì đang diễn ra và lòng mong muốn góp một ý kiến để tìm ra cách giải quyết đã buộc tôi phải viết.

    Những gì TQ đã viết trong thư xác định lập trường về Biển Đông để gửi lên LHQ, tố cáo VN "xâm phạm vùng biển của TQ" với những tài liệu như bản đồ và SGK của VNDCCH in trước năm 1975 đối với tôi thực ra không hề mới. Tôi đã tiếp cận thông tin này từ lâu qua các phương tiện truyền thông ngoại quốc - mà đa số là của chính TQ (viết bằng tiếng Anh) - nhưng tất nhiên là tôi không dám nói ra.

    Ngay cả công hàm 1958 của PVĐ tôi cũng đã được nghe từ rất lâu rồi; lần đầu tiên khi nghe đến nó tôi cũng cũng cảm thấy thật khủng khiếp và không tin là sự thật. Để rồi khi chính TQ đưa thông tin ấy ra để chống lại VN thì nhà nước VN mới chịu bạch hóa. Và, như mọi người đều thấy, phản ứng của các nhà khoa học và dân VN với công hàm này không phải là quá tệ, dù tất nhiên nó đang gây khó cho VN trong cuộc "tranh chấp" với TQ về Biển Đông. Điều này cho thấy nhân dân VN có sự bao dung vô cùng đáng quý và đáng trân trọng.

    Quay trở lại những tài liệu đính kèm trong thư của TQ mà báo chí quốc tế đang bàn tán rất sôi nổi, thông tin chính thức của VN hiện nay vẫn tránh không nhắc đến. Nó có thật hay không? nếu có thật thì sao, mà không có thật thì sao? Tôi thấy, phản ứng của phía VN lâu nay luôn luôn là bị động, chờ cho TQ tung thông tin ra trước rồi mới chống chế một cách lúng túng. Điều đó rõ ràng là không có lợi gì trong tình hình hiện nay, nếu không nói là có hại.

    Tôi nghĩ, những gì đã xảy ra thì cũng đã xảy ra cả rồi, những cái đúng của thời trước thì thời này có thể là sai và ngược lại. Trong kinh tế cũng thế mà. Cách đây chừng 20 năm thì có ai ngờ được rằng những người chủ doanh nghiệp tư nhân thành công nhất, giàu có nhất ở VN hiện nay đa số đều là đảng viên như bây giờ đâu?

    Xin đừng ngại sự bất bình của nhân dân. Tôi tin rằng ngay lúc này đây, điều quan trọng nhất đối với mọi người dân VN là tìm cách hóa giải những sai lầm trong quá khứ (well, những điều lúc ấy có thể tưởng là đúng nhưng bây giờ chắc chắn là sai - vì thế giới mà chúng ta hình dung ra lúc ấy bây giờ đã hoàn toàn khác). Vì vậy tôi nghĩ, ngay lúc này Đảng và NN Việt Nam nên chủ động cung cấp thông tin chính thức cho toàn dân về những vướng mắc nếu có về vụ Biển Đông, và cùng nhau thảo luận những gì ta có thể làm vào lúc này, những gì cần phải làm ngay để có thể đi thêm những bước sau, và những gì không thể làm vì nếu làm thì kết quả chỉ có thể tệ hơn. Hãy tận dụng trí tuệ và lòng yêu nước của toàn dân - một truyền thống vô giá của người Việt - để bảo vệ đất nước, vì nếu không làm điều này thì chúng ta sẽ mắc tội rất lớn với lịch sử.

    Viết với tất cả sự chân thành của một người Việt yêu nước.

    Xét xem ai soạn cuốn Địa lý này? Họ phải trả lời trước công luận cho rõ trắng đen

    Vũ Thị Phương Anh

    (FB. Vũ Thị Phương Anh)