Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014
Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014
Nhân ngày 30.04 – Nhìn lại quá trình thống nhất đất nước của Việt nam và Đức
Nhân ngày 30.04 – Nhìn lại quá trình thống nhất đất nước của Việt nam và Đức
Hoa Hướng Nam
Vào hậu bán thế kỷ 20, thế giới đã chứng kiến hai biến cố lịch sử:Ngày 30.04.1975 Quân đội Nhân dân Việt nam (Bắc Việt) tiến vào Sài gòn, kết thúc cuộc chiến ủy nhiệm và mở đầu cho tiến trình thống nhất đất nước dưới một chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo. Ngày 09.11.1989 bức tường Bá linh sụp đổ, kéo theo sự tan rã của chế độ cộng sản Đông Đức và khai thông cho sự thống nhất nước Đức trong hòa bình, tự do- dân chủ
Hai quốc gia Việt – Đức cùng mang số phận lãnh thổ bị phân chia sau chiến tranh vì mâu thẫu ngoại bang và sự khác biệt chính kiến về mô hình xây dựng xã hội giữa các thành phần dân tộc,nhưng cả hai lại theo đuổi mục đích tái thống nhất đất nước bằng phương thức khác biệt.
Việt Nam:Thống nhất đất nước bằng chiến tranh
Sau cuộc chiến chống Pháp (1945-1954) Việt Nam lẽ ra phải được độc lập, tự do, nhưng dưới sự dàn xếp của ngoại bang (Mỹ,Pháp, Trung Hoa và Liên xô) dân tộc đã phải chấp nhận chia đôi lãnh thổ tại hội nghị Geneve (Thụy sĩ ).
Hiệp định Geneve (21.07.1954) quy định các bên tham chiến phải ngừng bắn, giải giáp vũ khí. Việt Nam chia ra thành hai khu vực tập kết tạm thời cho hai bên đối địch. Vĩ tuyến 17 được xem là ranh giới, và một khu phi quân sự tạm thời được lập dọc theo hai bờ sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Tri. Ngay sau ngày hiệp định được công bố có 892.876 thường dân di cư từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, trong khi 140.000 người khác từ miền Nam tập kết ra Bắc.
Chính quyền Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do, dự trù thực hiện vào năm 1956,với lý do mà Thủ tướngNgô Đình Diệm đưa ra là “nghi ngờ về việc có thể đảm bảo những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc“.Tuy nhiên Việt Nam Cộng hòa (VNCH) tuyên bố sẽ “không bỏ qua một cơ hội nào để thống nhất Việt Nam trong tự do và hòa bình”.
Vì VNCH không thực hiện tuyển cử, Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Hồ chí Minh quyết định phát động chiến tranh thống nhất đất nước bằng mọi giá .
Đối với các nhà lãnh đạo VNDCCH đây là cuộc chiến tranh nhằm thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mục tiêu vẫn còn dang dở sau 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
Tháng 8/1956, Lê Duẩn soạn “Đề cương cách mạng miền Nam” nhưng đến Hội nghị TƯ 15 năm 1959 mới được thông qua. Đề cương xác định rõ: “Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là trực tiếp đánh đổ chính quyền độc tài, phát xít Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách đế quốc, phong kiến, thiết lập ở miền Nam một chính quyền liên hiệp có tính chất dân tộc, dân chủ để cùng với miền Bắc thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ nhân dân“.
Về phía các nhà lãnh đạo của Mỹ và VNCH, thì xem cưộc chiến thống nhất do VNDCCH chủ trương là cuộc chiến tranh giữa hai hệ tư tưởng: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Chính phủ Mỹ can thiệp vì muốn ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á (Thuyết Domino)và bảo vệ nhân dân NamViệt Nam được sống trong hòa bình và tự do..
Ngày 20 tháng 12 năm 1960 thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) do những người cộng sản lãnh đạo.
Từ năm 1961 chiến tranh bùng nổ khốc liệt.Với chủ trương “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội” của đảng Lao động Việt Nam (cộng sản) quân đội VNDCCH dưới danh nghĩa quân giải phóng cách mạng đã phát động liên tiếp các đợt tiến công quy mô kết hợp đấu tranh quân sự,khủng bố, phá hoại với đấu tranh tình báo chính trị.Từ chiến tranh du kích Tết Mậu thân (1968) chuyển qua chiến tranh quy ước Mùa hè đỏ lửa(1972).Và trong giai đoạn 1965-1973 Mỹ đã phải trực tiếp chiến đấu trên chiền trường VN.
Vì áp lực của tình hình nội chính và dư luận quốc tế, các phe tham chiến đã đi đến nhận thức phải đàm phán hòa bình.Hội đàm được chọn tại Paris (Pháp) kéo dài từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1973.
Hiệp định Paris về Việt Namlà hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.
Hòa bình chưa được bao lâu,Ban lãnh đạo CSVN lại mở chiến dịch “giải phóng“ miền Nam thống nhất đất nước sau các chiến dịch nối tiếp nhau: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh, cuộc tấn công cuối cùng diễn ra từ ngày 5 tháng 3 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của VNCH đầu hàng vô điều kiện.
Để nhanh chóng thống nhất, thuận lợi cho việc xây dựng chế độ độc đảng xã hội chủ nghĩa trên toàn quốc, ban lãnh đạo đảng lao động VN (cộng sản) ban hành các biện pháp:
-Giải tán guồng máy chính trị, hành chánh của VNCH, giải thể các đoàn thể, hiệp hội chính tri, kinh tế, văn hóa của xã hội dân sự.
-Lùng bắt các thành phần lãnh đạo đảng phái chính trị, tôn giáo,văn hóa và xã hội miển Nam.
-Lập các trung tâm học tập cải tạo để giam giữ hàng trăm ngàn quân nhân, viên chức dân sự,văn nghệ sĩ của VNCH.
-Thực hiện đổi tiền.
-Di tản hàng triệu người dân thành thị về các vùng kinh tế mới.
-Cải tạo tư sản, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.
-Quốc hữu hoá và chuyển thành xí nghiệp quốc doanh đối với các xí nghiệp công quản và xí nghiệp tư nhân.
-Hợp tác hóa toàn bộ nông nghiệp.
-Đổi tên Sài Gòn thành thành phố Hồ Chí Minh
-Giải thể MTDTGPMNVN và chính phủ của mặt trận.
-Đổi tên đảng lao động thành đảng cộng sản Việt Nam, lập quốc hội mới và đặt quốc hiệu là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
Song song, lãnh đạo đảng áp dụng những biện pháp kinh tế, chính trị rập khuôn theo mô hình Trung Quốc và Liên Xô đưa đất nước vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng hơn. Nạn nghèo đói và khủng bố bắt bớ diễn ra khắp nơi đã làm cho người dân miền Nam luôn sống trong lo sợ và tuyệt vọng.Đã là lý do cho gần 2 triệu người phải vượt biên ra đi.
Trong suốt 20 năm nội chiến hay còn được quốc tế gọi là cuộc chiến ủy nhiệm, dân tộc đã phải trả giá quá cao cho chiến thắng của đảng cộng sản : 2 triệu quân nhân hai miền thiệt mạng trên chiến trường và 300.000 người mất tích , từ 4 đến 5 triệu thương dân tử vong vì bom đạn. Hơn một triệu góa phụ, trên 900.000 trẻ em mồ côi Các cơ sở hạ tầng bị phá hủy, đồng rưộng và thiên nhiên bị nhiễm độc.Phí tổn cho cuộc chiến đầy tang thương này ước chừng 167 tỷ Dollar.
Hòa bình chưa lâu Việt Nam lại bước vào hai cuộc chiến tranh mới với hai quốc gia công sản anh em Trung Quốc và Cam Bốt.
Đức : Thống nhất đất nước bằng thương thảo và ngọai giao.
Sau khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt (5.1945), nước Đức bị chia thành bốn vùng chiếm đóng theo Hội nghị Yalta (4-11.2.1945) và Postdam (17.7 -2.8.1945), do các nước Đồng Minh (Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp) kiểm soát và quản lý. Berlin cũng bị chia làm bốn khu vực tương tự như nước Đức. Cùng lúc đó cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Đông(Xã hôi chủ nghĩa) và Tây (Tư bản chủ nghĩa)cũng đã bắt đầu trên nhiều phương diện khác nhau. Berlin trở thành trung tâm của cuộc chiến giữa hai phe.
Bức tường Berlin, từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là “Tường thành bảo vệ chống phát xít” và bị người dân Cộng Hoà Liên Bang Đức gọi là “Bức tường ô nhục” là một phần của biên giới nội địa nước Đức và đã chia cắt phần Tây Berlin với phần phía Đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đến ngày 9 tháng 11 năm 1989. Trong những năm từ 1949 đến 1961 đã có khoảng 3 triệu người dân rời bỏ nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Nhằm để ngăn chận việc này, nước Cộng hòa Dân chủ Đức đã khóa ranh giới với Tây Berlin bằng cách xây Bức tường Berlin.
Cộng hòa liên bang Đức
23 tháng 5 năm 1949 Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) được thành lập từ 3 khu vực chiếm đóng của Anh, Mỹ và Pháp,lấy thành phố Bonn làm thủ đô.
Cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang Đức đầu tiên được tiến hành vào ngày 14 tháng 8 năm 1949. Konrad Adenauer của Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo Đức (CDU)được bầu làm Thủ tướng Liên bang Đức. Chính quyền Adenauer chú tâm phát triển nển kinh tế thị trường xã hội, đẩy mạnh việc hội nhập phương Tâyqua việc: gia nhập khối NATO,đồng thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu, tiền thân của Liên minh châu Âu sau này cũng nhưthành lậpquân đội liên bang.Đối với Đông Đức,Tây Đức khẳng định quyền đơn phương đại diện cho nước Đức và cắt đứt quan hệ với các quốc gia công nhận nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Thuyết Hallstein). Mặc dù vậy Adenauer cũng đã ký kết một hiệp định với Liên bang Xô viết vào năm 1955 để đưatù binh chiến tranh Đức hồi hương.
Adenauer từ chức vào ngày 15.10.1963. Những người kế nhiệmLudwig Erhard,Kurt Georg Kiesingertiếp tục đường lối nội,ngoại trước đây của Adenauer. Trong tháng 10.1969 sau cuộc bầu cử Quốc hội, Đảng Dân chủXã Hội Đức (SPD) và Đảng Dân chủ Tự Do Đức (FDP) thành lập chính quyền liên hiệp dưới quyền của Thủ tướng Willy Brandt. Brandt công bốOstpolitik,một chính sách chủ trương tiếp cận và đối thoại với các nước thuộc khối Đông thay thế cho học thuyết Hallstein.Ostpolitik, được đưa ra nhằm cải thiện quan hệ với Đông Đức, Ba Lan và Liên bang Xô Viết. Chính sách này của Brandt đã gây ra tranh cãi tại Tây Đức nhưng lại giúp ông giành được giải Nobel hòa bình năm 1971.Willi Brandt từ chức nhượng quyền cho Helmut Schmidt sau vụ khám phá ra người tùy viênthân cận của ông, Günter Guillaume, là một điệp viênĐông Đức. Rồi Helmut Kohl trở thành thủ tướng năm 1982. Kohl tiếp tục chích sách hòa hoãn Đông –Tây của Brandt khi đón tiếp Chủ tịch nhà nướcĐông ĐứcErich Honeckerlần đầu tiên tới Tây Đức vào năm 1987. Sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989, việc giải quyết các vấn đề Đông Đức của Kohl đã trở thành điểm mấu chốt trong thời kỳ cầm quyền của ông. Tận dụng ưu thế những thay đổi chính trị mang tính lịch sử đang xảy ra ở Đông Đức, Kohl đã thương thảo thành công với tứ cường cho tiến trình thống nhất nước Đức. Ông làm thủ tướng lâu hơn những người đi trước và được coi là thủ tướng thống nhất .
Hai nước Đông và Tây Đức gia nhập Liên Hiệp Quốc trong năm 1973. Tháng 5 năm 1974 cơ quan đại diện thường trực của hai quốc gia Đức được thành lập tại Bonn và Đông Berlin. Hai quốc gia Đức ký kết Hiệp ước Helsinki vào ngày 1 tháng 8 năm 1975.
Cuộc thay đổi chính quyền ở Liên Xô dẫn đến chính sách mở cửa, và cách mạng các nước Đông Âu.Thêm vào đó tình trạng kinh tế ngày càng xấu đi và thất vọng không có cải cách chính trị nên đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối với rất nhiều người tham gia.
Vào ngày 18 tháng 10 Honecker từ chức.Chỉ ít ngày sau đó toàn bộ chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức đều nối gót ông. Bức tường Berlin bị đập phá vào ngày 9 tháng 11. Cuộc phản kháng ôn hòa của nhân dân Đông Đức dưới hình thức các cuộc biểu tình vào ngày thứ Hai cuối cùng đã làm sụp đổ chính quyền nước Cộng hòa Dân chủ Đức.
Đức thống nhất trong hòa bình và tự do.
Vào ngày 3 tháng 10 năm 1990, dựa vàoHiệp ước Thống nhất (Đức), việc nước Cộng hòa Dân chủ Đức gia nhập vào nước Cộng hòa Liên bang Đức theo chương 23 Hiến pháp được hoàn thành. Và cuộc bầu cử Quốc hội lần đầu tiên sau khi tái thống nhất được tiến hành trong tháng 12 năm 1990.
Thành phốBerlin từ đây trở lại là thủ đô của cả nước.
Sau ngày thống nhất chính quyền liên bang đã đưa ra nhiều chương trình phục hồi kinh tế, đảm bào an sinh xã hội vàxây dựng hạ tầng cơ sở trên toàn lãnh thổ Đông Đức.Người dân Đông Đức đều được đối sử bình đẳng trên mọi phương diện, không phải trình diện học tập cài tạo,không phải lo sợ bị bắt bớ vì chính trị, hông bị tước đoạt tài sản qua các vụ đổi tiến,không phải rời bỏ đất nước đi tị nạn…Sự thống nhất đất nước qua phương thức thương lượng và ngoại giao của Đức là một mô hình đáng được thế giới khen ngợi.
H.H.N.
Tác giả gửiBVN
.
Hai quốc gia Việt – Đức cùng mang số phận lãnh thổ bị phân chia sau chiến tranh vì mâu thẫu ngoại bang và sự khác biệt chính kiến về mô hình xây dựng xã hội giữa các thành phần dân tộc,nhưng cả hai lại theo đuổi mục đích tái thống nhất đất nước bằng phương thức khác biệt.
Việt Nam:Thống nhất đất nước bằng chiến tranh
Sau cuộc chiến chống Pháp (1945-1954) Việt Nam lẽ ra phải được độc lập, tự do, nhưng dưới sự dàn xếp của ngoại bang (Mỹ,Pháp, Trung Hoa và Liên xô) dân tộc đã phải chấp nhận chia đôi lãnh thổ tại hội nghị Geneve (Thụy sĩ ).
Hiệp định Geneve (21.07.1954) quy định các bên tham chiến phải ngừng bắn, giải giáp vũ khí. Việt Nam chia ra thành hai khu vực tập kết tạm thời cho hai bên đối địch. Vĩ tuyến 17 được xem là ranh giới, và một khu phi quân sự tạm thời được lập dọc theo hai bờ sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Tri. Ngay sau ngày hiệp định được công bố có 892.876 thường dân di cư từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, trong khi 140.000 người khác từ miền Nam tập kết ra Bắc.
Chính quyền Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do, dự trù thực hiện vào năm 1956,với lý do mà Thủ tướngNgô Đình Diệm đưa ra là “nghi ngờ về việc có thể đảm bảo những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc“.Tuy nhiên Việt Nam Cộng hòa (VNCH) tuyên bố sẽ “không bỏ qua một cơ hội nào để thống nhất Việt Nam trong tự do và hòa bình”.
Vì VNCH không thực hiện tuyển cử, Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Hồ chí Minh quyết định phát động chiến tranh thống nhất đất nước bằng mọi giá .
Đối với các nhà lãnh đạo VNDCCH đây là cuộc chiến tranh nhằm thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mục tiêu vẫn còn dang dở sau 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
Tháng 8/1956, Lê Duẩn soạn “Đề cương cách mạng miền Nam” nhưng đến Hội nghị TƯ 15 năm 1959 mới được thông qua. Đề cương xác định rõ: “Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là trực tiếp đánh đổ chính quyền độc tài, phát xít Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách đế quốc, phong kiến, thiết lập ở miền Nam một chính quyền liên hiệp có tính chất dân tộc, dân chủ để cùng với miền Bắc thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ nhân dân“.
Về phía các nhà lãnh đạo của Mỹ và VNCH, thì xem cưộc chiến thống nhất do VNDCCH chủ trương là cuộc chiến tranh giữa hai hệ tư tưởng: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Chính phủ Mỹ can thiệp vì muốn ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á (Thuyết Domino)và bảo vệ nhân dân NamViệt Nam được sống trong hòa bình và tự do..
Ngày 20 tháng 12 năm 1960 thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) do những người cộng sản lãnh đạo.
Từ năm 1961 chiến tranh bùng nổ khốc liệt.Với chủ trương “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội” của đảng Lao động Việt Nam (cộng sản) quân đội VNDCCH dưới danh nghĩa quân giải phóng cách mạng đã phát động liên tiếp các đợt tiến công quy mô kết hợp đấu tranh quân sự,khủng bố, phá hoại với đấu tranh tình báo chính trị.Từ chiến tranh du kích Tết Mậu thân (1968) chuyển qua chiến tranh quy ước Mùa hè đỏ lửa(1972).Và trong giai đoạn 1965-1973 Mỹ đã phải trực tiếp chiến đấu trên chiền trường VN.
Vì áp lực của tình hình nội chính và dư luận quốc tế, các phe tham chiến đã đi đến nhận thức phải đàm phán hòa bình.Hội đàm được chọn tại Paris (Pháp) kéo dài từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1973.
Hiệp định Paris về Việt Namlà hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.
Hòa bình chưa được bao lâu,Ban lãnh đạo CSVN lại mở chiến dịch “giải phóng“ miền Nam thống nhất đất nước sau các chiến dịch nối tiếp nhau: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh, cuộc tấn công cuối cùng diễn ra từ ngày 5 tháng 3 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của VNCH đầu hàng vô điều kiện.
Để nhanh chóng thống nhất, thuận lợi cho việc xây dựng chế độ độc đảng xã hội chủ nghĩa trên toàn quốc, ban lãnh đạo đảng lao động VN (cộng sản) ban hành các biện pháp:
-Giải tán guồng máy chính trị, hành chánh của VNCH, giải thể các đoàn thể, hiệp hội chính tri, kinh tế, văn hóa của xã hội dân sự.
-Lùng bắt các thành phần lãnh đạo đảng phái chính trị, tôn giáo,văn hóa và xã hội miển Nam.
-Lập các trung tâm học tập cải tạo để giam giữ hàng trăm ngàn quân nhân, viên chức dân sự,văn nghệ sĩ của VNCH.
-Thực hiện đổi tiền.
-Di tản hàng triệu người dân thành thị về các vùng kinh tế mới.
-Cải tạo tư sản, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.
-Quốc hữu hoá và chuyển thành xí nghiệp quốc doanh đối với các xí nghiệp công quản và xí nghiệp tư nhân.
-Hợp tác hóa toàn bộ nông nghiệp.
-Đổi tên Sài Gòn thành thành phố Hồ Chí Minh
-Giải thể MTDTGPMNVN và chính phủ của mặt trận.
-Đổi tên đảng lao động thành đảng cộng sản Việt Nam, lập quốc hội mới và đặt quốc hiệu là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
Song song, lãnh đạo đảng áp dụng những biện pháp kinh tế, chính trị rập khuôn theo mô hình Trung Quốc và Liên Xô đưa đất nước vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng hơn. Nạn nghèo đói và khủng bố bắt bớ diễn ra khắp nơi đã làm cho người dân miền Nam luôn sống trong lo sợ và tuyệt vọng.Đã là lý do cho gần 2 triệu người phải vượt biên ra đi.
Trong suốt 20 năm nội chiến hay còn được quốc tế gọi là cuộc chiến ủy nhiệm, dân tộc đã phải trả giá quá cao cho chiến thắng của đảng cộng sản : 2 triệu quân nhân hai miền thiệt mạng trên chiến trường và 300.000 người mất tích , từ 4 đến 5 triệu thương dân tử vong vì bom đạn. Hơn một triệu góa phụ, trên 900.000 trẻ em mồ côi Các cơ sở hạ tầng bị phá hủy, đồng rưộng và thiên nhiên bị nhiễm độc.Phí tổn cho cuộc chiến đầy tang thương này ước chừng 167 tỷ Dollar.
Hòa bình chưa lâu Việt Nam lại bước vào hai cuộc chiến tranh mới với hai quốc gia công sản anh em Trung Quốc và Cam Bốt.
Đức : Thống nhất đất nước bằng thương thảo và ngọai giao.
Sau khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt (5.1945), nước Đức bị chia thành bốn vùng chiếm đóng theo Hội nghị Yalta (4-11.2.1945) và Postdam (17.7 -2.8.1945), do các nước Đồng Minh (Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp) kiểm soát và quản lý. Berlin cũng bị chia làm bốn khu vực tương tự như nước Đức. Cùng lúc đó cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Đông(Xã hôi chủ nghĩa) và Tây (Tư bản chủ nghĩa)cũng đã bắt đầu trên nhiều phương diện khác nhau. Berlin trở thành trung tâm của cuộc chiến giữa hai phe.
Bức tường Berlin, từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là “Tường thành bảo vệ chống phát xít” và bị người dân Cộng Hoà Liên Bang Đức gọi là “Bức tường ô nhục” là một phần của biên giới nội địa nước Đức và đã chia cắt phần Tây Berlin với phần phía Đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đến ngày 9 tháng 11 năm 1989. Trong những năm từ 1949 đến 1961 đã có khoảng 3 triệu người dân rời bỏ nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Nhằm để ngăn chận việc này, nước Cộng hòa Dân chủ Đức đã khóa ranh giới với Tây Berlin bằng cách xây Bức tường Berlin.
Cộng hòa liên bang Đức
23 tháng 5 năm 1949 Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) được thành lập từ 3 khu vực chiếm đóng của Anh, Mỹ và Pháp,lấy thành phố Bonn làm thủ đô.
Cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang Đức đầu tiên được tiến hành vào ngày 14 tháng 8 năm 1949. Konrad Adenauer của Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo Đức (CDU)được bầu làm Thủ tướng Liên bang Đức. Chính quyền Adenauer chú tâm phát triển nển kinh tế thị trường xã hội, đẩy mạnh việc hội nhập phương Tâyqua việc: gia nhập khối NATO,đồng thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu, tiền thân của Liên minh châu Âu sau này cũng nhưthành lậpquân đội liên bang.Đối với Đông Đức,Tây Đức khẳng định quyền đơn phương đại diện cho nước Đức và cắt đứt quan hệ với các quốc gia công nhận nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Thuyết Hallstein). Mặc dù vậy Adenauer cũng đã ký kết một hiệp định với Liên bang Xô viết vào năm 1955 để đưatù binh chiến tranh Đức hồi hương.
Adenauer từ chức vào ngày 15.10.1963. Những người kế nhiệmLudwig Erhard,Kurt Georg Kiesingertiếp tục đường lối nội,ngoại trước đây của Adenauer. Trong tháng 10.1969 sau cuộc bầu cử Quốc hội, Đảng Dân chủXã Hội Đức (SPD) và Đảng Dân chủ Tự Do Đức (FDP) thành lập chính quyền liên hiệp dưới quyền của Thủ tướng Willy Brandt. Brandt công bốOstpolitik,một chính sách chủ trương tiếp cận và đối thoại với các nước thuộc khối Đông thay thế cho học thuyết Hallstein.Ostpolitik, được đưa ra nhằm cải thiện quan hệ với Đông Đức, Ba Lan và Liên bang Xô Viết. Chính sách này của Brandt đã gây ra tranh cãi tại Tây Đức nhưng lại giúp ông giành được giải Nobel hòa bình năm 1971.Willi Brandt từ chức nhượng quyền cho Helmut Schmidt sau vụ khám phá ra người tùy viênthân cận của ông, Günter Guillaume, là một điệp viênĐông Đức. Rồi Helmut Kohl trở thành thủ tướng năm 1982. Kohl tiếp tục chích sách hòa hoãn Đông –Tây của Brandt khi đón tiếp Chủ tịch nhà nướcĐông ĐứcErich Honeckerlần đầu tiên tới Tây Đức vào năm 1987. Sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989, việc giải quyết các vấn đề Đông Đức của Kohl đã trở thành điểm mấu chốt trong thời kỳ cầm quyền của ông. Tận dụng ưu thế những thay đổi chính trị mang tính lịch sử đang xảy ra ở Đông Đức, Kohl đã thương thảo thành công với tứ cường cho tiến trình thống nhất nước Đức. Ông làm thủ tướng lâu hơn những người đi trước và được coi là thủ tướng thống nhất .
Cộng hòa Dân chủ Đức
Nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) được ra đời từ khu vực chiếm đóng của Liên Xô vào ngày 7 tháng 10 năm 1949 và thủ đô là Berlin.
Trong Quốc hội mới được thành lập Wilhelm Pieck là Chủ tịch nước và Otto Grotewohl là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Cho đến năm 1971Walter Ulbricht với cương vị là Tổng bí thư của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức nắm giữ quyền lựcquyết định trong nước Cộng hòa Dân chủ Đức.
Tháng 5 năm 1953 Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống Nhất Đức quyết định tăng chỉtiêu lao động, gây ra nhiều chống đối dẫn đến cuộc nổi dậy của quần chúng vào ngày 17 tháng 6.
Tháng 5 năm 1971 Walter Ulbricht bị tước quyền lực, Erich Honecker trở thành người kế nhiệm chức vụ Tổng bí thư Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức.Hai nước Đông và Tây Đức gia nhập Liên Hiệp Quốc trong năm 1973. Tháng 5 năm 1974 cơ quan đại diện thường trực của hai quốc gia Đức được thành lập tại Bonn và Đông Berlin. Hai quốc gia Đức ký kết Hiệp ước Helsinki vào ngày 1 tháng 8 năm 1975.
Cuộc thay đổi chính quyền ở Liên Xô dẫn đến chính sách mở cửa, và cách mạng các nước Đông Âu.Thêm vào đó tình trạng kinh tế ngày càng xấu đi và thất vọng không có cải cách chính trị nên đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối với rất nhiều người tham gia.
Vào ngày 18 tháng 10 Honecker từ chức.Chỉ ít ngày sau đó toàn bộ chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức đều nối gót ông. Bức tường Berlin bị đập phá vào ngày 9 tháng 11. Cuộc phản kháng ôn hòa của nhân dân Đông Đức dưới hình thức các cuộc biểu tình vào ngày thứ Hai cuối cùng đã làm sụp đổ chính quyền nước Cộng hòa Dân chủ Đức.
Đức thống nhất trong hòa bình và tự do.
Vào ngày 3 tháng 10 năm 1990, dựa vàoHiệp ước Thống nhất (Đức), việc nước Cộng hòa Dân chủ Đức gia nhập vào nước Cộng hòa Liên bang Đức theo chương 23 Hiến pháp được hoàn thành. Và cuộc bầu cử Quốc hội lần đầu tiên sau khi tái thống nhất được tiến hành trong tháng 12 năm 1990.
Thành phốBerlin từ đây trở lại là thủ đô của cả nước.
Sau ngày thống nhất chính quyền liên bang đã đưa ra nhiều chương trình phục hồi kinh tế, đảm bào an sinh xã hội vàxây dựng hạ tầng cơ sở trên toàn lãnh thổ Đông Đức.Người dân Đông Đức đều được đối sử bình đẳng trên mọi phương diện, không phải trình diện học tập cài tạo,không phải lo sợ bị bắt bớ vì chính trị, hông bị tước đoạt tài sản qua các vụ đổi tiến,không phải rời bỏ đất nước đi tị nạn…Sự thống nhất đất nước qua phương thức thương lượng và ngoại giao của Đức là một mô hình đáng được thế giới khen ngợi.
H.H.N.
Tác giả gửiBVN
.
Trận chiến Nhã Thuyên
Trận chiến Nhã Thuyên
Nguyễn Hưng Quốc
Nhà văn Nhã Thuyên (tên thật Đỗ Thị Thoan) – Ảnh: Danlambao
“Vụ án Nhã Thuyên”đang bước sang một bước ngoặt mới, gần đây, với bức thư ngỏ của nhiều học giả, trí thức trong và ngoài nước, gửi cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục cũng như Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để phản đối quyết định thu hồi bằng Thạc sĩ viết về thơ của nhóm Mở Miệng của Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan). Quyết định ấy, theo họ, đã (1) vi phạm quy định của chính Bộ giáo dục về việc thu hồi bằng cấp; (2) đi ngược lại các nguyên tắc công lý căn bản; và (3) vi phạm nghiêm trọng quyền tự do học thuật.http://tienve.org
Bên cạnh đó, bốn giáo sư khác, Hồ Tú Bảo, Ngô Bảo Châu, Trần Văn Thọ và Cao Huy Thuần, cũng viết thư cho Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để phản đối với hai lý do thuộc chuyên môn: Một, cần phân biệt đối tượng được nghiên cứu và bản thân công việc nghiên cứu; và hai, việc đánh giá một luận văn nên giao hoàn toàn cho hội đồng giám khảo. Cuối cùng, bức thư nhấn mạnh “Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến một việc trừng phạt đau xót và bất nhẫn như hình phạt mà cô Đỗ Thị Thoan và, gián tiếp, bà Nguyễn Thị Bình đã phải chịu.”
Chưa thấy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng như Bộ Giáo dục trả lời hai bức thư ngỏ trên. Tuy nhiên, việc kéo dài hồi âm chỉ gây bất lợi cho Bộ Giáo dục và nhà cầm quyền Việt Nam. Bởi, bức thư ngỏ thứ nhất đang trong quá trình tập hợp thêm các chữ ký. Thời gian càng lâu, số người ký tên càng tăng; chữ ký càng tăng, số người phản đối càng mạnh; số người phản đối càng mạnh, uy tín của chính phủ càng giảm, cứ thế liên tục.
Đến một lúc nào đó, chính quyền chỉ còn chọn một trong hai biện pháp: hoặc chấp nhận thua và thu hồi quyết định tước bằng của Nhã Thuyên hoặc ra tay trấn áp những người phản đối. Rất khó có biện pháp lẳng lặng thu bằng hoặc lẳng lặng bỏ qua chuyện thu bằng, để mọi chuyện sẽ từ từ chìm vào quên lãng được nữa. Ngay cả khi biện pháp này được thực hiện, nó cũng sẽ để lại một ấn tượng cực xấu: chế độ này không có hy vọng thay đổi.
Có thể nói “vụ án” Nhã Thuyên đang dần dần trở thành trận chiến Nhã Thuyên.
Tôi cho khi để bùng nổ cái gọi là “trận chiến” này, chính quyền, hoặc ít nhất, giới tuyên huấn, rất dại dột. Dại về phương diện học thuật, như nhiều người đã phân tích, đã đành. Nhưng dại nhất là về phương diện chính trị.
Thứ nhất, nó làm lớn một chuyện, tự nó, không có gì đáng ầm ĩ. Bình thường, mọi luận văn, từ Thạc sĩ đến Tiến sĩ, đệ trình xong, chỉ chìm lỉm trong thư viện của đại học, rất ít người biết đến và đụng đến; nếu có, may ra, với một số sinh viên hoặc nghiên cứu sinh đang viết về cùng một đề tài. Số phận luận văn của Nhã Thuyên, hoàn tất và nộp từ năm 2010, chắc cũng vậy nếu không được các nhà tuyên huấn mẫn cán nhưng ngu xuẩn của đảng làm rùm beng lên trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Thứ hai, qua những cách trừng phạt và trấn áp thô bạo đối với Nhã Thuyên, vô tình, nhà cầm quyền làm cho chị nổi tiếng hơn, không phải chỉ với tư cách một sinh viên giỏi, một cây bút nghiên cứu và phê bình nhạy bén, độc lập và can đảm mà còn với tư cách một nạn nhân của cả chế độ. Cùng với Nhã Thuyên, nhóm Mở Miệng, đề tài được Nhã Thuyên nghiên cứu, cũng được nổi tiếng và thu hút sự chú ý của dư luận hơn. Nói cách khác, bằng cách đánh phủ đầu Nhã Thuyên, giới tuyên huấn Việt Nam đang quảng cáo giùm cho họ. Một cách quảng cáo cực kỳ có hiệu quả. Nhưng không công.
Thứ ba, với những hành động thô bạo như vậy, nhà cầm quyền tự biến mình thành những tên độc tài vừa thô thiển vừa thô bạo dưới mắt dân chúng, hơn nữa, của cả thế giới; một hình ảnh có khả năng làm xóa mờ mọi nỗ lực tuyên truyền công phu và tốn kém mà họ theo đuổi.
Thứ tư, nhà cầm quyền Việt Nam quyết định lao vào một trận chiến đáng lẽ, nếu sáng suốt một tí, họ có thể biết trước là họ sẽ không thể nào thắng được. Bây giờ không phải là thời của Nhân Văn Giai Phẩm, lúc họ nắm toàn bộ hệ thống truyền thông đại chúng. Bây giờ, với sự phát triển của Internet, lực lượng đông và mạnh nhất, có ảnh hưởng nhất, thuộc về những người độc lập, và nếu cần, đối lập với chính quyền. Nếu chính quyền thắng được trong việc tước bằng Thạc sĩ của Nhã Thuyên thì họ cũng thua trắng tay trên mặt trận tuyên truyền và dân vận.
Cuối cùng, thứ năm, nó tạo cơ hội cho những người vốn bất đồng với các chính sách cũ kỹ, độc đoán và sai lầm của đảng và nhà nước tập hợp lại. Thoạt đầu, tập hợp chung quanh một bản kiến nghị; sau, nếu những tình trạng như vậy lặp lại và kéo dài, không chừng nó sẽ biến thành một lực lượng không phải chỉ giới hạn trong phạm vi học thuật.
Dù dại dột thì trận chiến cũng đã mở. Nhà văn Nhã Thuyên, có vẻ rất khôn ngoan, tự ý đứng ngoài, không tham gia vào các cuộc tranh luận, có lẽ để tránh việc chính trị hóa bản luận văn về văn hóa của mình. Nhưng sự đối đầu giữa các trí thức độc lập và chính quyền, đặc biệt, bộ phận giáo dục và tuyên giáo thì không thể tránh được.
Trong cuộc đối đầu này, chính quyền sẽ đối phó ra sao? Chắc chắn là không thể trấn áp được. Chính quyền bây giờ không đủ mạnh để mở đợt trấn áp trí thức như ngày xưa. Giải pháp nhượng bộ bằng cách thu hồi lại quyết định hủy bằng Thạc sĩ của Nhã Thuyên có vẻ cũng khó xảy ra. Đối với nhà cầm quyền Việt Nam, vấn đề thể diện rất quan trọng. Ngay cả khi họ sai sờ sờ, họ cũng hiếm khi nhận sai trừ phi đối diện với những áp lực quá lớn (như thời cải cách ruộng đất hoặc cuối thời bao cấp).
Cuối cùng, có lẽ Nhã Thuyên cũng khó lấy lại bằng Thạc sĩ. Nhưng sự mất mát ấy chỉ dừng lại ở phạm vi hành chính. Dưới mắt giới trí thức, trong nước cũng như ở hải ngoại, chị vẫn hoàn tất chương trình Thạc sĩ, hơn nữa, hoàn tất một cách xuất sắc. Bản luận văn của chị đã được phổ biến trên Internet, có lẽ được nhiều người đọc hơn bất cứ một bản luận văn Thạc sĩ nào tại Việt Nam. Quan trọng nhất, chị trở thành biểu tượng của một trí thức bị đàn áp tại Việt Nam với những lý do hoàn toàn thuộc về học thuật.
Ý nghĩa của trận chiến chung quanh Nhã Thuyên không dừng lại ở bản thân chị. Tôi tin sau những làn sóng phản ứng mạnh mẽ của giới trí thức và truyền thông những tháng gần đây, các nhà tuyên huấn tại Việt Nam có lẽ sẽ phải ngừng chiến dịch lục lọi và trấn áp các luận văn từ Thạc sĩ đến Tiến sĩ, dưới mắt họ, có vấn đề về chính trị. Nhiều người, nhờ thế, sẽ thoát nạn.
Riêng tôi, tôi rất tin tưởng ở tương lai của Nhã Thuyên, với tư cách một người sáng tác cũng như với tư cách một nhà nghiên cứu.
N.H.Q.
Nhìn lại lần nữa hậu quả của ngày 30-4-1975
Bộ đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn ngày 30 tháng Tư, 1975. Files
Hồng Trung, gửi RFA từ VN
30-4-1975 ghi dấu ngày chấm dứt cuộc nội chiến vũ trang, huynh đệ tương tàn của hai miền Nam – Bắc sau hơn 20 năm chia cắt bởi hiệp định Giơ-Ne-Vơ 1954. Nhưng thời điểm này cũng là một trang lịch sử tang thương đau buồn và mất mát chung cho cả dân tộc Việt Nam.
Triệu người vui, triệu kẻ buồn
Khi ông Lê Duẩn đã nói: “Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc.” thì rõ ràng danh nghĩa phát động chiến tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước chỉ là phụ, mà mục đích chính là để thỏa vọng quốc tế hóa CS thế giới của Liên Xô, Trung Cộng. Hậu quả là dân tộc đã phải trả giá cho cuộc chiến tranh bằng xương máu của hơn 3 triệu sinh linh và sự tàn phá của bom đạn trên đất mẹ.
Như lời của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt nói về ngày 30-4-75: “là ngày có triệu người vui, triệu kẻ buồn”. Bên Cộng sản Miền Bắc vui vì thắng cuộc, thống lĩnh sự cai trị và được thu lợi những khối tài sản vật chất từ nền văn minh tư bản của chế độ VNCH. Bên Quốc gia ở Miền Nam buồn vì thua cuộc, phải chịu chính sách hà khắc của chế độ mới dưới các mỹ từ “cải tạo, chính sách kinh tế mới, cải tạo công thương nghiệp, quốc hữu hóa. ..” khiến bao nhiêu người không chịu nổi phải tìm đường vượt biên, liều mình trên biển, bỏ xứ ra đi bằng sự đánh đổi mạng sống với tỷ lệ sinh tồn rất thấp.
Ba mươi chín năm trôi qua, cứ mỗi tháng tư về là báo chí truyền thông lề phải trong nước được chỉ đạo ca ngợi tiếp tục sự tài tình của Đảng CS trong chiến dịch HCM giải phóng miền Nam song trong thực tế, chữ “giải phóng” đó có quá nhiều mâu thuẫn và cay đắng.
Xin trích lời thơ của anh Trần Trung Đạo viết tặng em gái tù nhân chính trị Đỗ Thị Minh Hạnh:
“Bom đạn đã thôi rơi nhưng tiếng khóc vẫn không ngừng,
Câu hát hòa bình nhưng nước mắt vẫn cứ rưng rưng.”
Câu hát hòa bình nhưng nước mắt vẫn cứ rưng rưng.”
Chiến tranh vũ trang đã chấm dứt nhưng hòa bình vẫn chưa thực sự trọn vẹn. Vẫn còn đó một mặt trận tranh đấu giằng co quyết liệt từng ngày của những con người đi đòi công lý, nhân quyền, tự do dân chủ. Vẫn còn đó trên khắp ba miền Trung – Nam- Bắc phong trào đấu tranh của những người nông dân biểu tình, khiếu kiện tập thể đòi đất. Và vẫn còn đó những làn sóng bất mãn của giáo dân, tín hữu, đạo hữu của các hội đoàn tôn giáo đòi quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng. Nhà nước CSVN đã dùng vũ lực để trấn áp và qui kết bỏ tù rất nhiều người trong thời gian qua: bằng chứng sống động của sự bất ổn chính trị đương thời. Nhưng công cụ bạo lực của bất cứ nhà cầm quyền nào cũng chỉ là biện pháp trấn áp, đè nén người dân tạm thời chứ không phải là giải pháp chính trị ưu việt để tháo gỡ các bế tắc to lớn của một đất nước.
Băng rôn cho ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5 tại Hà Nội. RFA photo
Ba mươi chín năm là khoảng thời gian dài đủ để Việt Nam có thể tái thiết, khôi phục đất nước, phát triển phồn vinh ngang hàng với các nước Nam Hàn, Thái Lan, Đài Loan , Singapore sau chiến tranh. Nhưng dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, đất nước vẫn trong tình trạng chậm tiến, suy thoái kinh tế mặc dù đã vắt cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhà nước cũng đã thâm lạm, lãng phí vô số viện trợ nhân đạo, kinh tế của nước ngoài, chưa kể mấy trăm tỷ đô la kiều hối từ cộng đồng người Việt ở ngoài nước gửi về nước trong bốn thập niên qua.
Sự tham nhũng, lãng phí trong đầu tư công vẫn tung hoành gây nhức nhối cho toàn xã hội, làm nóng trên diễn đàn Quốc hội và căn bệnh ấy như trở thành thứ bệnh nan y bất trị. Hậu quả là sự nghèo khó cùng với món nợ quốc gia khổng lồ mà “dân chịu” như lời chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu. Theo ước tính của các chuyên gia, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 80,070 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 886,36 USD (gần 20 triệu VND/người. Vẫn còn bỏ ngõ một nền công nghiệp hóa dang dở, đang trên đà phá sản. Việt Nam phải nhập siêu các trang thiết bị, nguyên vật liệu trong công nghệ lắp ráp ô tô và trong ngành xây dựng từ các nhà thầu nước ngoài nên tỉ lệ nội địa hóa rất thấp; trong khi đó Cam-Pu-Chia đã qua mặt Việt Nam trong ngành sản xuất ô tô và cho ra đời dòng sản phẩm AngKor EV 2014 khiến các tiến sĩ giấy của VN phải ngượng ngùng
Dậm chân tại chỗ?
Cùng lúc đó, đến hôm nay nền giáo dục vẫn phải còn loay hoay trong nhu cầu cải cách hầu như toàn bộ với số tiền 34.000 tỷ đồng khiến mọi người dân nghe phải giật mình. Việt Nam có con số hơn 24 ngàn tiến sĩ (đông bậc nhất thế giới) nhưng lại là nước nghèo đội sổ trên thế giới. Những phát minh khoa học, những tác phẩm văn học lớn cũng rất ít có trên đăng ký bản quyền trong nước và quốc tế. Chất lượng đào tạo Đại học kém nên hầu hết các sinh viên thất nghiệp hay làm việc trái ngành chuyên môn. Đáng ưu tư nhất là ngành y tế, với vô số đề tài sôi nổi trên mặt báo, truyền thông trong suốt thời gian qua, đặc biệt là trong tháng tư này. Nạn dịch sởi đã lan tràn trên khắp cả nước cướp đi 118 sinh mạng trẻ em và gây quá tải trong các bệnh viện nhi trung ương ở Sàigòn, Hà Nội cũng chỉ vì một thứ văc-xin. Vì muốn giấu nhẹm những yếu kém, tắc trách trong ngành y tế mà bà bộ trưởng Tiến không dám công bố dịch và ngăn cấm các phóng viên nhà báo vào bệnh viện tác nghiệp.
Song song với những vấn nạn xã hội quốc nội là ngoài biên ải là sự hiểm họa đe dọa xâm lăng của Trung Quốc. Biển đảo, lãnh hải đang nguy cơ mất dần vào tay của “người bạn láng giềng 4 tốt –16 chữ vàng” bởi sự dung túng yếu hèn của đảng cầm quyền. Những dự án lớn trong ngành khai thác xây dựng là những nhịp cầu để đưa người và hàng hóa Trung Quốc vào sâu trong lãnh thổ VN một cách hợp pháp. Từ Cà Mau, Tây Nguyên, Miền Trung (Vũng Áng), Đà Nẳng đến Quảng Ninh đi đâu cũng gặp người Tàu cùng với những khu phố mang bảng hiệu chữ Tàu như một điềm báo nguy cơ cho cả dân tộc.
Lịch sử dựng nước và giữ nước là khoảng dài thời gian trước và sau công nguyên gần 4 ngàn năm, chứa đựng biết bao nhiêu công lao của các bậc tiền nhân anh hùng qua các triều đại của Việt Nam. Triều đại này suy vong, buộc phải nhường chỗ cho triều đại khác thay thế để nối tiếp sứ mạng bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Ngày 30-4-1795 chỉ là một cái mốc lịch sử. Đảng CS cũng chỉ được xem như là một triều đại trong nhiều triều đại trước đây. Đảng CSVN không phải là tổ quốc VN. Vì vậy, không thể bắt buộc QĐND, CAND và ND phải trung thành với đảng CSVN. Công hay tội chỉ có lịch sử mới có quyền phán xét, và chắc chắn sẽ được phán xét công bằng trong một thời gian không xa.
Đảng CS VN cần dừng lại ngay hành động tung hô quá khứ để tự tôn vinh chính mình, và hãy nhìn vào thực trạng hiện tại của đất nước. Đảng CSVN có khả năng gây chiến tranh để chiến thắng miền Nam nhưng đã không chứng tỏ được khả năng xây dựng nên hòa bình trong lòng dân tộc, và ổn định, phát triển đất nước trong suốt bốn thập niên qua. Hãy nhìn kỹ những vấn nạn của đất nước để trả lại quyền lãnh đạo cho dân tộc.
Viết từ Gia Lai (VN) ngày 26-4-2014
Hồng Trung
Hồng Trung
Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014
Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014
Gởi Các Bạn trên 60
Gởi Các Bạn trên 60
Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Bạn thọ lắm cũng chỉ sống đến 100 tuổi (tỉ lệ 1 trên 100.000 người).
- Nếu bạn sống đến 70 tuổi, bạn sẽ còn 30 năm.Nếu bạn thọ 80 tuổi, bạn chỉ còn 20 năm. Vì lẽ bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức.Có những thứ trên đời đang sắp lìa xa bạn, cặp mắt tinh anh đang mờ dần, trí nhớ của bạn đang bỏ dần những cái đáng nhớ thường ngày và còn nhiều thứ khác nữa đang đi dần vào qui luật Sinh trụ hoại diệt .
Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.
Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai nữa đâu.
Đừng lo lắng nhiều qúa về con cái vì con cái có phần số của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống riêng. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng.Các con vô tình thì có thể sẽ tranh giành của cải của bạn ngay khi bạn còn sống và còn muốn bạn chóng chết để chúng có thể thừa hưởng các bất động sản của bạn.
Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Con biết lo cho cha mẹ, dù có lòng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm và các ràng buộc khác nên không thể giúp gì bạn.Vậy chừng nào bạn có đủ thức ăn và có đủ tiền tiêu là tốt rồi nên bạn hãy sống cho vui vẻ. Mỗi gia đình đều có chuyện buồn phiền riêng.
Các con của bạn cho rằng chuyện chúng thừa hưởng tài sản của bạn là chuyện dĩ nhiên nhưng bạn không thể đòi dự phần vào tiền bạc của chúng.
Với những người thuộc lứa tuổi 60 như bạn, đừng đánh đổi sức khoẻ với tài lực nữa. Bởi vì tiền bạc có thể không mua được sức khoẻ. Khi nào thì bạn thôi làm tiền? và có bao nhiêu tiền là đủ (tiền muôn, tiền triệu hay mấy chục triệu)?
Dù bạn có cả ngàn mẫu ruộng tốt, bạn cũng chỉ ăn khoảng 3 lon gạo mỗi ngày; dù bạn có cả ngàn dinh thự, bạn cũng chỉ cần một chỗ rộng 8 mét vuông để ngủ nghỉ ban đêm.
Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn nhưng bạn hãy so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ... Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể thay đổi vì chẳng được gì mà lại còn làm hại cho sức khỏe bạn...Bạn phải tạo ra sự an lạc và tìm được niềm hạnh phúc của chính mình. Miễn là bạn phấn chấn, nghĩ toàn chuyện vui và làm những việc bạn muốn mỗi ngày một cách thích thú thì bạn thật đã sống hạnh phúc từng ngày.
Một ngày qua là một ngày bạn mất đi nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn "được".
Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành; khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết. Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ chẳng đến bao giờ.Với tính khí vui vẻ, với thể thao thể dục thích đáng, thừơng xuyên ra ánh sáng mặt trời, thay đổi thực phẩm đa dạng, uống một thuốc bổ vừa phải, hy vọng rằng bạn sẽ sống thêm 20 hay 30 năm tràn trề sức khỏe.
Và nhất là biết trân qúy những điều tốt đẹp quanh mình và còn BẠN BÈ nữa.. họ đều làm cho bạn cảm thấy trẻ trung và có người cần đến mình... không có họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ.!!!Hãy đối xử tốt với họ và tập tha thứ họ nếu họ không đối xử tốt với mình .Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.( Xin chia sẻ những điều này với tất cả những người quen của bạn đã trên 60 tuổi hay những người không bao lâu nữa cũng sẽ trên 60)...
Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014
JOHN RIORDON GIẢI CỨU 105 NGƯỜI VIỆT
https://www.youtube.com/watch?v=HBqj6Jla3FQ
JOHN RIORDON GIẢI CỨU 105 NGƯỜI VIỆT 30/04/1975
VIDEO HD CÓ SẴN SUB TIẾNG VIỆT.CUỘC GIẢI CỨU TÁO BẠO 105 NGƯỜI VIỆT CỦA JOHN RIORDON VÀO CUỐI THÁNG 4 NĂM 1975.
Câu chuyện rất cảm động nói về một người Mỹ vào cuối tháng 4/75 đã di tản ra khỏi Việt Nam rồi, nhưng ông ta đã trở lại để cứu 105 người Việt Nam làm việc tại Ngân Hàng Citibank còn kẹp lại.
Lòng dũng cảm của ông JOHN RIORDON đã làm cho nhiều người khóc. Nhận thấy đây là một Video Clip rất hay, cần phổ biến. THÙY TRANG ĐÃ LÀM XONG PHẦN SUBTITLE TIẾNG VIỆT.
Khi xem trên Youtube, bạn nhớ bấm vào c...hữ CC (CAPTION) để đọc tiếng Việt.XIN CÁC BẠN GIÚP PHỔ BIẾN RỘNG.
Chiến Thuật «Luộc Ếch» của cộng sản
Chiến Thuật «Luộc Ếch» của cộng sản
Năm 1996, Daniel Quinn viết cuốn sách có tên là Truyện của B (The Story of B) nói về lịch sử nhân loại trong đó ông dành riêng một chương để viết về con ếch, với những dòng như sau: Nếu ta bỏ một con ếch vào một nồi nước sôi, thì con ếch sẽ dẫy dụa và nhẩy ngay ra khỏi nồi nước. Nhưng nếu ta bỏ ếch vào nồi nước lạnh, để ếch nằm trong đó, rồi từ từ nâng nhiệt độ lên, thì ếch ngồi trong đó thoải mái cho đến khi bị luộc chín lúc nào không biết.
Olivier Clerc năm 2005 cũng viết một bài ngắn có tên hơi dài là «Con ếch không biết mình đang bị luộc….và những bài học khác ở đời», được Michel Debaig và Luis Maria Huette phổ biến dưới tiêu đề Sự Nghịch Lý của con ếch.
Sau này, để cảnh tỉnh nhân loại trước nguy cơ trái đất đang bị hâm nóng từ từ, cựu phó TT HK là ông Algore có thực hiện một cuốn phim gọi là Sự Thực Mất Lòng cũng khai thác đề tài này.
Câu chuyện bắt nguồn từ một tài liệu xuất hiện năm 1897 ghi lại một cuộc thí nghiệm tại Institut John-Hopkins năm 1982 : Một con ếch bị bỏ trong một nồi nước lạnh, sau đó người ta nâng nhiệt độ lên một cách rất chậm, chỉ 0,002 độ C mỗi giây. Sau 2 giờ 30 phút, con ếch bị luộc chín mà không nhúc nhích gì.
Câu chuyện lý thú nói trên khiến người ta liên tưởng đến hoàn cảnh nước Việt Nam ta, với tà quyền CS trong nước, và khối người Việt Hải Ngoại.
Vào đầu thập niên 1980, những người Việt định cư tại nước ngoài căm thù CS đến thâm gan, tím cật. Ai nói đến CS, là người ta chống đối mãnh liệt. Rồi ngày tháng qua đi, CS thì vẫn thi hành một chính sách độc tài, độc đảng như cũ, vẫn hà hiếp, bóc lột người trong nước như xưa, nhưng người tỵ nạn thì không phải tiếp xúc trực tiếp với những cán bộ ác ôn hàng ngày. Mối hận thù cũng không thể quên, nhưng cường độ một ngày một giảm đi. Hơn nữa, sau một thời gian dài cần cù làm ăn, người tỵ nạn đã có của ăn, của để, họ nghĩ đến việc trở về cố hương, để trước là thăm nơi quê cha đất tổ, nhưng cũng có phần để lên mặt với đời.
Mới đầu, số người về rất ít, sau càng ngày càng nhiều, nhất là vào các dịp Tết,
Rồi Ông Nguyễn Cao Kỳ, Rồi ông Phạm Duy, rồi các ca sỹ nổi tiếng, ngày nào lếch thếch nơi Mã Lai. Hồng Kông, hay Thái Lan, Nam Dương, trong các trại tỵ nạn, nay áo quần diêm dúa, môi son đỏ choét, về lại cố hương, để có được «hạnh phúc hát trước đồng bào», làm như lòng yêu nước của họ to hơn số đô la chứa trong các phong bì mà họ nhận được sau những buổi trình diễn cuối đời.
Ngày nào, khi Đàm Vĩnh Hưng qua hát, người ta bảo nhau đi phản đối, tay cầm cờ vàng, miệng hô đả đảo. Ngày nay, Nguyễn Thanh Sơn, người quan trọng gấp mấy lần Đàm Vĩnh Hưng, đi Mỹ, đi Canada, chẳng ai thèm đặt vấn đề, lại còn bắt tay, phỏng vấn xỳ xèo.
Việc này, thực đâu có gì lạ, mà phải la làng.
Chỉ là một trong muôn ngàn thí dụ của «boiling frog syndrome».
Trung Hoa là một nước láng giềng của Việt Nam. Anh chàng láng giềng này lúc nào cũng muốn nuốt chửng Việt Nam. Để thực hiện mưu đồ này, họ dùng 2 chiến thuật:
Chiến thuật «tầm ăn dâu», từng bước, từng bước lấy của VN những tấc đất, những vùng biển, như Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan, đất đai vùng biên giới, việc này gây ra sự chống đối mãnh liệt, nhưng ít quan trọng hơn so với chiến thuật thứ hai.
Chiến thuật «luộc ếch» thâm độc hơn nhiều : lập công ty Trung Hoa khai thác các tài nguyên thiên nhiên, di dân , lấy vợ, đẻ con, xây chùa chiền theo kiểu Tầu, viết chữ Tầu trên các mặt tiền và trong các chỗ thờ phương, các bảng hiệu, lập các làng Tầu trên đất Việt…v.v. Ngày một, ngày hai, người Việt sẽ thấy người Tầu, văn hóa Tầu, cách sống Tầu, quá thân thuộc với mình. Khi ấy, thì Việt Nam có thành một ngôi sao trên lá cờ Tầu, cũng chẳng có gì quan trọng.
Nghĩ đi, nghĩ lại, người Việt, và các con ếch, có gì khác nhau đâu??
Mong rằng mọi người thức tỉnh kịp thời, trước khi Việt Cộng hoàn thành âm mưu bán nước.
nguon: chien nnguyen
Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014
Những hiểm họa do dùng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc
Những hiểm họa do dùng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc
MỘT VÀI CASE BỆNH DO SỬ DỤNG THUỐC ĐÔNG Y CÓ TRỘN LẪN CORTICOID.
Bị bệnh khớp hành hạ, ông A được người quen giới thiệu một loại thuốc phong tê thấp thủy. Thấy dùng thuốc đỡ hẳn, ông sử dụng liền một tháng thì bụng to lên trong khi chân tay teo tóp, người yếu, mệt. Ông nhập viện và được chẩn đoán là mắc phải hội chứng Cushing do sử dụng quá liều thuốc corticoid mà không biết.
Cũng như ông, bà B bị viêm đa khớp đã mua một loại thuốc chữa mà bà từng nghe nhiều người quảng cáo là rất hiệu nghiệm và chính họ đã kiểm chứng. Tuy nhiên, chỉ sau chưa đầy một tháng sử dụng, bà thấy nổi mẩn khắp người, các khớp đau nhiều hơn, đặc biệt, cân nặng tăng rất nhanh. Bà ngưng thuốc mấy tháng mà các dấu hiệu trên vẫn chưa hết. Bà đi khám và được bác sĩ cho biết là đã lạm dụng quá mức corticoid.
Trên đây chỉ là một số ít trường hợp được phát hiện bị tác dụng phụ của corticoid do sử dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc.
CORTICOID VÀ THUỐC ĐÔNG Y.
“Theo kết quả kiểm nghiệm thuốc của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Bộ Y tế, từ 2008 đến nay có một số loại thuốc bị trộn corticoid là: Thuốc nước Hạnh Đức khu phong tê thấp thủy (của cơ sở sản xuất thuốc Y học cổ truyền Hinh Hòa, Q6, TPHCM), thuốc dân tộc cứu nhân vật, thuốc nước Tân Hòa truy phong tê thấp thủy, thuốc yêu thống hoàn, hoàn cứng tê thấp phong hoàn ...”. Corticoid có thể được tán thành bột, trộn vào đông dược rồi chế thành thành phẩm ở dạng viên như viên tể, viên hoàn, dạng lỏng hay thuốc phiến hoặc được nghiền nhỏ thành những gói bột kèm trong thang thuốc...
Môt số thuốc đông y không rõ nguồn gốc bị trộn lẫn corticoid nhằm các mục đích đem lại hiệu quả điều trị nhanh vì thông thường thuốc đông dược có tác dụng chậm nên nếu trộn thêm corticoid vào sẽ làm giảm đau nhanh chóng, hơn nữa còn đem lại cảm giác ăn ngon miệng, một số trường hợp trông có vẻ “tròn ra” nhưng thực chất là do tác dụng phụ của corticoid gây ứ nước.
* Bệnh Cushing
Các dấu hiệu của biểu hình Cushing bao gồm:- Tăng cân nhanh: Đặc biệt thường mập nhiều ở vùng bụng, mặt tròn ra, sau gáy và cổ mập ra, trong khi đó đùi và cánh tay teo nhỏ lại (xem ảnh).
- Những thay đổi ở da: Da mỏng hơn và đỏ ửng. Mặt có nhiều mụn hơn, bụng và đùi có nhiều vết rạn da
- Những thay đổi ở da: Da mỏng hơn và đỏ ửng. Mặt có nhiều mụn hơn, bụng và đùi có nhiều vết rạn da
Theo tâm lý của người dân thì dùng thuốc đông y được cho là lành tính nên có thể dùng lâu dài, nên dẫn đến việc khi đã phát giác bệnh thì quá trễ. Vậy
Dưới đây là những hình ảnh đáng sợ do các BS cung cấp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng lạm dụng thuốc coritcoid:
Bệnh nhân nhiều lần sau dùng corticoid. Bệnh nhân bị lupus ban đỏ hệ thống đã vào viện 3 lần, tự uống và tiêm nhiều loại corticoid trong vòng 5 năm.
Mọc ria như nam giới và mất kinh nguyệt sau dùng thuốc corticoid.
Trứng cá sau bôi corticoid tại chỗ.
Hội chứng giả Cushing (suy vỏ thượng thận) do corticoid trong quá trình điều trị bệnh.
Hội chứng giả Cushing do corticoid ở bệnh nhân nam.
Rối loạn chuyển hóa sắc tố và béo phì do corticoid.
Chậm phát triển do corticoid. BN 18 tuổi chỉ nặng 31kg, cao 1,35m.
Rạn da sau uống thuốc Nam có chứa corticoid.
corticoid là gì và có những tác dụng phụ ra sao?
Hình 1: hậu quả của việc lạm dụng corticoid.
CORTICOID VÀ TÁC DỤNG PHỤ
Corticoid là gì?
Ðó là những nội tiết tố (hormone) do vỏ nang thượng thận tiết ra. Được biết đến nhiều như: Dexamethasone, Prednisolon, Methylprednisolon….
Thuốc có nhiều công dụng điều trị:
- Chống viêm ở giai đoạn sớm, hay muộn bất kể nguyên nhân gì như cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn, dị ứng. Chỉ riêng với đặc tính này, thuốc cũng đã trị được nhiều loại bệnh như viêm khớp do thấp khớp, bệnh thoái hóa khớp, viêm các khớp ngoại vi, những tình trạng bệnh lý do chấn thương khớp, trị sẹo lồi, sẹo phì đại (khoa da), trị viêm phần trước mắt (khoa mắt), trị viêm mũi (khoa tai mũi họng)...
- Chống dị ứng: Dùng điều trị trong các bệnh dị ứng da, dị ứng đường hô hấp, hen suyễn nặng...
- Ngoài ra còn nhiều chỉ định chuyên môn khác do tác dụng đa dạng của thuốc như bệnh da pemphigut, vảy nến, bệnh giảm tiểu cầu thứ phát vô căn của người lớn, bệnh thiếu máu tán huyết do tự miễn...
Chính vì đa công dụng như thế nên nhiều người đã lầm tưởng rằng thuốc corticoid là loại thần dược trị được bá bệnh. Nhưng thuốc cũng là con dao hai lưỡi, việc lạm dụng corticoid sẽ gây rất nhiều tác hại cho người dùng. Nhiều loại kem trị mụn chứa corticoid nếu dùng dài ngày sẽ làm mụn nổi nhiều hơn khi ngưng thuốc hoặc gây nám da mặt. Dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid (tưởng nhầm là thuốc rửa trong mắt, giúp mắt sáng long lanh) sẽ dẫn đến đục thủy tinh thể, thấy cảnh vật mờ mờ ảo ảo...
Những tai biến chính do lạm dụng corticoid:
Hiểm hoạ từ các thuốc Đông y
Theo báo cáo của cơ quan FDA ( US Food and Drug Adminitration) tuần vừa qua thì 20% Bệnh Gan ở Mỹ là do thuốc giảm cân tác hại , còn lại 80% là thuốc bổ nhập từ China ( loại thuốc bổ này gồm : trừ mỡ xấu , bổ gan , trị ung thư , tăng cường sinh lực , trị lão hóa , trị đau khớp , làm đẹp da , trừ ung bứu …)
USA -- Hiểm họa vô hình cho lá gan của bạn:Báo The New York Times có bài viết nghiên cứu về hiện tượng này, và cho thấy con số này là tăng từ 7% so với một thập niên trước, và con số này chỉ bao gồm những hồ sơ bệnh gan nặng nề nhất.<image003.jpg>
thuốc giảm cân và thuốc trị bệnh tim mạch và trị ung bứu. tất cả thuốc ngoài luồng đều nhập từ phân xưởng tại China. Khảo sát cho biết thuốc giảm cân là nguyên nhân cho 20% hồ sơ bệnh gan tại các bệnh viện Hoa Kỳ. Còn lại 80% là thuốc bổ Made in China
< ATT00221.jpg>
<ATT00224.jpg>
<ATT00227.jpg>
<ATT00236.jpg>
<image001.jpg>
Hiện thời dân Mỹ tiêu xài tới 32 tỷ đô la cho thuốc giảm cân mỗi năm, và trong khi các bác sĩ nói rằng đại đa số thuốc phụ trợ bổ túc (supplements) – đa số là làm từ China , rồi đem sang Hoa Kỳ đóng gói vào bao bì. Được các tay lang băm tung lên hệ thống truyền thông . Nào Tivi , Radio , nhật báo …Họ mời các tay quảng cáo lừng danh như các tay MC của các Trung tâm Entertainment , thế là người xem hay đọc đều tin tưởng là thần dược . Mua về uống thấy rất hưng phấn , nhưng thật ra là do thành phần “ cortisone “ , kích thích trung tâm thần kinh . Nhưng về sau thì di hại đến gan , thận không thể trị được .<image004.jpg>
<image002.jpg>
Tạo sự nhiễm độc gan lâu dài mà người tiêu thụ vô tình không biết. Khi biết thì quá trể để cứu gan . Với thuốc dược thảo được quảng cáo là tiêu mỡ, tăng lực, giảm cân và săn chắc bắp thịt, trị ung thư , làm đẹp da… đang tới mức báo động.Một bác sĩ nói, "Khi một sản phẩm được giám sát, bạn biết lợi ích và sự rủi ro, và bạn có thể có một quyết định với đủ thông tin về việc nên dùng thuốc đó hay không. Nhưng với thuốc phụ trợ bổ túc (supplements)... đó chỉ là một hộp đen đầy chất độc không được cơ quan FDA kiểm soát, khi bác sỉ khám chẩn thì quá trể mà thôi."Thuốc nhập theo đang viên (từng thùng box , mỗi box hàng vạn viên nan thuốc ) , rồi được vào chai plastic , dán nhãn tiêu dùng đọc rất hứng khời . Tạo người đọc một cảm giác như thần dược vừa được các phòng y dược sáng chế ra tại Hoa Kỳ .Nhưng tất cả đều không có sự kiểm nhiệm của cơ quan U.S.FDA ( tạm gọi là Bộ Y tế Hoa Kỳ).Hầu hết đều bán tại các tiệm của người Tầu tại địa phương , chớ không được bán tại các Pharmacy Hoa Kỳ ( US Drug Stores ) . Vì luật của Hoa Kỳ, khi thuốc được bày bán tại các Pharmacy Hoa Kỳ ( US Drug Stores ) thì sẽ bị kiểm soát bởi cơ quan US FDA đến khám xét thường xuyên , định kỳ . Những nhân viên bán thuốc tại các US Drug Stores đều phải thi đậu kỳ thi sát hạch về dược liệu , đó là chưa kể các Dược sỉ phải có bằng hành nghề chuyên môn .Còn tại các tiệm thuốc Bắc , thì chỉ cần các bác sỉ học lực 6 tháng , hành nghề châm cứu rồi kê toa thuốc bổ ngoài luồng cho thân chủ. Thật sự những bác sỉ 6 tháng ấy, trình độ học vấn không đủ viết nổi một công thức hóa học về dược liệu.Người Việt chúng ta hiện nay tại các địa phương có đông dân cư Việt, rất nhiều người bị viêm gan mà không biết . Khi khám bệnh thì được báo là ngày xưa có lẽ hút thuốc , hay uống nhiều rượu độc từ Việt nam …nay bị ảnh hưởng từ đó .Thật sự họ đã bị thuốc bổ ngoài luồng bày bán nhan nhản tại các tiệm thuốc Bắc , hay từ các nơi châm cứu của các bác sỉ 6 tháng ấy.Nếu những thần dược ấy trị bệnh như chai thuốc in ấn bên ngoài..nào trị dứt ung thư , tăng cường sinh lực , làm đẹp da , hồi sinh sức khỏe…thì chúng ta sẽ thấy hàng nghìn bệnh nhân người Mỹ sẽ xếp hàng rồng rắn bên ngoài tiệm thuốc Bắc ấy mà mua uống từ lâu , khỏi đến phiên bạn từ Việt Nam định cư sang Hoa Kỳ mà mua thuốc ấy …Như vậy chẵng lẽ các bác sỉ học lực trên 7 năm tại đại học Y Khoa Hoa Kỳ đều là những kẻ đáng vụt thùng rác , còn các bác sỉ 6 tháng trường rể cây , rể cỏ , châm cứu…thì tất cả đều là thần y hay chăng ?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)